Trung Quốc thương tiếc cha đẻ phi cơ tàu sân bay
Sự ra đi đột ngột của kỹ sư La Dương là một cú sốc đối với Trung Quốc, ngay sau khi nước này thành công trong việc chế tạo chiến đấu cơ J-15 để hoạt động cùng tàu sân bay đầu tiên.
Ông La Dương. Ảnh: Xinhua
Tập đoàn Máy bay Thẩm Dương (SAC) của Trung Quốc xác nhận ông La, 51 tuổi, bị một cơn đau tim vào buổi trưa ngày 25/11. Khi đó, ông đang ở trên tàu sân bay Liêu Ninh, để chứng kiến các máy bay chiến đấu J-15 thực hiện việc cất và hạ cánh xuống hàng không mẫu hạm đầu tiên của Trung Quốc. Kỹ sư này qua đời sau đó tại bệnh viện. Ông La, chủ tịch kiêm tổng giám đốc của SAC, là người chỉ đạo việc sản xuất các máy bay J-15.
“Thương tiếc Tổng giám đốc La Dương. Ông La sẽ còn mãi”, trang Global Timesdẫn lại dòng chữ trên tấm bảng điện tử đặt tại cổng của SAC, nơi được mệnh danh là “cái nôi của các chiến đấu cơ Trung Quốc”. “Toàn thể SAC dành sự tiếc thương vô hạn đối với ông La Dương, và chúng tôi sẽ mãi nhớ ông ấy”, cáo phó của tập đoàn này có đoạn. Các lá cờ được treo rủ tại SAC hôm qua.
Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) thông báo cái chết của ông La trong tin đầu tiên vào buổi chiều 25/11, một hình thức tôn vinh trang trọng. Chính phủ Trung Quốc gọi ông là một “anh hùng”. Trong một bản tin tiếp theo vào trưa hôm qua, CCTV coi sự ra đi của ông La là của một người dành cả cuộc đời cho sự phát triển của chiến đấu cơ Trung Quốc.
Hàng nghìn người dân Trung Quốc, trong đó có nhiều đồng nghiệp của La, những người quen biết và cả những người dân thường, đã cùng chia sẻ sự tiếc thương đối với kỹ sư này.
“Thật không may. Tôi cảm thấy đau xót vô cùng khi nghe tin buồn về sự ra đi của ông La”, Wu Guanghui, người thiết kế chính của C919, máy bay chở khách sản xuất nội địa đầu tiên của Trung Quốc, nói. “Chúng tôi biết nhau từ khi ông ấy làm việc tại một học viện hàng không ở Thẩm Dương. Người đàn ông cao lớn ấy luôn hòa nhã và đầy nghị lực”.
Video đang HOT
Việc chế tạo được một loại chiến đấu cơ có thể cất và hạ cánh thành công trên tàu sân bay đầu tiên Liêu Ninh được coi là một bước tiến đáng kể của Trung Quốc. Các phi cơ J-15 đã nhiêu lân luyên tâp hạ cánh trên các đường băng giả được thiết kế giống đường băng trên tàu Liêu Ninh, cũng như tâp cât cánh trên boong con tàu này trong những lân chạy thử trước.
Theo VNE
Báo Nga: Trung Quốc sẽ có 5 tàu sân bay, 400 tàu chiến vào năm 2020
Để phá vỡ chuỗi đảo thứ nhất, ngăn chặn Mỹ, Trung Quốc sẽ tăng gấp đôi số lượng tàu chiến và chế tạo thêm 4 tàu sân bay vào năm 2020.
Ý tưởng tàu sân bay hạng nặng Trung Quốc của dân mạng.
Ngày 10/4, tờ "Thời báo Đài Bắc" dẫn bài viết từ trang mạng bình luận quân sự Nga cho rằng, Trung Quốc sẽ không thỏa mãn với một chiếc tàu sân bay tân trang, có kế hoạch đến năm 2020 tiếp tục chế tạo 2 tàu sân bay thông thường và 1 tàu sân bay động cơ hạt nhân, đồng thời tiếp tục chế tạo 200 tàu chiến.
Nếu tin này là thật, thì khi đó quy mô của Hải quân Trung Quốc sẽ tăng gấp đôi, lên tới 400 chiếc. Hơn nữa, còn có nhà phân tích khác cho rằng, Trung Quốc sẽ chế tạo 2 tàu sân bay động cơ hạt nhân, chứ không phải 1 chiếc.
Trang mạng này cho rằng, Hải quân Trung Quốc còn tiếp tục phát triển tàu ngầm và lực lượng tên lửa, mục tiêu chủ yếu là phá vỡ chuỗi đảo thứ nhất.
Các nhà chiến lược Trung Quốc cho rằng, "chuỗi đảo thứ nhất (từ quần đảo Ryukyu kéo xuống Đài Loan, Philippines đến biển Đông) luôn giam chân Trung Quốc, đã cản trở Trung Quốc phát huy vai trò của một cường quốc khu vực".
Một mục tiêu rõ ràng khác của Hải quân Trung Quốc là ngăn chặn Đài Loan chính thức tuyên bố độc lập, ngăn cản hoặc trì hoãn sự triển khai của Hải quân Mỹ ở khu vực này.
Mặc dù Trung Quốc cũng đang quan tâm tới Ấn Độ Dương, nhưng Bắc Kinh cho rằng triển khai hải quân ở đó chủ yếu là để giải quyết vấn đề cướp biển.
Tàu chiến Hải quân Trung Quốc.
Nếu con số được bài báo dẫn ra là thật, thì quy mô hạm đội hiện đại của Hải quân Trung Quốc (hiện nay có 200 tàu chiến) đến năm 2020 sẽ tăng gấp đôi. Tàu sân bay đầu tiên Varyag của Trung Quốc vẫn đang trong quá trình lắp ráp, dự kiến đưa vào hoạt động nhân ngày 1/8 - kỷ niệm thành lập Quân đội Trung Quốc.
Số lượng tàu sân bay mà Bắc Kinh có kế hoạch chế tạo vẫn đang trong quá trình bàn bạc, thảo luận, một số nhà phân tích cho rằng, số lượng tàu sâu bay hạt nhân là 2 chiếc, chứ không phải 1 chiếc.
Bài viết chỉ ra, trong quá trình hiện đại hóa hải quân, Quân đội Trung Quốc sẽ tiếp tục dốc sức phát triển máy bay phiên bản hải quân J-15, máy bay cảnh báo sớm, máy bay trực thăng vận tải Z-8.
Trung Quốc hiện đang phát triển một máy bay cánh quạt 2 turbin cảnh báo sớm và tác chiến chống tàu ngầm (ASW).
Các nhà phân tích quân sự cho rằng, trên tàu sân bay sẽ mang theo máy bay do thám trên biển, nhưng là Y-8 phiên bản chống tàu ngầm.
Máy bay chiến đấu J-15 phiên bản hải quân bay thử.
Máy bay trực thăng vận tải cỡ lớn đa năng Z-8 của Trung Quốc.
Máy bay tuần tra trên biển Y-8 của Công ty Công nghiệp Máy bay Thiểm Tây.
Biên đội tàu ngầm Hải quân Trung Quốc.
Máy bay cảnh báo sớm E-2C tạo thành một mạng lưới chỉ huy chống tàu ngầm trên không chặt chẽ cho tàu sân bay của Hải quân Mỹ.
Mỹ đang đẩy mạnh tăng cường hiện diện quân sự ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Mỹ có có kế hoạch đưa tàu chiến đấu duyên hải USS Independence đến Singapore tập trận trong thời gian tới.
Theo Giáo Dục VN
Phi cơ tập dượt trên tàu sân bay Trung Quốc Những chiếc chiến đấu cơ J-15 được thiết kế và chế tạo để hoạt động trên hàng không mẫu hạm vừa được Trung Quốc cho tập cất, hạ cánh với tàu sân bay Liêu Ninh. Một chiếc J-15 đỗ trên boong tàu sân bay Liêu Ninh. "Năng lực của tàu sân bay và J-15 đã được kiểm tra, đạt tất cả điều kiện...