Trung Quốc ‘thừa nước đục thả câu’ ở Biển Đông thế nào?
Nayan Chanda, biên tập viên của trang mạng Yaleglobal thuộc Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Khu vực tại Đại học Yale (Mỹ) bình luận rằng, có lẽ một số nội dung trong cuốn “Mao Trạch Đông ngữ lục” không còn phù hợp với Bắc Kinh hiện nay, nhưng các nhà lãnh đạo Trung Quốc dường như vẫn vận dụng tốt câu cách ngôn “Thừa nước đục thả câu”.
Nayan Chanda, biên tập viên của trang mạng Yaleglobal thuộc Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Khu vực tại Đại học Yale (Mỹ) bình luận rằng, có lẽ một số nội dung trong cuốn “Mao Trạch Đông ngữ lục” không còn phù hợp với Bắc Kinh hiện nay, nhưng các nhà lãnh đạo Trung Quốc dường như vẫn vận dụng tốt câu cách ngôn “Thừa nước đục thả câu”.
Với việc đưa một giàn khoan khổng lồ vào sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Trung Quốc dường như đã tính toán rằng: Nga và phương Tây đang bận tâm về vấn đề Ukraine, Syria và Iraq; Đông Nam Á vẫn bị chia rẽ về vấn đề Biển Đông liên quan đến nguyên tắc đồng thuận của khối ASEAN, trong khi Mỹ và Nhật Bản vẫn chưa biết phải đối phó thế nào với CHDCND Triều Tiên.
Ở trong nước, Bắc Kinh đang phải trải qua những căng thẳng về kinh tế, xã hội, thời điểm cần phải hướng sự chú ý của dư luận trong nước ra bên ngoài. Nhờ vào sức mạnh kinh tế có được sau nhiều năm tăng trưởng 2 con số, Trung Quốc đang tìm cách sử dụng chúng để phát triển hải quân và đã đạt được một số thành tựu nhất định. Rõ ràng, tình hình là đang rất thuận lợi với Bắc Kinh nhằm thực hiện tham vọng độc chiếm Biển Đông của mình.
Ảnh: Reuters
Sau khi được cho là đã nắm được nhiều lợi thế gây dựng được ở nhiều quốc gia trong khu vực, khẳng định được ảnh hưởng và vị thế kinh tế, Bắc Kinh lại chuyển sang một bộ mặt khác. Trung Quốc muốn chơi những con bài để đạt được sự thống trị về ảnh hưởng và áp lực về an ninh, quân sự.
Video đang HOT
Các chuyên gia cho rằng, tuần trăng mật trong việc hợp tác “cùng khai thác” tại các khu vực tranh chấp giữa Trung Quốc và các nước láng giềng trong khu vực đã kết thúc từ năm 2007, năm mà cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã khiến các nền kinh tế phương Tây đi đến bờ vực của thảm họa. Trung Quốc – nước vốn bị ảnh hưởng rất ít từ cuộc khủng hoảng này, và với nguồn dự trữ khoảng 3.000 tỷ USD cùng với lực lượng vũ trang đang được hiện đại hóa – kết luận rằng đã đến lúc nước này đưa những tuyên bố lãnh thổ của Bắc Kinh vào tầm kiểm soát có hiệu quả của mình.
Cuộc xung đột lớn đầu tiên là vào tháng 9/2010, khi lực lượng phòng vệ bờ biển của Nhật Bản bắt giữ một thuyền trưởng tàu cá Trung Quốc trong vùng biển thuộc quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư. 2 năm sau, Chính phủ Nhật Bản quyết định quốc hữu hóa 3 trong tổng số 5 hòn đảo thuộc quần đảo này. Căng thẳng bắt đầu leo thang nhanh chóng từ đó: Tháng 9/2012, Trung Quốc đã gửi 6 tàu khảo sát tới quần đảo Senkaku/Điếu Ngư để khẳng định chủ quyền lãnh thổ; tàu cảnh sát biển của Trung Quốc và Nhật Bản liên tục chơi trò “mèo vờn chuột” với nhau xung quanh quần đảo này. Sau đó, Trung Quốc đã triển khai các chuyên bay do thám và đơn phương tuyên bố thiết lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên biển Hoa Đông, yêu cầu tất cả các chuyến bay qua khu vực này phải gửi thông báo trước cho Trung Quốc để kiểm soát không lưu.
Sức mạnh ngày càng tăng của Hải quân Trung Quốc cũng cho phép nước này dơ cao “cây gậy lớn” đe dọa các nước láng giềng. Trong tháng 8/2011, Trung Quốc đưa tàu sân bay đầu tiên của mình, Liêu Ninh, ra chạy thử nghiệm tuyên bố sẽ tự phát triển tàu sân bay lớn hơn, hoàn thành trước năm 2020.
Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc. Ảnh: AP
Quan trọng hơn, Trung Quốc đã xây dựng một hạm đội đáng gờm với 5 cơ quan thực thi pháp luật trên biển, từ Hải giám, Hải cảnh đến Ngư chính…, với lực lượng hơn một nghìn tàu: tàu vũ trang, tàu khu trục nhỏ, thủy phi cơ, tàu tuần tra, máy bay trực thăng. Trong khi vẫn giữ bí mật về lực lượng hải quân chính của mình, Trung Quốc đã sử dụng các tàu “dân sự” để thực thi các tuyên bố trên biển của mình- từ bãi cạn Scarborough gần Philippines tới bãi James gần Malaysia – thông qua việc bắt giữ các ngư dân và phá hủy nỗ lực khoan dầu của các nước này. Gần 100 tàu các loại của Trung Quốc hiện đang bao quanh bảo vệ giàn khoan Hải Dương 981 đặt trái phép trong vùng biển của Việt Nam.
Trung Quốc đang lợi dụng tình hình cả trong nước, khu vực và trên thế giới nhằm độc chiếm Biển Đông. Các cuộc đàm phán “nhẹ nhàng” của Bắc Kinh nhằm tìm một giải pháp hòa bình cho những tranh chấp, tôn trọng quy tắc ứng xử và khai thác năng lượng chung giờ đây có vẻ như đã lùi vào quá khứ. Nhưng khi Trung Quốc đã lộ rõ tham vọng của mình, các nước trong khu vực buộc phải sống với một thực tế bị thay đổi trên mặt đất, hay đúng hơn, trên mặt nước.
Trong khi đó, những tuyên bố của Washington về việc kiềm chế Trung Quốc khó có thể truyền cảm hứng cho sự tự tin khi ngân sách quốc phòng của Mỹ đang bị cắt giảm và ý kiến của công chúng Mỹ đang nghiêng về sự trung lập. Do đó, các nhà lãnh đạo tại Bắc Kinh có thể nhận thấy rằng, tình hình đang có lợi cho Trung Quốc trong việc thiết lập quyền bá chủ trên Biển Đông.
Tuy nhiên, theo Giáo sư Francois Huchet tại Viện Nghiên cứu Quốc gia về ngôn ngữ và văn hóa phương Đông (INALCO) của Pháp, những toan tính của ban lãnh đạo Trung Quốc do ông Tập Cận Bình đứng đầu có thể đang dẫn tới “một sai lầm lớn”.
Sai lầm này có thể xảy ra với Trung Quốc khi hàng loạt quốc gia láng giềng trong khu vực bị đẩy vào thế phải “bắt tay với nhau” dưới hình thức “liên minh mới” được Mỹ hậu thuẫn để đối phó với Trung Quốc do những hành động “khiêu khích và thách thức” mà Bắc Kinh thực hiện thời gian qua. “Sau một loạt diễn biến, Trung Quốc đã nhận thấy họ đang ở trong một tình thế nguy hiểm, khi một loạt quốc gia xung quanh – từ Nhật Bản tới Việt Nam, Philippines và Hàn Quốc – đều nổi giận với Trung Quốc và bắt đầu thảo luận với nhau. Trong tương lai, Trung Quốc sẽ khó gia tăng áp lực và thực hiện các hành động khiêu khích khác”, ông Huchet nhấn mạnh.
Theo Tin Tức
Xin cảm ơn!
Hóa ra là nhà cầm quyền Bắc Kinh dù dùng mọi biện pháp tuyên truyền lừa bịp dân chúng của họ về tình hình Biển Đông, không phải ai cũng nghe.
Không ai hiểu đất nước mình, dân tộc mình bằng chính mình. Chắc chắn ai cũng yêu tổ quốc, đồng bào mình, vậy mà ở Trung Quốc thời điểm này, khá nhiều tiếng nói không đồng tình với cách hành xử của nhà cầm quyền. Nhiều người Trung Quốc ngượng vì sự sống sượng, giả trá, thô bạo, tham lam, hiểm độc của lãnh đạo nước họ.
Ông Dương Hằng Quân, một học giả từng công tác ở Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho rằng: "Ấn tượng của Trung Quốc với cộng đồng quốc tế hiện nay là một hình ảnh "bạo chúa", nhiều nước láng giềng đang bắt đầu sợ và ghét Trung Quốc". Ông nói thêm: "Rất nhiều phương tiện truyền thông nhà nước đã phô bày tư duy bá quyền".
Còn ông Lý Lệnh Hoa, cựu nghiên cứu viên Trung tâm nghiên cứu hải dương quốc gia Trung Quốc khẳng định rằng Trung Quốc là nước ký Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS) 1982, vì vậy cần hành xử theo Điều 74 và Điều 83 của Công ước, theo đó phải tôn trọng thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của các nước xung quanh.
Thì trong khi báo chí Trung Quốc cố tình "bé xé ra to", rêu rao "mức độ nguy hiểm" của các vụ biểu tình vốn chỉ xảy ra cá biệt để rút công nhân về nước hòng làm thế giới hiểu sai về Việt Nam, vẫn còn nhiều doanh nhân, lao động Trung Quốc yên tâm ở lại Việt Nam, thậm chí còn lên tiếng bênh vực, cảm ơn bạn bè Việt Nam đã giúp đỡ và bảo vệ họ kinh doanh, sản xuất và mưu sinh.
Còn, còn nhiều tiếng nói trong lòng nhân dân Trung Quốc chân chính và hào hiệp, cương trực và thẳng thắn, không đồng tình với tư duy và hành xử của lãnh đạo đất nước họ.
Xin cảm ơn nhưng tiếng nói của lương tri ngay thẳng, từ một đất nước có nền văn hóa rực rỡ, có nhiều đóng góp to lớn cho nhân loại. Các bạn đã góp phần cho thế giới biết đất nước Trung Hoa vĩ đại có những con người chính trực, đáng trân trọng.
Theo ANTD
Học giả thế giới bức xúc về hành động của Trung Quốc ở Biển Đông Tình hình căng thẳng trên Biển Đông tiếp tục thu hút sự chú ý của các học giả quốc tế. Các ý kiến đều khẳng định việc Trung Quốc đã hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 vào sâu bên trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam là một hành động nguy hiểm, gây căng...