Trung Quốc thừa nhận ngắm bắn radar vào tàu chiến Nhật
Lần đầu tiên kể từ khi các cáo buộc được đưa ra hồi đầu tháng 2, các quan chức quân đội Trung Quốc đã thừa nhận vụ ngắm bắn radar vào một tàu chiến Nhật Bản trong vùng biển gần quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư ở Hoa Đông hồi tháng 1.
Một tàu khu trục của Trung Quốc.
Tuy nhiên, các quan chức Trung Quốc giấu tên cho hay hành động chĩa radar của một tàu khu trục nước này không được lên kế hoạch trước và là một quyết định khẩn cấp do thuyền trưởng của tàu đưa ra.
Về vụ máy bay của chính phủ Trung Quốc xâm phạm không phận Nhật Bản trên quần đảo tranh chấp hồi tháng 12 năm ngoái, các quan chức Trung Quốc cho biết hành động này đã được lên kế hoạch, nhưng không chủ ý làm xấu thêm tình hình. Họ nói thêm rằng Trung Quốc không có ý định lặp lại việc hành động đó trong tương lai.
Ngoài ra, các quan chức Trung Quốc cũng yêu cầu Nhật Bản không nghiêm trọng hóa vụ ngắm bắn radar và các vụ vi phạm không phận, cũng như không cố bố bằng chứng vụ chĩa radar.
Video đang HOT
Vụ ngắm bắn radar được cho là xảy ra vào sáng ngày 30/1, khi các tàu của Trung Quốc và Nhật Bản chỉ cách nhau chỉ 3 km ở phía bắc quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Thuyền trưởng tàu Trung Quốc khẳng định ông này thực hiện hành động chĩa radar dựa trên các quy định giao chiến, nhưng không xin phép từ trụ sở hải quân. Các quan chức Trung Quốc lý giải rằng việc này là do hải quân Trung Quốc không có hệ thống liên lạc tiên tiến như Nhật Bản và Mỹ, và sự chỉ đạo từ cấp trên không phải lúc nào cũng làm được.
Hiện không rõ thuyền trưởng tàu Trung Quốc có bị phạt vì hành động của mình hay không.
Phản ứng trước thông tin trên, Đô đốc Katsutoshi Kawano, tổng tham mưu trưởng lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản, nói: “Nếu điều đó là sự thật, người ta sẽ nghi ngờ một nền quân đội, vốn trao quyền hành như vậy cho các chỉ huy tàu trong tình huống không cấp bách”.
Sau khi Nhật Bản cáo buộc tàu Trung Quốc ngắm bắn radar, chính phủ Trung Quốc đã bác bỏ cáo buộc và miêu tả các thông tin của Nhật Bản là “bịa đặt”. Về mặt chính thức, Bắc Kinh được cho sẽ tiếp tục khẳng định lập trường này, bất chấp các tiết lộ của các quan chức Trung Quốc giấu tên.
Theo Dantri
Nếu Trung Quốc dám lên đảo đo đạc, Nhật Bản sẽ ra tay
Các quan chức của Cục khảo sát, bản đồ và thông tin địa chất quốc giaTrung Quốctuyên bố sẽ cử đoàn cán bộ ra khảo sát quần đảoSenkaku/Điếu Ngư.
Trong cuộc tiếp xúc với phóng viên các hãng thông tấn sáng 14/03, Tổng thư ký nội các Nhật Bản Esihide Suga cho biết, Cục khảo sát, bản đồ và thông tin địa chất quốc gia Trung Quốc đang có kế hoạch đổ bộ lên các đảo ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư để khảo sát và vẽ bản đồ. Một khi Trung Quốc đưa người lên đảo, Nhật Bản sẽ xử lý theo các quy định của luật pháp nước mình.
Trong buổi gặp mặt, ông Esihide Suga cho biết: "Các quan chức của Cục khảo sát, bản đồ và thông tin địa chất quốc gia Trung Quốc tuyên bố sẽ cử đoàn khảo sát ra quần đảo Senkaku, nếu đó là sự thực, chúng tôi sẽ không chấp nhận điều đó".
Ông nói tiếp: "Senkaku không phải là quần đảo đang có tranh chấp về chủ quyền mà nó thuộc lãnh thổ của Nhật Bản. Căn cứ vào điều này chúng tôi sẽ sử dụng các biện pháp thích đáng". Nếu Trung Quốc cứ cố tình lên đảo chúng tôi sẽ áp dụng các biện pháp mà pháp luật Nhật Bản cho phép.
Tàu Hải Giám Trung Quốc đang tuần tra trên biển
Trong quá khứ, tháng 8/2012, sau khi 14 người Hồng Kông xâm nhập trái phép lên đảo, Chính phủ của Thủ tướng Noda đã căn cứ vào "Luật quản lý xuất nhập cảnh", phán quyết tội xâm nhập bất hợp pháp để bắt giữ và dùng biện pháp cưỡng chế trục xuất 14 người này ra khỏi Nhật Bản.
Lực lượng tự vệ trên biển của Nhật Bản cũng tuyên bố, sáng 14-3, 3 tàu hải giám Trung Quốc đã tiến vào khu vực phụ cận cách quần đảo Senkaku 12 hải lý, xâm phạm vào lãnh hải của Nhật Bản.
3 tàu Hải giám trên mang số hiệu Hải Giám 23, Hải Giám 27 và Hải Giám 51 cũng đã có hành động tương tự vào ngày 06-3 vừa qua. Vào lúc 1h chiều 14/03, 3 tàu hải giám này đã ra khỏi lãnh hải của Nhật Bản.
Theo vietbao
Báo Trung Quốc: Đừng tin Mỹ "bỏ rơi" Shinzo Abe Việc Tổng thống Obama không đề cập vấn đề Senkaku/Điếu Ngư trong khi hội đàm với Thủ tướng Nhật, buộc ông Shinzo Abe phải "tiu nghỉu" về nước, khiến giới truyền thông TQ vô cùng hả hê. Nhưng sự thực ra sao? Hãy xem bài bình luận của Nhân dân Nhật báo- Cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Người...