Trung Quốc thừa nhận Covid-19 phơi bày yếu kém trong hệ thống y tế
Trung Quốc sẽ cải thiện hệ thống chăm sóc sức khỏe, phòng chống và kiểm soát dịch bệnh để giải quyết những điểm yếu phơi bày trong dịch Covid-19, một quan chức y tế cấp cao cho biết hôm 9.5.
“Dịch Covid-19 là một cuộc thử nghiệm lớn đối với khả năng quản lý và điều hành của Trung Quốc. Covid-19 cũng đã phơi bày sự yếu kém trong cách chúng tôi xử lý những dịch bệnh lớn và cả hệ thống y tế công cộng”, Lý Bân – Phó giám đốc Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc (NHC) phát biểu.
“Cơ quan y tế Trung Quốc sẽ xây dựng một hệ thống lãnh đạo tập trung, thống nhất và hiệu quả, cho phép phản ứng nhanh nhạy với bất kỳ cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng nào trong tương lai”, ông Lý nói thêm.
Theo ông Lý Bân, trong giai đoạn đầu khi Covid-19 bùng phát tại Vũ Hán, do năng lực còn hạn chế và thiếu nhân lực, nhiều cơ sở y tế đã không kết nối kịp thời với hệ thống kiểm soát, phòng ngừa dịch bệnh tại địa phương, dẫn đến sự chậm trễ trong thống kê một số trường hợp nhiễm virus.
Cơ quan phòng chống dịch bệnh địa phương sau đó đã sửa lại số liệu ca nhiễm và tử vong do Covid-19 để thông tin được chính xác và minh bạch hơn.
Trung Quốc thừa nhận Covid-19 đã phơi bày yếu kém của hệ thống y tế (ảnh: Reuters)
“Dịch Covid-19 bùng phát là sự kiện khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng nghiêm trọng nhất mà người dân Trung Quốc từng phải trải qua kể từ khi thành lập Công hòa Nhân dân Trung Hoa. Quy mô dịch bệnh là rất lớn và khó xử lý. Chúng tôi sẽ cần cải thiện năng lực của hệ thống y tế để có thể phòng chống dịch bệnh tốt hơn”, ông Lý nhấn mạnh.
Video đang HOT
NHC Trung Quốc cũng đang tìm cách hiện đại hóa hệ thống y tế bằng cách sử dụng trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây và nhiều công nghệ khác giúp dự báo dịch bệnh hiệu quả hơn.
“Ủy ban Y tế cũng đang xem xét việc sửa đổi luật y tế công cộng, tăng cường trao đổi và tham gia tích cực vào hệ thống quản trị y tế toàn cầu”, ông Lý nói thêm.
Ở một diễn biến khác, sự kiện chính trị cao cấp nhất trong năm, kỳ họp quốc hội được tổ chức đồng thời với Hội nghị Chính hiệp Trung Quốc đã được Trung Quốc lên lịch tổ chức vào cuối tháng này, sau khi phải tạm hoãn do lo ngại về sự bùng phát của dịch Covid-19.
Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống Covid-19:
- Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
- Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
- Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi.
- Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác.
- Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.
- Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 19003228 và 19009095.
TT Trump đơn độc tại hội nghị G7 sau khi các lãnh đạo bênh vực WHO
Tổng thống Trump trở nên đơn độc trong hội nghị G7 trực tuyến, khi các lãnh đạo phương Tây ủng hộ mạnh mẽ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), phản đối Mỹ ngừng cấp vốn cho WHO.
Các quan chức y tế trên toàn thế giới đã lên án Tổng thống Trump vì quyết định ngừng cấp vốn cho WHO, một cơ quan của Liên Hợp Quốc, giữa đại dịch.
Ngày 16/4, các lãnh đạo G7 đã lên tiếng ủng hộ WHO và kêu gọi hợp tác quốc tế.
Ngay sau hội nghị trực tuyến kéo dài một giờ, phát ngôn viên của Thủ tướng Đức Angela Merkel nói rằng bà Merkel đã lập luận "đại dịch chỉ có thể vượt qua bằng phản ứng mạnh mẽ, phối hợp quốc tế".
Tổng thống Trump trước đó quyết định ngừng cấp vốn cho WHO. Ảnh: Reuters.
Thủ tướng Canada Justin Trudeau nói: "Cần có sự hợp tác quốc tế và WHO là một phần quan trọng của sự hợp tác đó. Chúng tôi nhận ra rằng có những dấu hỏi được đặt ra, nhưng cùng lúc đó, việc chúng ta tiếp tục phối hợp với nhau là rất quan trọng".
Quỹ Gates cũng tuyên bố quyên góp thêm 150 triệu USD, được WHO lên tiếng hoan nghênh.
Trong khi đó, Nhà Trắng vẫn cho rằng việc Mỹ chỉ trích WHO nhận được sự ủng hộ trong hội nghị G7.
Một số lãnh đạo G7 có sự hoài nghi về một số khía cạnh trong phản ứng của WHO và phản ứng của Trung Quốc đối với dịch bệnh, nhưng lập luận rằng giữa đại dịch Covid-19 không phải thời điểm để làm gián đoạn sự lãnh đạo quốc tế của WHO, bằng cách ngừng cấp vốn.
Mỹ đang là chủ tịch G7, và trước các chỉ trích về sự lãnh đạo toàn cầu của Mỹ, ông Trump đã tổ chức cuộc họp đặc biệt của các lãnh đạo G7 - nhóm bao gồm các nền kinh tế lớn ở phương Tây.
Nước Anh tham dự hội nghị với đại diện là Ngoại trưởng Dominic Raab, thay cho Thủ tướng Boris Johnson đang hồi phục sau khi nhập viện vì Covid-19.
Ông nói một khi dịch bệnh qua đi, "chúng ta không thể cứ tiếp tục mọi chuyện như cũ và phải hỏi những câu hỏi khó khăn rằng nó đã bắt đầu như thế nào". "Đó cần là một sự nghiên cứu nhìn lại sâu sắc và rút ra các bài học... cần dựa vào khoa học".
Tháng này, Anh đã tăng vốn cho WHO, và các quan chức Anh hiểu rằng WHO đã có đóng góp vào nỗ lực ngoại giao khéo léo để Trung Quốc cho phép điều tra dịch bệnh ở nước này, theo Guardian.
Trọng Thuấn
Số chữ ký kêu gọi tổng giám đốc WHO từ chức tăng không ngừng Một đơn kiến nghị trực tuyến kêu gọi Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus từ chức đã thu được hơn 718.000 chữ ký. Đơn kiến nghị trên được tạo trên trang Change.org và được dịch ra nhiều thứ tiếng như Pháp, Tây Ban Nha, Đức và Ả Rập. Tờ đơn khẳng định cách xử lý của...