Trung Quốc thử tên lửa vì lý do gì?
Hôm 4/2, Trung Quốc tuyên bố thử nghiệm thành công tên lửa đánh chặn, là quốc gia thứ hai phát triển công nghệ này sau Mỹ.
Nước này cho biết cuộc thử nghiệm mang tính chất phòng thủ và không nhằm vào bất kỳ quốc gia cụ thể nào.
Dù không có chi tiết kỹ thuật nào được tiết lộ, cuộc thử nghiệm diễn ra một ngày sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden chấp thuận gia hạn thỏa thuận kiểm soát vũ khí hạt nhân với Nga và cam kết sẽ khiến Bắc Kinh cùng tham gia giảm thiểu rủi ro hạt nhân và kiểm soát vũ khí.
Hôm 4/2, Trung Quốc tuyên bố thử nghiệm thành công tên lửa đánh chặn, là quốc gia thứ hai phát triển công nghệ này sau Mỹ. (Ảnh: Handout)
Trong khi Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết vụ thử nghiệm không nhằm vào bất kỳ quốc gia cụ thể nào, nguồn tin thân cận với quân đội Trung Quốc của SCMP nói vụ thử tên lửa đạn đạo tầm trung này có thể nhằm cảnh báo Ấn Độ.
Video đang HOT
Ấn Độ đang có kế hoạch triển khai tên lửa đạn đạo tầm xa nhất, có khả năng hạt nhân mạnh nhất của mình, Agni-V, trong năm nay, The New Indian Express đưa tin vào tháng 1, trích dẫn các nguồn tin quốc phòng. Báo cáo cho biết các cuộc xung đột dọc theo biên giới Trung Quốc-Ấn Độ đã đẩy nhanh quá trình. Tầm bắn của Agni-V được ước tính là hơn 5.000 km.
“Đây là công nghệ mà Trung Quốc phát triển trong một thời gian dài. Vụ thử nghiệm hôm 4/2 có thể nhằm cảnh báo Ấn Độ, nước từng áp dụng chiến lược gây áp lực hạt nhân khi đối phó với Trung Quốc”, nguồn tin quân sự giấu tên cho biết.
“Nhưng thành thật mà nói, công nghệ chống tên lửa đạn đạo tầm trung của Trung Quốc vẫn không thể đánh chặn tên lửa hạt nhân của Mỹ và Nga, vì vẫn còn khoảng cách giữa quân đội Trung Quốc và hai gã khổng lồ hạt nhân này”.
Trung Quốc công bố nỗ lực đánh chặn thành công lần đầu vào năm 2010. Các cuộc thử nghiệm tương tự đã được thực hiện vào các năm 2013, 2014 và 2018.
Hệ thống phòng thủ giai đoạn giữa trên mặt đất mà Trung Quốc thử nghiệm, nhằm đánh bật các tên lửa đạn đạo xuyên lục địa đang lao tới bên ngoài bầu khí quyển của Trái đất, giảm thiệt hại đối với các mục tiêu trên mặt đất. Nó nhằm mục đích đánh chặn vũ khí khi chúng đang bay theo quán tính, với quỹ đạo ổn định và có thể đoán trước được.
Nhưng độ cao và khoảng cách liên quan đòi hỏi tích hợp nhiều nền tảng trinh sát và cảnh báo sớm – trong không gian, trên biển và trên mặt đất – để phát hiện và theo dõi các mục tiêu đang đến cũng như điều khiển và dẫn đường cho tên lửa đánh chặn.
Sau khi được phát triển hoàn chỉnh, công nghệ này có thể thay đổi cán cân răn đe hạt nhân.
Mỹ triển khai hệ thống lần đầu tiên vào năm 2004 và lần thử nghiệm thành công gần đây nhất là vào năm 2019.
Mỹ trong những năm gần đây coi Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh chiến lược và chỉ trích Trung Quốc về sự phát triển nhanh chóng và không rõ ràng về năng lực hạt nhân. Charles Richard, người đứng đầu Bộ Chỉ huy Chiến lược Mỹ, đã đi xa đến mức gọi một cuộc chiến tranh hạt nhân với Bắc Kinh là một “khả năng thực sự”.
Tổng thống Joe Biden trước cơ hội lập liên minh Mỹ-Ấn
Tổng thống Mỹ Joe Biden đối diện với một loạt thách thức về chính sách ngoại giao ngay sau khi lên nắm quyền. Nhưng với Ấn Độ, ông lại có cơ hội thiết lập liên minh chiến lược, giúp Mỹ gây dựng thế cân bằng quyền lực ở châu Á và rộng hơn là ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi (trái) tại cuộc gặp với ông Joe Biden khi còn trên cương vị Phó Tổng thống Mỹ hồi năm 2014. Ảnh: AP
Quan hệ Mỹ-Ấn đã có bước phát triển mạnh dưới thời Tổng thống Donald Trump. Không có gì ngạc nhiên khi cả Washington và New Delhi hướng đến quan hệ đối tác bền chặt hơn dưới thời ông Joe Biden. Ngày nay, Mỹ đã tiến sát tới mục tiêu mong đợi bấy lâu: Hợp tác với Ấn Độ trong một "liên minh mềm" được gây dựng không phải dựa trên những ràng buộc, nghĩa vụ an ninh chính thức, mà là những lợi ích tương đồng.
Giới chức Mỹ nhận ra rằng, một sự ráp nối như vậy sẽ không gây ra cảm nhận về một khung hợp tác dưới dạng người bảo trợ-khách hàng vốn từng bùng nổ ở châu Á trong Chiến tranh Lạnh, với Mỹ đóng vai trò là "trục", còn các đồng minh hiệp ước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia là "nan hoa". Kiểu quan hệ đó sẽ không hợp với Ấn Độ ngày nay. Lý do là bởi Ấn Độ là quốc gia rộng lớn và luôn đề cao giá trị tự chủ chiến lược, khiến nước này không thể trở thành một Nhật Bản hay Hàn Quốc trong quan hệ với Mỹ.
Chính cựu Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Stephen Biegun trong chuyến thăm New Delhi hồi tháng 10/2020 đã khẳng định, điều Mỹ tìm kiếm "không phải là một liên minh theo mô hình thời hậu chiến, mà là một liên minh nền tảng gắn với mục tiêu an ninh, địa chính trị chung, lợi ích tương đồng, chuẩn mực giá trị chung".
Ấn Độ gần đây cũng đã ký bốn thỏa thuận nền tảng với Mỹ tương tự như những hiệp ước mà Washington ký với các đối tác quốc phòng thân thiết. Bỏ qua những do dự lúc đầu, Ấn Độ cũng tham gia tích cực hơn vào Nhóm bộ tứ, một liên minh của các nền dân chủ cùng với Australia, Nhật Bản và Mỹ, một thế lực đóng vai trò trung tâm trong chiến lược "Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương Tự do và Mở" của Mỹ.
Quan hệ căng thẳng với Trung Quốc cũng là một nhân tố đẩy Ấn Độ tiến đến hợp tác chiến lược với Mỹ. Giọt nước tràn ly chính là quyết định của Bắc Kinh hồi mùa xuân năm 2020, điều quân đến án ngữ các điểm cao chiến lược ở vùng biên giới giáp ranh với khu vực Ladakh của Ấn Độ, gây ra đụng độ chết người giữa hai bên.
Trong bối cảnh như vậy, quan hệ Mỹ-Ấn sẽ vẫn tiếp tục đà phát triển. Tuy nhiên, chiều sâu hợp tác chiến lược Mỹ-Ấn sẽ được định hình bởi chính sách đối với Trung Quốc của chính quyền Joe Biden. Cho đến thời điểm này, Tổng thống Biden vẫn chưa đưa ra phác thảo về cách tiếp cận của Mỹ trước Bắc Kinh hay tổng quát hơn là chính sách với châu Á.
Ông khiến dư luận phải căng mắt phỏng đoán liệu Mỹ sẽ tiếp tục theo đuổi chiến lược của ông Donald Trump, hay sẽ là một nước Mỹ hạn chế sử dụng cụm từ "Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương Tự do và Mở", thay vào đó là "Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương Thịnh vượng và An ninh".
Vẫn còn đó lo ngại nước Mỹ dưới thời ông Joe Biden sẽ lưu ý nhiều hơn tới chính trị nội bộ Ấn Độ. Tuy nhiên, ông Biden và cấp phó Kamala Harris nhiều khả năng sẽ chọn cách tiếp cận thực dụng, đặt ưu tiên làm sâu sắc quan hệ với New Delhi.
Đường hướng này bao gồm việc hoàn tất một thỏa thuận thương mại song phương mà Mỹ tìm kiếm lâu nay; tạo lập quan hệ đối tác về chống biến đổi khí hậu, tăng cường hợp tác quốc phòng. Cách tiếp cận cân bằng như vậy là hợp lý, bởi trong một thế giới biến động như ngày nay, không có một quan hệ giữa hai nền dân chủ nào quan trọng hơn quan hệ song phương Mỹ-Ấn.
Chính quyền Biden sẽ làm gì để ngăn chặn nguy cơ bị Trung Quốc "vượt mặt"? Lên nắm quyền khi kinh tế toàn cầu suy thoái và nước Mỹ chia rẽ sâu sắc, chính quyền Biden đối mặt với nhiều thách thức, mà một trong số đó là nguy cơ Trung Quốc "vượt mặt" trong tương lai không xa. Tổng thống Mỹ Joe Biden (Ảnh: AP) Trong 4 năm cầm quyền của cựu Tổng thống Donald Trump, Washington đã...