Trung Quốc thử tên lửa đạn đạo DF-41 lần 3, Mỹ choáng váng
Trung Quốc vừa tiến hành thử tên lửa đạn đạo DF-41 lần thứ 3 từ phương tiện chứa nhiều đầu đạn tấn công các mục tiêu độc lập (MIRV) vào hôm 13-12, điều chứng tỏ Bắc Kinh đang đẩy nhanh quá trình tăng cường sức mạnh hạt nhân và sẽ ảnh hưởng tới sự cân bằng sức mạnh chiến lược trong khu vực, trang Washington Free Beacon của Mỹ cho hay.
Vụ thử tên lửa DF-41 được thực hiện từ một trung tâm thử nghiệm tên lửa và hàng không ở tỉnh Shanxi và các đầu đạn giả đã được bắn về phía tây của Trung Quốc. MIRV có thể mang theo nhiều đầu đạn và tấn công các mục tiêu khác nhau trong cùng một lúc. Số lượng đầu đạn giả được thử nghiệm hiện vẫn chưa được xác định.
Trung tá Jeff Pool, người đại diện của Lầu Năm Góc cho biết: “Chúng tôi mong muốn các đối tác Trung Quốc sẽ minh bạch hoá các hoạt động đầu tư và mục đích quốc phòng, nhằm tránh gây hiểu nhầm”.
Tên lửa đạn đạo DF-41
Tên lửa DF-41 có thể sẽ được triển khai ngay vào đầu năm 2015 và tầm hoạt động của nó có thể vươn tới toàn châu Mỹ, theo tài liệu của Uỷ ban Kinh tế và An ninh Trung – Mỹ trích dẫn bởi Washington Free Beacon. Nhiều chuyên gia cho rằng Trung Quốc có thể sử dụng tên lửa này để tấn công các thành phố lớn của Mỹ trong trường hợp xảy ra chiến tranh.
Video đang HOT
Số đầu đạn hạt nhân của Trung Quốc được cho là sẽ gia tăng đáng kể do sự phát triển của các tên lửa mang được nhiều đầu đạn mới. Hiện tại, Trung Quốc đã triển khai 240 đầu đạn hạt nhân.
Mỹ nên cải thiện hệ thống phòng thủ và hiện đại hoá lực lượng hạt nhân của mình như Trung Quốc đang làm, ông Larry Wortzel, cựu nhân viên tình báo quân sự về các vấn đề Trung Quốc, cho hay. Washington sẽ tự giết chết mình nếu tiếp tục cắt giảm số lượng đầu đạn hạt nhân, do Trung Quốc thì đang mập mờ trong kế hoạch phát triển hạt nhân của mình trong khi Nga cũng tuyên bố sẽ hiện đại hoá các chương trình vũ khí hạt nhân và sản xuất nhiều loại tên lửa mới bất chấp Hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân tầm trung (INF).
Mỹ hiện đang có khoảng 1.652 đầu đạn hạt nhân chiến lược nhưng đã từ bỏ MIRV kể từ khi tên lửa Minuteman III được nâng cấp.
Teng Jianqun, một nhà nghiên cứu tại Học viện Nghiên cứu Quốc tế Trung Quốc nhận định rằng Mỹ lo sợ bài thử nghiệm phóng DF-41 từ MIRV của Trung Quốc do Washington nghĩ rằng Trung Quốc có thể sẽ thay đổi chính sách hạt nhân và dùng loại tên lửa này tấn công Mỹ nếu xảy ra tranh chấp. Mỹ và Trung Quốc đã kí bản ghi nhớ về sự thấu hiểu và trao đổi thông tin giữa các hoạt động quân sự quy mô lớn.
Theo_An ninh thủ đô
"Quái vật biển" Borei thứ 3 mang đầu đạn hạt nhân siêu thanh, gia nhập Hải quân Nga
Tàu ngầm hạt nhân lớp Borei thứ 3, có tên Vladimir Monomakh được mệnh danh là "quái vật biển", đã chính thức trở thành một phần của Hải quân Nga. Được trang bị tên lửa đạn đạo Bulava, đây có thể được coi là loại tàu ngầm hạt nhân hiện đại nhất thế giới hiện nay.
Tàu ngầm Vladimir Monomakh lớp Borei là thế hệ SSBN thứ 4 và được đóng tại xưởng đóng tàu Sevmash ở cảng Severmorsk của biển Trắng. Nó là chiếc tàu ngầm lớp Borei thứ 3 trong dự án 955 của Nga. 2 chiếc tàu ngầm trước đó là Yuriy Dolgorukiy và Alexander Nevsky đã gia nhập Hải quân Nga từ năm 2013.
Tàu ngầm hạt nhân lớp Borei được trang bị tổng cộng 16 tên lửa Bulava
Theo quân đội Nga, tàu ngầm lớp Borei là một kiệt tác nghệ thuật, được trang bị những tính năng hiện đại bậc nhất trên thế giới. Các tàu lớp Borei sẽ thay thế các tàu ngầm hạt nhân thế hệ cũ và trở thành xương sống cho lực lượng hạt nhân trên biển của Nga.
"Quái vật biển" lớp Borei dài 170 mét, rộng 13,5 mét và có thể lặn sâu tới 450 mét. Nó có thiết kế thân chắc chắn nhằm giảm tiếng ổn và là loại đầu tiên sử dụng động cơ đẩy dựa vào phản lực dòng nước (pump-jet). Tốc độ tối đa của tàu ngầm là 30 hải lí/h và chứa được 107 người.
Vũ khí đáng chú ý nhất của tàu ngầm lớp Borei là tên lửa đạn đạo Bulava sử dụng nhiên liệu rắn có tầm bắn khoảng 9.000 km. Mỗi tên lửa Bulava có thể được trang bị từ 6 đến 10 đầu đạn hạt nhân siêu thanh, điều khiển riêng lẻ và có quỹ đạo bay linh hoạt. Mỗi tàu lớp Borei được trang bị 16 tên lửa Bulava.
Tên lửa Bulava đã từng phóng thử 22 lần và gặp nhiều rắc rối kĩ thuật trong quá trình phát triển thời gian đầu. Tuy nhiên, trong 10 lần phóng thử gần nhất, nó chỉ thất bại một lần.
Chiếc tàu ngầm lớp Borei thứ 4, Knyaz Vladimir, hiện đang trong quá trình đóng mới tại Severomorsk, trong khi chiếc thứ 5 hiện đã bắt đầu khởi công từ tháng 7 ở xưởng đóng tàu Sevmash.
Knyaz Oleg sẽ trở thành chiếc tàu ngầm đầu tiên trong Dự án 955A, với việc nâng cấp một vài bộ phận như thân nhỏ hơn và thiết kế lại các đặc điểm nhằm giảm thiểu tiếng ồn khi hoạt động.
Chiếc tàu ngầm lớp Borei thứ 6, Knyaz Suvorov sẽ được khởi công ở Severomorsk vào ngày 21-12-2014.
Tới năm 2020, Bộ Quốc phòng Nga muốn có tổng cộng 8 chiếc tàu ngầm lớp Borei và hạm đội này trở thành xương sống quan trọng trong lực lượng hạt nhân của Nga.
Theo_An ninh thủ đô
Ấn Độ thử thành công tên lửa Dhanush mang đầu đạn hạt nhân Theo các nguồn tin tối 14/11, Ấn Độ đã phóng thử thành công tên lửa đạn đạo có khả năng mang đầu đạn hạt nhân Dhanush do nước này tự chế tạo từ một tàu hải quân ở ngoài khơi bang Odisha, phía Đông Ấn Độ. Nguồn tin cho biết: "Đây là loại tên lửa đất đối đất và hạm đối hạm được...