Trung Quốc thử nghiệm thiết bị phát hiện dòng chảy ngầm nguy hiểm ở Biển Đông
Giới khoa học Trung Quốc cho hay họ đã thử nghiệm một thiết bị theo dõi ở Biển Đông có thể cải tiến việc phát hiện dòng chảy bị cho là nguy hiểm đối với tàu ngầm.
Bộ cảm biến được giới khoa học Trung Quốc thử nghiệm ở Biển Đông. Ảnh CHỤP MÀN HÌNH SCMP
Cụ thể, trong nghiên cứu được đăng trên chuyên san Earth Science Frontiers ngày 9.10, các nhà nghiên cứu Trung Quốc nói rằng thiết bị nói trên, một bộ cảm biến nặng 1,4 tấn, có thể hoạt động dưới đáy biển trong nhiều tuần và nổi lên mặt nước để phản hồi tín hiệu từ tàu mẹ, theo tờ South China Morning Post ( SCMP ) hôm nay 12.10.
“[Bộ cảm biến sẽ thu thập] lượng lớn dữ liệu cần thiết cho việc phát hiện thêm cơ chế của các sóng nội riêng biệt ở đáy biển”, Giáo sư Giả Vĩnh Cương cùng các đồng nghiệp tại Đại học Hải Dương Trung Quốc cho hay trong nghiên cứu.
Những dòng chảy dưới nước được xem như sóng nội là mối nguy hiểm nghiêm trọng ở Biển Đông. Một số cơn sóng có thể trải dài hơn 100 km và nhanh chóng kéo tàu ngầm xuống độ sâu có thể khiến tàu bị vỡ.
“Luồng nước đen” nào có thể khiến tàu ngầm Trung Quốc tấn công Đài Loan “đi dễ khó về”?
Các nhà nghiên cứu Trung Quốc cho hay thiết bị mới có thể hoạt động dưới đáy biển trong nhiều tuần, phát hiện thông tin sớm hơn với tầm hoạt động lớn hơn. Giáo sư Giả cùng nhóm đồng nghiệp của ông cho biết thêm dữ liệu thu thập được sẽ hỗ trợ các nhà nghiên cứu tạo ra các mô hình chính xác hơn để dự đoán sự hình thành và sức mạnh của các con sóng nội ở Biển Đông.
Trong nghiên cứu mới, các nhà khoa học Trung Quốc cho hay đã thử nghiệm bộ cảm biến nói trên ở Biển Đông 2 lần trong năm 2020, thả thiết bị này xuống đáy biển ở độ sâu khoảng 600 và 1.400 m.
Phát hiện 142 mẫu virus Corona liên quan đến SARS trên dơi ở Trung Quốc
Các nhà khoa học Trung Quốc đã phát hiện 142 mẫu virus Corona trên dơi liên quan đến loại virus gây ra Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS) nhưng các virus này không có mối liên hệ nào với virus gây Covid-19.
Các nhà khoa học Trung Quốc đã nghiên cứu mẫu lấy từ hơn 13.000 con dơi thuộc 56 loài trên 14 tỉnh. Ảnh CHỤP MÀN HÌNH SOUTH CHINA MORNING POST
Tờ South China Morning Post mới đây đưa tin các nhà khoa học Trung Quốc đã phát hiện ra 142 mẫu virus Corona trên dơi liên quan đến virus gây ra SARS. Phát hiện này được công bố trong nghiên cứu chưa được bình duyệt đăng tải trên hệ thống Research Square vào ngày 20.9.
Trong nghiên cứu, các nhà khoa học từ Viện Sinh học Mầm bệnh ở Bắc Kinh cho biết họ đã lấy mẫu và xét nghiệm hơn 4.700 con dơi ở trên khắp đất nước kể từ tháng 1.2020. Cùng với hàng ngàn mẫu được lấy trên dơi từ năm 2016, nhóm đã nghiên cứu mẫu lấy từ tổng cộng hơn 13.000 con dơi thuộc 56 loài trên 14 tỉnh.
Đây là nghiên cứu đầu tiên cung cấp thông tin về phạm vi lấy mẫu dơi để tìm tổ tiên của SARS-CoV-2 ở Trung Quốc kể từ khi đại dịch Covid-19 bắt đầu.
"Lần đầu tiên kể từ khi đại dịch bắt đầu tôi thấy một nhóm nhà khoa học nổi tiếng ở Trung Quốc lấy mẫu dơi để nghiên cứu về virus liên quan đến SARS", theo ông Peter Daszak, người tham gia nhóm điều tra về nguồn gốc đại dịch của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Trung Quốc vào đầu năm nay.
Ông Daszak chỉ ra rằng nghiên cứu này cho thấy Trung Quốc vẫn đang tìm hiểu về nguồn gốc đại dịch và sẵn sàng công bố những phát hiện của họ.
Tuy nhiên, kết luận của bài nghiên cứu này lại mâu thuẫn với những phát hiện khác trước đó. Nhóm nghiên cứu cho rằng loại virus gần giống với SARS-CoV-2 "cực kỳ hiếm" trên dơi ở Trung Quốc và hướng sự chú ý đến những vùng lân cận.
"Các tổ tiên của SARS-CoV và SARS-CoV-2 có thể đã xuất hiện ở bán đảo Đông Dương hoặc xa hơn về phía nam", nhóm nghiên cứu viết. Vào tuần trước, nhóm các nhà khoa học Pháp và Lào đã tìm thấy "tổ tiên gần nhất" của SARS-CoV-2 trên dơi trong các hang động đá vôi ở phía bắc Lào.
Nghiên cứu của các nhà khoa học Trung Quốc được công bố trong bối cảnh thế giới vẫn đang tranh cãi về định hướng nghiên cứu nguồn gốc đại dịch. Cộng đồng khoa học quốc tế kêu gọi nghiên cứu sâu hơn về nguồn gốc của virus ở Trung Quốc. Trong khi đó, các nhà khoa học và quan chức Trung Quốc cố gắng chuyển sự chú ý ra khỏi biên giới và tuyên bố tìm thấy rất ít manh mối khi thực hiện nghiên cứu trong nước.
Phát triển thành công phương pháp tổng hợp tinh bột nhân tạo Ngày 24/9, các nhà khoa học Trung Quốc đã trở thành những người đầu tiên trên thế giới phát triển thành công phương pháp nhân tạo điều chế tinh bột từ carbon dioxide (CO2). Công trình khoa học này được đăng tải trên tạp chí Science số ra ngày 24/9. Các nhà khoa học Trung Quốc đã phát triển thành công phương pháp...