Trung Quốc thống trị cuộc đua công nghệ toàn cầu
Theo một nghiên cứu của Viện Chính sách Chiến lược Australia (ASPI), Trung Quốc đã vươn lên dẫn đầu một cách ngoạn mục trước Mỹ trong hầu hết các công nghệ quan trọng.
Trung Quốc dẫn đầu 37/44 lĩnh vực công nghệ quan trọng và mới nổi. Ảnh minh họa: CGTN
Dựa trên số liệu nghiên cứu ASPI công bố ngày 2/3 được Bộ Ngoại giao Mỹ tài trợ, Trung Quốc đang dẫn đầu thế giới về 37 trong số 44 lĩnh vực công nghệ quan trọng và mới nổi. Theo tổ chức, Bắc Kinh hiện đã chứng minh mình là siêu cường về khoa học và công nghệ hàng đầu thế giới.
Các công nghệ quan trọng mà ASPI xét đến bao gồm một loạt các lĩnh vực quan trọng như quốc phòng, không gian, người máy, năng lượng, môi trường, công nghệ sinh học, trí tuệ nhân tạo (AI), vật liệu tiên tiến và các lĩnh vực công nghệ lượng tử quan trọng. Báo cáo chỉ ra rằng trong một số lĩnh vực, cả 10 tổ chức nghiên cứu đứng đầu đều có trụ sở tại Trung Quốc.
Nghiên cứu cũng phát hiện một lĩnh vực quan trọng mà Trung Quốc vượt trội là các công nghệ liên quan đến quốc phòng và không gian. ASPI cho biết: “Những bước tiến của Trung Quốc trong lĩnh vực tên lửa siêu vượt âm có khả năng mang đầu đạn hạt nhân được cho là đã khiến tình báo Mỹ bất ngờ vào tháng 8/2021″.
Video đang HOT
Trong 5 năm qua, Trung Quốc là tác giả đứng sau 48,49% tài liệu nghiên cứu có tầm ảnh hưởng lớn trên thế giới liên quan đến động cơ máy bay tiên tiến, bao gồm động cơ siêu vượt âm.
Trong bảng xếp hạng mà ASPI đưa ra, Mỹ thường xếp thứ hai. Một số lĩnh vực khoa học mà nước này dẫn đầu nghiên cứu toàn cầu là điện toán hiệu năng cao, điện toán lượng tử và vaccine.
“Dữ liệu của chúng tôi cho thấy có một khoảng cách lớn giữa Trung Quốc và Mỹ, với tư cách là hai quốc gia dẫn đầu, và những quốc gia khác”, nghiên cứu của ASPI kết luận.
Phát triển trí tuệ nhân tạo (AI) từ tế bào não người
Một nhóm các nhà khoa học Mỹ đã đề xuất ý tưởng phát triển một loại trí tuệ nhân tạo (AI) mới dựa trên chất liệu là tế bào não người.
Bộ não con người có thể lưu trữ khoảng 2.500 terabyte thông tin, gấp khoảng 1.000 lần bộ nhớ của máy tính. Ảnh minh họa: Forbes
Dự án này sẽ được các nhà nghiên cứu thuộc trường Đại học Johns Hopkins ở Baltimore, Maryland phối hợp với nhiều nhà khoa học khác trên thế giới.
Trình bày ý tưởng trên tạp chí Frontiers của Thụy Sĩ, các nhà khoa học cho biết họ sẽ sử dụng "organoid" - mô 3D cực nhỏ nuôi cấy từ tế bào não người - để tái tạo các chức năng của não như học tập và trí nhớ, đồng thời có thể hình thành nhiều kết nối vượt trôi hơn những gì mà chip máy tính tốt nhất hiện nay có thể thực hiện.
"Tầm nhìn của trí tuệ organoid (OI) là sử dụng sức mạnh của hệ thống sinh học để thúc đẩy lĩnh vực khoa học sống, kỹ thuật sinh học và khoa học máy tính", Lena Smirnova, một trong các tác giả của bài viết, phát biểu trước truyền thông.
"Nếu chúng ta xem xét hiệu quả hoạt động của bộ não con người trong việc xử lý thông tin, học tập... thì việc thiết lập mô hình để có một hệ thống hoạt động nhanh hơn và hiệu quả hơn so với trí tuệ nhân tạo hiện tại sẽ thú vị hơn nhiều", nữ nghiên cứu giải thích.
Nghiên cứu của các nhà khoa học trường Johns Hopkins cho thấy bộ não con người có thể lưu trữ khoảng 2.500 terabyte thông tin, gấp khoảng 1.000 lần bộ nhớ của máy tính xách tay MacBook Air đời mới nhất. Theo một nghiên cứu trước đây, bộ não con người cũng tiết kiệm năng lượng hơn rất nhiều so với các bảng mạch, chỉ cần năng lượng đủ để chạy một bóng đèn cũng có lưu trữ một lượng thông tin tương đương với toàn bộ mạng Internet.
Để so sánh, chip máy tính cần sản lượng điện có giá trị bằng một nhà máy điện hạt nhân để hoàn thành nhiệm vụ tương tự.
AI đã trở thành một chủ đề nổi bật trong những tháng gần đây khi một số công ty công nghệ đã ra mắt các chức năng tìm kiếm tương tác có sự hỗ trợ của AI. Tuy nhiên, nhiều người dùng đã nhanh chóng tìm ra lỗi của hệ thống, bao gồm chưa hiểu được các sắc thái tương tác của con người, cũng như một số thành kiến do các lập trình viên đưa sẵn vào hệ thống.
AI cũng đã trở thành một lĩnh vực cạnh tranh quốc tế, với việc chính phủ Mỹ và Trung Quốc gấp rút hỗ trợ ngành công nghiệp AI đang phát triển của mình. Công nghệ này mở ra nhiều hứa hẹn, từ lĩnh vực y tế đến các ứng dụng quân sự. Những lo ngại rằng lĩnh vực công nghệ của Trung Quốc có thể vượt xa đã khiến Washington trừng phạt các công ty Trung Quốc.
Phát biểu trước Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc gần đây, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình kêu gọi đảng thúc đẩy giáo dục khoa học và kỹ thuật sâu rộng trong chương trình giảng dạy ở trường học dành cho học sinh, sinh viên, nhằm giúp Trung Quốc sở hữu lợi thế trên trong cuộc cách mạng khoa học công nghệ toàn cầu.
EU cấp chứng nhận CE cho các bộ xét nghiệm bệnh đậu mùa khỉ của Trung Quốc Một số công ty công nghệ sinh học Trung Quốc thông báo đã được Liên minh châu Âu (EU) cấp chứng nhận CE đối với các bộ xét nghiệm bệnh đậu mùa khỉ, đồng thời ghi nhận gia tăng lượng đơn đặt hàng từ nước ngoài, trong bối cảnh nguy cơ về căn bệnh này đe dọa sức khỏe cộng đồng tại nhiều...