Trung Quốc thông qua luật cho phép hải cảnh bắn tàu nước ngoài
Trung Quốc thông qua luật cho phép hải cảnh dùng vũ lực, động thái có thể khiến các vùng biển khu vực “hỗn loạn hơn”.
Trung Quốc đang tranh chấp chủ quyền biển với Nhật Bản ở Biển Hoa Đông và một số quốc gia Đông Nam Á tại Biển Đông. Trung Quốc nhiều lần điều tàu hải cảnh đến xua đuổi tàu cá của các quốc gia khác và một số lần đâm chìm tàu cá nước ngoài.
Ủy ban Thường vụ Đại hội Nhân dân Toàn quốc, cơ quan lập pháp hàng đầu của Trung Quốc, ngày 22/1 thông qua Luật Hải cảnh, truyền thông nước này đưa tin.
Theo dự thảo được công bố trước đó, lực lượng hải cảnh Trung Quốc được phép sử dụng “mọi phương tiện cần thiết” để ngăn ngừa hoặc ngăn chặn các mối đe dọa từ tàu nước ngoài. Luật Hải cảnh Trung Quốc nêu các trường hợp lực lượng này sử dụng những loại vũ khí khác nhau gồm vũ khí cầm tay, phóng từ tàu hoặc từ trên không.
Luật Hải cảnh Trung Quốc cho phép thành viên lực lượng được phá công trình nước khác xây dựng trên các thực thể và kiểm tra các tàu nước ngoài trong vùng biển mà Trung Quốc nêu yêu sách chủ quyền. Đạo luật này cũng trao cho hải cảnh Trung Quốc quyền thiết lập các vùng cấm di chuyển “khi cần” để ngăn các tàu thuyền và người đi vào.
Video đang HOT
Một tàu hải cảnh Trung Quốc hoạt động gần nhóm đảo Sekaku/Điếu Ngư tranh chấp với Nhật Bản. Ảnh: JCG .
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Xuân Oánh ngày 22/1 nói luật này phù hợp với thông lệ quốc tế, bất chấp nhiều bên lo ngại. Điều đầu tiên trong Luật Hải cảnh giải thích đạo luật cần để “bảo vệ chủ quyền, an ninh và các quyền hàng hải của Trung Quốc”.
Luật Hải cảnh được thông qua sau khi Trung Quốc hợp nhất một số cơ quan thực thi pháp luật dân sự trên biển để lập Cục Hải cảnh năm 2013. Cục Hải cảnh Trung Quốc chuyển về dưới quyền lực lượng Vũ cảnh trực thuộc Quân ủy Trung ương Trung Quốc vào tháng 7/2018.
Việt Nam hồi tháng 11/2020 tuyên bố các quốc gia “cần đối xử công bằng, nhân đạo với ngư dân” khi bình luận về thông tin Trung Quốc ra dự thảo cho phép hải cảnh dùng vũ lực với tàu cá nước ngoài.
Phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Dương Hoài Nam cho biết Việt Nam “muốn chuyển thông điệp” tới các quốc gia trong khu vực, bao gồm Trung Quốc và ASEAN, “về tìm cách bảo hộ quyền và lợi ích chính đáng của ngư dân Việt Nam và các nước đánh cá trong vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia mình”
Ông Dương Hoài Nam khẳng định Việt Nam “có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa”, “luôn ủng hộ giải quyết các tranh chấp thông qua thương lượng hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS) năm 1982″
Nhật phản ứng gay gắt với tàu Trung Quốc xâm phạm lãnh hải
Tokyo "chính thức phản đối" Bắc Kinh về việc các tàu nước này liên tục xuất hiện gần nhóm đảo nhỏ không người ở mà Nhật tuyên bố chủ quyền tại biển Hoa Đông.
Tokyo cho biết các tàu hải cảnh Trung Quốc vào vùng biển gần quần đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư).
Một tàu hải cảnh Trung Quốc vào lãnh hải của Nhật Bản vào sáng 15/1, và cố gắng tiếp cận một tàu đánh cá Nhật Bản - người phát ngôn chính phủ Nhật Katsunobu Kato cho biết, và gọi đây là vụ việc "không thể chấp nhận".
"Khoảng 7h51, một tàu công vụ Trung Quốc vào gần tàu đánh cá Nhật Bản... Tuần duyên Nhật Bản liên tục yêu cầu con tàu rời khỏi khu vực", ông nói tại một buổi họp báo, theo video đăng lại trên trang web của văn phòng thủ tướng Nhật.
"Sự an toàn của tàu đánh cá vẫn được đảm bảo. Chúng tôi chính thức phản đối Trung Quốc thông qua kênh ngoại giao và các kênh khác, mạnh mẽ yêu cầu tàu Trung Quốc rời khu vực ngay lập tức", ông cho biết thêm.
Một tàu của lực lượng tuần duyên Nhật Bản. (Ảnh: Reuters)
Cũng trong sáng 15/1, ba tàu Trung Quốc khác cũng được phát hiện ở vùng phụ cận gần quần đảo, theo South China Morning Post.
Quần đảo này là vấn đề tranh chấp từ lâu giữa Trung Quốc và Nhật Bản. Nổi bật, năm 2012, việc Nhật Bản mua lại một số đảo từ người dân dẫn đến làn sóng biểu tình phản đối Nhật Bản ở hàng chục thành phố Trung Quốc và tẩy chay hàng hóa Nhật.
Iran tuyên bố sẽ trục xuất thanh sát viên hạt nhân Liên hợp quốc Hãng tin Reuters ngày 9/1 dẫn nguồn tin từ Quốc hội Iran cho biết nước này sẽ trục xuất các thanh sát viên hạt nhân của Liên hợp quốc nếu các lệnh trừng phạt chống Tehran không được dỡ bỏ trước ngày 21/2. Kỹ thuật viên Iran kiểm tra các thiết bị tại cơ sở làm giàu urani Isfahan, cách thủ đô Tehran...