Trung Quốc “thổi lửa” tranh chấp với Ấn Độ qua tuyên bố chủ quyền

Theo dõi VGT trên

Cuộc đối đầu Ấn Độ – Trung Quốc không chỉ tồn tại trên thực địa, nó bắt đầu lan sang lĩnh vực pháp lý với các tuyên bố với khu vực tranh chấp.

Trung Quốc dường như đang đặt những bước đầu tiên trên mặt trận này, tại nơi vừa xảy ra đối đầu với binh lính Ấn Độ. Một chuyên gia nghiên cứu về biên giới tại Viện Khoa học xã hội Trung Quốc vừa tuyên bố nước này yêu sách với toàn bộ thung lũng Galwan – nơi hiện đang xảy ra tranh chấp với Ấn Độ. Đây là một bước ngoặt lớn trong tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với khu vực thuộc vùng lãnh thổ liên bang Ladakh của Ấn Độ.

Trung Quốc thổi lửa tranh chấp với Ấn Độ qua tuyên bố chủ quyền - Hình 1
Đoàn xe của quân đội Ấn Độ di chuyển trên tuyến cao tốc Srinagar-Ladakh hôm 18/6. Ảnh: AP.

Trong cuộc phỏng vấn trên tờ Thời báo Hoàn cầu ngày 19/6, nghiên cứu sinh Trương Dũng Phan (Zhang Yongpan) tại Viện Nghiên cứu Biên giới Trung Quốc, thuộc Viện Khoa học xã hội Trung Quốc ngày 19/6 tuyên bố: “Nhiều tài liệu từ triều đại nhà Thanh (từ năm 1644-1911) và các văn tự phương Tây đã ghi nhận thung lũng Galwan là lãnh thổ của Trung Quốc… Dựa trên các nguyên tắc về ‘các quyền lịch sử’, Trung Quốc có quyền tài phán với toàn bộ khu vực thung lũng”.

Tuyên bố mới này đánh dấu sự thay đổi lớn về chiến lược của Trung Quốc. Theo đó, nước này giờ đây có tuyên bố chủ quyền với lãnh thổ phía Tây của đường Kiểm soát Thực tế (LAC) và tới cả điểm giao nhau giữa sông Galwansông Shyok. Điều này cũng có nghĩa Trung Quốc có thể tuyên bố chủ quyền với toàn bộ thung lũng này. Trong khi đó, hầu hết các bản đồ của Trung Quốc cho thấy toàn bộ sông Galwan thuộc lãnh thổ Trung Quốc; nhưng bờ Tây của con sông này – nơi nó gặp sông Shyok lại chưa từng được thể hiện trong bất kỳ tấm bản đồ nào của Trung Quốc.

Thời báo Hoàn cầu dẫn lời nhà nghiên cứu này nói: “Trong khu vực gần sông Shyok ở phía Tây sông Galwan, Ấn Độ đã xây sân bay, các cây cầu vĩnh cửu, đường xá và làng mạc. Trong nhiều năm, nước này đã tìm cách để thâm nhập vào lãnh thổ Trung Quốc”.

Thông tin này xuất hiện sau một tuyên bố hôm 16/6 của người phát ngôn Mặt trận phía Tây của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đại tá Trương Thủy Lợi (Zhang Shuili), rằng “Trung Quốc luôn luôn bảo vệ chủ quyền của mình tại khu vực thung lũng Galwan”. Đại tá Trương khẳng định như vậy vào thời điểm một ngày sau vụ đụng độ đẫm máu nhất giữa binh lính hai nước tại biên giới kể từ năm 1967.

Trung Quốc thổi lửa tranh chấp với Ấn Độ qua tuyên bố chủ quyền - Hình 2
Bản đồ các vị trí chiến lược trong tranh chấp Ấn – Trung tại Đông Ladakh. Ảnh: Republic world.

Những yêu sách không có cơ sở

Video đang HOT

Đáp trả tuyên bố của PLA, Bộ Ngoại giao Ấn Độ gọi các yêu sách này là một cách cường điệu và không có cơ sở để biện minh.

Theo đó, đường LAC chạy về phía đông của ngã ba sông Galwan – Shyok, và cuộc đụng độ hôm 15/6 được cho là đã xảy ra ở khu vực nằm giữa ngã ba sông và LAC, thuộc phía Ấn Độ. Mặc dù LAC chưa bao giờ được phân định ranh giới và có những nhận thức khác nhau ở ít nhất hơn một chục điểm dọc theo LAC, nhưng yêu sách chủ quyền này của Trung Quốc không nằm trong số đó. Và người ta cũng chưa ghi nhận sự cố tranh chấp nào trong quá khứ.

Trả lời tờ The Hindu của Ấn Độ trước đó, Taylor Fravel, một chuyên gia về quân đội Trung Quốc tại Viện Công nghệ Massuchusetts- MIT, khẳng định: Các bản đồ Trung Quốc cho thấy gần như toàn bộ dòng sông Galwan nằm trong phần lãnh thổ mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trong khu vực. Sự khác biệt duy nhất sẽ là mũi phía tây của sông Galwan khi nó gặp Shyok. Ở đây, vài km cuối cùng của sông Galwan thường được miêu tả là nằm bên ngoài biên giới Trung Quốc. Tuy nhiên, cách người ta xác định các tham số của thung lũng có thể khác với sông.

Trung Quốc muốn chặn quyền kiểm soát của Ấn Độ

Theo các nhà quan sát, Trung Quốc đã lên kế hoạch gây hấn kể từ khi Ấn Độ cho mở con đường Darbuk- Shyok- Daulet Beg Oldie (DSDBO) với vai trò quan trọng chiến lược vào năm 2019. Hướng lên phía Bắc của tuyến đường này chạy song song với LAC được khánh thành năm 2019, cho phép Ấn Độ tiếp cận trong mọi điều kiện thời tiết với chốt biên giới Daulet Beg Oldie, một trong những điểm cực bắc ở Ladakh. Giờ Trung Quốc muốn ngăn Ấn Độ phát triển nó sang phía Đông. Ngoài ra, Trung Quốc cũng có thể đang muốn kiểm soát các khu vực gần hợp lưu của hai con sông, từ đó có thể vô hiệu hóa tuyến đường này.

Sau lần va chạm giữa hai bên từ năm 1962, thung lũng Galwan đã lại trở thành điểm nóng trên biên giới Ấn – Trung. Đơn giản bởi nó có giá trị chiến lược vào lúc này. Nắm được thung lũng, cả Trung Quốc và Ấn Độ sẽ sở hữu nguồn nước dồi dào, và là một điểm kiểm soát quan trọng kết nối Trung Quốc và Nam Á. Với Ấn Độ, giữ được điểm nóng này cũng có nghĩa họ sẽ giữ được an ninh cho cả Ladakh và Kashmir- hai miền đất xa xôi nhưng luôn tiềm ẩn những nguy cơ bất ổn.

Liệu có đủ công cụ để kiềm chế "ngòi nổ" biên giới Ấn - Trung?

Căng thẳng biên giới Ấn - Trung giống như "thùng thuốc súng" có thể phát nổ bất cứ lúc nào. Liệu 2 nước có đủ công cụ để kiểm soát nguy cơ chiến tranh?

Tình hình chung tại biên giới Ấn - Trung

Vụ đụng độ đêm 15/6 tại thung lũng Galwan, trên đường Kiểm soát Thực tế (LAC) là sự cố tồi tệ nhất, và có thiệt mạng lần đầu kể từ năm 1975 giữa quân đội Ấn Độ và Trung Quốc. Chính vì thế, sự việc này đang khiến dư luận sôi sục những ngày qua. Tới thời điểm này, tình hình biên giới Ấn Độ - Trung Quốc đã trở lại ổn định.

Liệu có đủ công cụ để kiềm chế ngòi nổ biên giới Ấn - Trung? - Hình 1
Một biển hiệu ở biên giới Ấn - Trung tại Bumla thuộc bang Arunachal Pradesh ở đông bắc Ấn Độ chụp ngày 11/11/2019. Ảnh: Reuters

Theo các nguồn tin quân sự của Ấn Độ, binh lính hai bên đã trở về vị trí cũ tại thung lũng Galwan, dọc theo đường Kiểm soát Thực tế ở vùng lãnh thổ liên bang Ladakh của Ấn Độ và không còn có các hành vi gây hấn hay khiêu khích xảy ra. Tuy nhiên, sự cảnh giác cao độ là điều thấy rõ.

Ngay sau vụ việc căng thẳng này, sáng 17/6, bang Himachal Pradesh, một địa phương khác có chung biên giới với Trung Quốc đã phải đưa ra cảnh báo về an ninh và áp dụng các biện pháp đề phòng chặt chẽ hơn. Động thái mới được áp dụng tại hai quận Kinnaur và Lahaul-Spiti, những nơi giáp lãnh thổ Trung Quốc của bang này. Tất cả các đơn vị cảnh sát tại bang Himachal Pradesh cũng được tăng cường mức báo động lên cao hơn.

Có một điểm đáng chú ý là bất chấp sự việc đẫm máu khiến nhiều binh lính hai bên thương vong, Ấn Độ và Trung Quốc vẫn tiếp tục các cuộc đàm phán quân sự ở cấp thiếu tướng những ngày qua tại khu vực thung lũng Galwan. Theo các nguồn tin quốc phòng, cuộc đàm phán này đã kết thúc chiều tối 17/6 mà không có bất cứ kết quả nào. Điều đó có nghĩa là sẽ chưa có thêm bất cứ động thái lui quân, giảm đối đầu nào tại biên giới, hay thay đổi trên thực địa. Tuy nhiên, hai bên cam kết sẽ tiếp tục tổ chức các cuộc gặp như vậy trong những ngày tiếp theo.

Cũng trong ngày hôm qua (17/6), Ngoại trưởng hai nước đã có cuộc điện đàm để thảo luận về cuộc đụng độ chết người vừa qua. Trong đó, Ngoại trưởng Ấn Độ S. Jaishankar và người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị đều đã có những lời lẽ rất cứng rắn, quyết liệt thể hiện quan điểm của mình về vấn đề này. Hai phía đều yêu cầu nhau phải có trách nhiệm điều tra vụ việc và trừng phạt những người đã gây nên sự cố này.

Tuy nhiên, cả hai Ngoại trưởng đều tìm cách giảm căng thẳng. Trung Quốc cho biết hai bên đã đồng ý "hạ nhiệt tình hình càng sớm càng tốt". Bộ Ngoại giao Ấn Độ khẳng định cả hai đều nhất trí "không có hành động làm leo thang vấn đề". Như vậy, tình hình tại biên giới Ấn Trung đã tạm lắng nguy cơ xung đột, tuy nhiên mọi việc có thể nóng trở lại nếu quân đội hai nước tiếp tục duy trì lực lượng lớn, với trạng thái sẵn sàng chiến đấu dọc đường LAC như hiện tại. Những tính toán sai lầm, hay bất cứ sai sót nào cũng có thể khiến đụng độ xảy ra.

Vì sao đụng độ Ấn - Trung bùng phát?

Nguồn gốc sâu xa của sự cố đẫm máu vừa xảy ra giữa quân đội Ấn Độ và Trung Quốc là việc hai bên chưa giải quyết được vấn đề tranh chấp, mà trước hết là phân định được đường biên giới cứng, chứ không phải là đường Kiểm soát Thực tế (LAC) như hiện trạng. Thậm chí, cả Ấn Độ và Trung Quốc vẫn còn có những nhận thức khác nhau về chiều dài và phạm vi của đường LAC.

Vấn đề phân định biên giới trên bộ Ấn - Trung chưa được giải quyết dứt khoát, cho dù giữa hai bên đã có hơn 20 vòng đàm phán suốt nhiều năm. Thậm chí, Trung Quốc còn tuyên bố chủ quyền với 90.000 km vuông về phía đông bắc của lãnh thổ Ấn Độ, trong khi New Delhi nói rằng Bắc Kinh đang chiếm 38.000 km vuông lãnh thổ của họ trên cao nguyên Aksai Chin ở phía tây dãy Himalaya.

Như vậy, tranh chấp biên giới là một trong những nguyên nhân gây căng thẳng giữa hai nước. Trong khi chưa phân định được đường biên giới rõ ràng, thì bất cứ khi nào một bên có động thái trong khu vực biên giới, lập tức sẽ xuất hiện binh lính của phía bên kia tới gây hấn, tạo sức ép và va chạm.

Lần gần đây nhất quân đội Ấn - Trung đụng độ dài ngày là vào năm 2017. Khi đó, Ấn Độ phản đối việc Trung Quốc mở rộng con đường trên cao nguyên Doklam, nằm ở khu vực ngã ba biên giới giữa 2 nước và Bhutan. Cuộc xung đột kéo dài trong 2 tháng và là sự kiện nghiêm trọng nhất kể từ cuộc chiến năm 1962.

Còn hiện tại, chuỗi sự kiện căng thẳng kéo dài từ đầu tháng 5 đã dẫn tới sự cố đêm 15/6. Lần này là tới lượt Trung Quốc phản đối Ấn Độ xây cất các hạ tầng ở vùng biên giới nhằm củng cố khả năng cơ động của quân đội trong mọi điều kiện thời tiết. Năm ngoái, Ấn Độ đã hoàn thành việc xây một con đường biên giới và vừa mới đưa vào sử dụng đầu tháng 5. Đoạn đường này dài 25 km nối thị trấn Leh và đèo Karakoram ở Ladakh, cùng 37 cây cầu bắc qua những con sông bị đóng băng trên cao nguyên 5.000 mét. Con đường mới cho phép quân đội Ấn Độ nhanh chóng triển khai vũ khí hạng nặng tới các khu vực mà họ không thể tiếp cận trước đây.

Ngoài ra, nước này còn có kế hoạch hoàn thành thêm 11 tuyến đường khác dọc theo đường LAC trong năm nay. Xa hơn, New Delhi còn muốn tạo nên một hệ thống 61 tuyến đường với tổng chiều dài 3.300 km dọc theo đường LAC vào năm 2023. Theo đánh giá của các nhà phân tích, đây chính là nguyên nhân khiến Trung Quốc đưa quân đội tới khu vực này để gây hấn với nước láng giềng. Trong khi đó, Trung Quốc cũng đang nỗ lực để mở rộng tuyến đường Tây Tạng - Tân Cương, biến nó trở thành Quốc lộ 219, dọc theo đường biên giới phía tây, bao gồm các nhánh dẫn tới những vùng đất xa xôi như đi sang Pakistan hay quay lại Vân Nam, Quảng Tây.

Với thực trạng đó, đụng độ ở biên giới giữa Ấn Độ với Trung Quốc là không thể tránh khỏi. Giới phân tích đều nhất trí rằng điều duy nhất có thể làm trong thực tế là quản lý các xung đột tại biên giới tránh làm cho sự việc trầm trọng hơn.

Chiến tranh biên giới Ấn - Trung liệu có xảy ra?

Cuộc điện đàm giữa Ngoại trưởng hai nước hôm qua (17/6) cho thấy Ấn Độ và Trung Quốc đã cùng nhất trí không để căng thẳng biên giới hiện tại leo thang thành một cuộc chiến tranh bởi thiệt hại sẽ rất lớn. Vụ việc xảy ra có thể coi là một tai nạn, hay là một sai sót đáng tiếc nào đó của binh lính hai nước dẫn tới đổ máu tại thực địa.

Ngoài ra, hai bên cũng đang có những công cụ khác để kiểm soát va chạm và giao tranh, không để vụ việc phát triển thành những vấn đề nghiêm trọng hơn, cụ thể là các cuộc đàm phán ở cấp thiếu tướng ngay tại khu vực đường LAC những ngày qua. Đây có thể coi là hy vọng để hai nước sẽ tìm được một giải pháp cho xung đột.

Nhìn ở tầm vĩ mô, Ấn Độ và Trung Quốc đã thiết lập được cơ chế để quản lý biên giới, duy trì hiện trạng và ổn định tại khu vực. Cơ chế nền tảng này đã xuất hiện từ tháng 4/2018, sau cuộc họp Thượng đỉnh không chính thức giữa Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Chủ tịch Tập Cận Bình tại thành phố Vũ Hán. Văn kiện này được gọi là 'bản hướng dẫn chiến lược cho quân đội mỗi bên để tăng cường trao đổi thông tin nhằm xây dựng lòng tin và hiểu biết lẫn nhau, thúc đẩy tính dễ dự đoán và hiệu quả trong việc quản lý quan hệ biên giới'. Tại cuộc gặp đó, hai nhà lãnh đạo cũng đã chỉ thị cho quân đội cùng thực thi nghiêm túc một loạt các biện pháp xây dựng lòng tin.

Tuy nhiên, trên thực tế, việc thực thi đã có những sai số, thậm chí là những điểm bất đồng mà hai bên chưa kịp giải quyết. Vậy nên, giải pháp trước mắt là Ấn Độ và Trung Quốc phải tăng cường đối thoại, cũng như quản lý tốt quân đội tại biên giới để tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Tỉ phú Elon Musk nhắm đến Microsoft trong đơn kiện OpenAI
08:53:26 17/11/2024
Vấn đề làm lu mờ chương trình tái thiết trị giá hàng tỷ USD của Ukraine
13:58:20 16/11/2024
Chuyên gia Nga đánh giá về địa điểm tổ chức đàm phán tiềm năng giữa Tổng thống Putin và ông Trump
14:14:39 16/11/2024
Loạt lựa chọn nội các gây tranh cãi mới nhất của ông Trump
18:43:51 17/11/2024
Tòa án Mỹ chấp thuận hoãn truy tố ông Trump vụ tài liệu mật
07:05:01 17/11/2024
Trung Quốc giảm thuế xuất khẩu 209 sản phẩm
20:02:52 17/11/2024
Tổng thống Ukraine đặt mục tiêu kết thúc xung đột vào năm 2025 thông qua đàm phán
05:19:38 17/11/2024
Dịch bệnh bùng phát trên tàu du lịch biển chở 1.822 khách khởi hành từ Singapore
08:36:44 17/11/2024

Tin đang nóng

Phi Thanh Vân yêu mãnh liệt ở tuổi 42, tiết lộ bạn trai là người miền Tây "quê quê mà hiền"
19:43:48 17/11/2024
Rộ bảng điểm Kỳ Duyên nghi suýt lọt top 12 Miss Universe
19:57:27 17/11/2024
Võ Thị Hồng Loan thay đổi thế nào sau 1 năm?
19:56:39 17/11/2024
Cháy nhất Chị đẹp đạp gió tập 4: Tóc Tiên làm thiên nga cực slay, Thiều Bảo Trâm bị réo gọi vì lý do không ngờ
18:43:35 17/11/2024
Doãn Hải My vượt 80km về quê Đoàn Văn Hậu chỉ để làm một việc, khoảnh khắc hé lộ mối quan hệ với gia đình chồng
20:55:37 17/11/2024
Cô gái ngoại quốc ngồi trước nhà nhặt 1 loại rau, nhìn vào 2 điểm dân mạng khẳng định: Dâu Việt Nam 100%
18:33:06 17/11/2024
Vì sao Kỳ Duyên lọt top 30 Miss Universe nhờ thực lực?
21:28:52 17/11/2024
Ông trùm Diddy làm loạn trong tù
21:15:59 17/11/2024

Tin mới nhất

Hội nghị thượng đỉnh G20: Tổng thư ký LHQ và Tổng thống Brazil khẳng định cam kết chống biến đổi khí hậu

20:08:05 17/11/2024
Tại Hội nghị lần này, Brazil đã đề xuất ba trụ cột thảo luận chính bao gồm, hòa nhập xã hội và cuộc chiến chống đói nghèo; chuyển đổi năng lượng và phát triển bền vững; và cải cách thể chế và quản trị toàn cầu.

Iran bình luận về khả năng nối lại các cuộc đàm phán hạt nhân

20:06:37 17/11/2024
Theo ông, kể từ khi cố Tổng thống Ebrahim Raisi lên nắm quyền, các cuộc đàm phán Iran Mỹ đã được tổ chức thông qua trung gian Oman, nhưng quá trình này đã bị đình chỉ kể từ tháng 5.

Tanzania: 5 người thiệt mạng trong vụ sập tòa nhà ở Dar es Salaam

20:06:14 17/11/2024
Hàng trăm nhân viên cứu hộ tìm kiếm trong đống đổ nát bằng tay không, khoan và búa để cố gắng giải cứu những người sống sót. Máy xúc cũng được điều động tới hiện trường.

Hội người Việt Nam tại CH Séc kỷ niệm 25 năm thành lập

19:58:17 17/11/2024
Về phía CH Séc có Chủ tịch Thượng viện Milos Vystrcil, Phó Chủ tịch Hạ viện Karel Havlicek cùng lãnh đạo các bộ ban ngành của CH Séc.

Houthi tuyên bố ra đòn thành công nhằm vào cơ sở quan trọng của Israel ở Eilat

18:45:45 17/11/2024
Ông Saree nhấn mạnh chiến dịch chống Israel của các lực lượng Houthi sẽ không dừng lại cho đến khi hoạt động của Israel ở Dải Gaza chấm dứt và Dải Gaza được dỡ bỏ phong tỏa cũng như Israel chấm dứt hành động xâm nhập Liban.

Vụ tấn công bằng dao ở Trung Quốc: Cảnh sát bắt được hung thủ ngay tại hiện trường

18:43:24 17/11/2024
Vụ tấn công kinh hoàng này đã làm 8 người thiệt mạng và 17 người khác bị thương. Hiện các nhân viên y tế đang nỗ lực cứu chữa những người bị thương trong khi cảnh sát tiếp tục điều tra vụ án.

Australia: Máy bay cỡ nhỏ lao xuống bãi chăn thả gia súc làm 3 người tử vong

18:07:58 17/11/2024
Cả ba người trên máy bay gồm phi công và hai hành khách đã tử vong ngay tại hiện trường. Các nạn nhân chưa được xác định danh tính chính thức.

Các hiệp định thương mại tự do là chìa khóa cho sự thịnh vượng của châu Á

17:35:21 17/11/2024
Bất kỳ động thái nào hướng tới sự tách rời đều có thể có những tác động sâu sắc đến nền kinh tế châu Á, đặc biệt là đối với các quốc gia phụ thuộc nhiều vào thương mại với Trung Quốc.

Hang động Lascaux tại Pháp, nơi lưu giữ thông điệp của người tiền sử

17:33:31 17/11/2024
Hang nhân tạo này chỉ cách hang gốc hơn 200 m. Mọi chi tiết được tái tạo lại y hệt như nguyên bản và người Pháp đã phải mất mất 11 năm để tạo ra phiên bản II này. Thật là tuyệt vời!

Schengen - nơi ra đời thị thực quyền lực nhất thế giới

16:38:47 17/11/2024
Tuy nhiên, với đa số người dân châu Âu, lợi ích mà hiệp ước Schengen đem lại lớn hơn nhiều so với những phiền toái. Hiệp ước đã tác động đến đời sống hàng ngày của tất cả các quốc gia thành viên khối Schengen với tổng dân số khoảng 400 ...

Nhận lời đe dọa khi nhắn tin với AI

07:11:44 17/11/2024
Một cử nhân sau đại học tại Mỹ đã nhận tin nhắn đe dọa khi trò chuyện với chatbot trí tuệ nhân tạo (AI) Gemini của Công ty Google.

Ông Tập Cận Bình dự khánh thành cảng nước sâu do Trung Quốc đầu tư tại Peru

06:57:52 17/11/2024
Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình cùng Tổng thống Peru Dina Boluarte ngày 14.11 tham dự trực tuyến lễ khánh thành cảng nước sâu Chancay.

Có thể bạn quan tâm

Lịch âm hôm nay 18/11/2024 - Ngày 18/11/2024 là ngày tốt hay xấu

Trắc nghiệm

00:05:11 18/11/2024
Xem lịch âm ngày 18/11/2024 (Thứ 2), lịch vạn niên ngày 18/11/2024. Xem ngày tốt xấu, giờ đẹp xuất hành, khai trương, động thổ,...

Nữ thần thanh xuân bị yêu cầu giải nghệ vì 7 năm đóng 17 phim rác, nhan sắc trong veo nhưng diễn dở không chịu nổi

Hậu trường phim

23:43:42 17/11/2024
QQ đưa tin Thẩm Nguyệt đang có tác phẩm Thất Tiếu đóng cùng Lâm Nhất phát sóng. Phim là sự kết hợp của hai ngôi sao từng được tung hô là Nam/Nữ thần thanh xuân nhưng lại thất bại thảm hại.

Hương Giang trả lời khiến dân mạng bật cười khi được "xúi" đi thi Miss Universe

Sao việt

23:40:41 17/11/2024
Với vai trò nhà sản xuất Miss Universe Vietnam 2024, Hương Giang thể hiện sự nhẹ nhõm và bày tỏ tình cảm đối với những nỗ lực của Kỳ Duyên.

Phim Hàn kết thúc xuất sắc với rating chạm đỉnh, nam chính diễn hay đến mức netizen đòi trao ngay cúp Daesang

Phim châu á

23:28:51 17/11/2024
Doubt là dự án truyền hình hiếm hoi vẫn giữ được phong độ chắc chắc, khiến người xem chìm đắm vào trong từng diễn biến của cốt truyện.

Mỹ nam phim Việt giờ vàng hot rần rần vì quá đẹp trai, visual được ví với một huyền thoại màn ảnh

Phim việt

23:23:01 17/11/2024
Người xem rất tò mò về nhân tố mới này khi đây là màn ra mắt chính thức đầu tiên của Thừa Tuấn Anh trên sóng giờ vàng VTV.

Lý do Phương Thanh, Minh Tuyết bật khóc ở 'Chị đẹp đạp gió'

Tv show

23:16:11 17/11/2024
Công diễn 1 của Chị đẹp đạp gió , Phương Thanh chật vật, liều lĩnh khi cùng đàn em nhảy gợi cảm. Trong khi Ngọc Ánh, Minh Tuyết gây xúc động khi trải lòng về câu chuyện của bản thân.

Vai trò mới của Casemiro

Sao thể thao

23:14:41 17/11/2024
Manchester United đối mặt với cơn bão chấn thương nghiêm trọng ở hàng phòng ngự, buộc HLV Ruben Amorim phải tìm ra giải pháp tức thời để bảo đảm sự ổn định cho đội bóng.

Victoria Beckham kể lại cuộc tình với David Beckham hơn 25 năm trước

Sao âu mỹ

22:31:03 17/11/2024
Victoria Beckham (50 tuổi) đã chia sẻ câu chuyện đáng nhớ về buổi hẹn hò cách đây hơn 2 thập kỷ với chồng David Beckham (49 tuổi).

Sao Hàn 17/11: Song Joong Ki hạnh phúc hơn sau ly hôn, thư gửi Sulli gây sốt

Sao châu á

22:21:47 17/11/2024
Song Joong Ki được đánh giá là hạnh phúc hơn sau khi ly hôn Song Hye Kyo; bức thư Krystal gửi Sulli bỗng dưng gây sốt trở lại.

Sự trưởng thành của "boy phố Hà Nội" BigDaddy

Nhạc việt

22:04:11 17/11/2024
Và với album Nhân Trần, Hà Nội hiện lên thật dung dị qua những câu chuyện rất gần gũi, nhưng được kể theo phong cách của riêng BigDaddy.

Nhóm nhạc khiếm thính Hàn Quốc được truyền thông quốc tế ghi nhận

Nhạc quốc tế

21:59:02 17/11/2024
Hành trình đầy cảm hứng của Big Ocean, nhóm nhạc khiếm thính đầu tiên của Kpop, đã được khán giả và truyền thông quốc tế đánh giá cao.