Trung Quốc : Thịt lợn thiếu lại đắt, thịt chó lên ngôi
Cơn khát thịt lợn buộc người dân Trung Quốc khôi phục lại thói quen ăn thịt chó mà nhiều người đang cố gắng từ bỏ vài năm trở lại đây.
“Tại sao anh không chọn thịt chó nếu muốn ăn thịt”, bồi bàn gợi ý thực khách trong tiệm ăn nhỏ ở huyện Vạn An, tỉnh Giang Tây, Trung Quốc.
Trước đây khi tới cửa hàng này, các thực khách sẽ vào thẳng bếp, chọn món lợn mà họ ưa thích và yêu cầu đầu bếp nấu theo.
Nhưng thịt lợn đang khan hiếm và đắt đỏ, nhiều người chuyển sang ăn thịt chó, món mà không ít người hô hào từ bỏ vài năm trở lại đây.
Người Trung Quốc quay sang ăn thịt chó khi thiếu thịt lợn. (Ảnh: Reuters)
Khi giá thịt lợn tiếp tục tăng cao, sự bất mãn của người tiêu dùng cũng tăng lên theo, đặc biệt là nhóm có thu nhập thấp. Người dân giờ đây không còn quá tin tưởng vào lời hứa về một tương lai kinh tế tươi sáng của giới chức lãnh đạo Trung Quốc khi mà họ chưa thể giải quyết bài toán khát thịt nhiều tháng qua.
Trong một siêu thị ở trung tâm huyện Vạn An, giá lợn nạc lên tới 72 NDT/kg (gần 236.000 đồng) trong khi giá sườn lợn chạm mức 74 NDT/kg (gần 243.000 đồng), gấp đôi so với thời điểm cách đây 1 năm và cao ngang ngửa với các thành phố lớn như Thượng Hải, Bắc Kinh.
Khi người dân ở vùng quê nghèo với thu nhập trung bình 2.500 NDT/tháng (hơn 8 triệu đồng) không muốn bỏ ra một số tiền cao như vậy để ăn thịt, siêu thị bắt đầu giảm giá thịt thỏ để kích thích sức mua.
Tại các chợ cóc nằm bên ngoài trung tâm huyện, hầu hết các hàng thịt lợn đã ngừng kinh doanh do người dân đang dần bài xích thịt lợn giá cao.
Không chỉ đắt đỏ, thịt lợn đang trở nên khan hiếm ở các vùng quê Trung Quốc khi dịch tả lợn châu Phi quét qua các khu vực này hồi đầu năm.
Video đang HOT
Theo SCMP, dù chính phủ Trung Quốc tìm đủ mọi cách để giải quyết, cuộc khủng hoảng thịt lợn vẫn không có dấu hiệu sẽ sớm kết thúc.
Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc cho biết, giá thịt lợn trung bình trên toàn quốc tăng 69% trong tháng 9 so với cùng kỳ năm 2018, đấy chỉ số tiêu dùng 3%, chạm mốc lạm phát Bắc Kinh đề ra cho năm 2019.
Nhưng mức giá này dự kiến sẽ còn đội lên trong những tháng tới khi đàn lợn ở Trung Quốc vẫn đang tiếp tục giảm.
Các chuyên gia tin rằng sẽ phải mất nhiều năm để đàn lợn Trung Quốc hồi phục trở lại sau đợt càn quét khủng khiếp của dịch tả lợn lần này.
Khi cơn khát lợn vẫn thưa thể giải quyết, người dân ở những vùng quê nghèo như Vạn An khó có thể đưa trở lại thịt lợn vào mâm cơm hàng ngày của họ và phải tìm đến các lựa chọn thay thế như thịt chó.
(Nguồn: SCMP)
SONG HY
Theo VTC
Trung Quốc đưa trở lại chế độ tem phiếu để đối phó với cuộc khủng hoảng thịt lợn
Nhiều địa phương của Trung Quốc phát hành tem phiếu mua thịt lợn giá rẻ để đối phó với cơn khát thịt lợn đang ngày càng nghiêm trọng.
Giá thịt lợn trong tháng 8 tại Trung Quốc tăng gần 50% so với một năm trước đó trong bối cảnh thị trường thịt lợn nước này lâm vào khủng hoảng do dịch tả lợn châu Phi.
Mức giá cao ngất này đang đẩy giá thực phẩm tăng bình quân 10% và khiến lạm phát của Trung Quốc trong tháng 8 lên 2,8%.
Hàng loạt các biện pháp đang được giới chức trung ương và địa phương đưa ra đối phó với cuộc khủng hoảng hiện nay.
Một trong số đó là áp dụng chính sách tem phiếu từng tồn tại từ suốt thập niên 50 tới những năm 80 ở nước này.
Tem phiếu thịt lợn ở Nam Ninh. (Ảnh: Weibo)
Tại Nam Ninh, thủ phủ tỉnh Quảng Tây, các phiếu giảm giá bắt đầu được phân phát từ đầu tháng 9, cho phép người dân mua thịt ở mức bình ổn giá, tức là thấp hơn 10% so với giá bình quân trên thị trường 10 ngày trước đó.
Tuy nhiên, mức giá này chỉ được áp dụng tại 10 địa điểm thí điểm và mỗi người dân chỉ được mua tối đa 1 kg/ngày sau khi xuất trình giấy tờ tùy thân.
Hình thức tem phiếu này cũng được ghi nhận ở một vài thành phố phía Nam của tỉnh Phúc Kiến và dự kiến sẽ duy trì tới hết năm.
Tại thành phố Phủ Điền thuộc Phúc Kiến, chính quyền trợ cấp cho mỗi người dân 4 NDT cho 1 kg thịt lợn và giới hạn ở mức 2 kg/người.
Người tiêu dùng ở Hạ Môn, một thành phố khác ở Phúc Kiến cũng bị hạn chế, chỉ được mua 2,5kg thịt lợn mỗi ngày từ dầu tháng 8.
Ngoài Nam Ninh và Phúc Kiến, chính quyền các tỉnh Giang Tô, Giang Tây, Hải Khẩu, Tứ Xuyên, Quảng Đông cũng ban hành giới hạn giá và mức mua cho phép đối với thịt lợn.
Feng Yonghui, nhà phân tích tại cổng thông tin công nghiệp Soozhu cho rằng số thịt lợn giảm giá có thể là thịt lấy từ kho đông lạnh của chính phủ mặc dù người dân từng khẳng định họ sẽ không mua thịt đông lạnh dù giá được giảm.
"Chúng tôi thích ăn thịt tươi, chúng tôi không chấp nhận thịt đông lạnh", ông Li Liqiong, 65 tuổi cho hay. Li cho biết ông phải bỏ thói quen lân la qua các hàng thịt mỗi ngày vì giá cả quá đắt đỏ và lo ngại virus tả lợn châu Phi vẫn còn sót lại trong thịt.
Trung Quốc dừng chế độ tem phiếu mua thực phẩm từ những năm 1980. Riêng chỉ một trường hợp giới hạn mua thịt lợn được báo cáo tại thành phố Hạ Môn năm 2011.
"Giới hạn mua hàng cho thấy dự trữ thịt lợn của chính phủ không lớn lắm và cả chính phủ và thị trường đều thiếu nguồn cung thịt lợn. Đó là lý do tại sao giá cả lại đắt đỏ như hiện nay", ông Feng phân tích.
Tờ SCMP từng dự báo, kể cả khi Trung Quốc có sử dụng hết lượng thịt lợn đông lạnh của mình và nhập khẩu tất cả thịt lợn giao dịch trên thế giới để đối phó với đợt khủng hoảng này, người tiêu dùng Trung Quốc vẫn sẽ chịu cảnh thiếu hụt 6 triệu tấn thịt lợn.
Bài toán thịt lợn vẫn đang là mối quan tâm hàng đầu của giới chức Trung Quốc khi lễ kỷ niệm 70 ngày thành lập Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đang đến rất gần.
Bắc Kinh gần đây đang phải tăng cường nhập khẩu thịt từ Đan Mạch, Brazil và EU.
Hôm 16/9, Trung Quốc thông báo sẽ trợ cấp 5 triệu NDT (khoảng 700.000 USD) cho người dân tới cuối năm 2020 để sửa sang các trang trại chăn nuôi.
Chính quyền trung ương cũng yêu cầu chính quyền địa phương hỗ trợ tài chính khuyến khích người dân và các nhà sản xuất nhân giống lợn bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo. Bắc Kinh đang thảo luận về kế hoạch tăng trợ cấp, hỗ trợ cho vay và bảo hiểm cho các nhà sản xuất thịt lợn trên toàn quốc.
Trung Quốc mới đây cũng miễn áp thuế bổ sung đối với một số hàng hóa nông sản Mỹ, bao gồm đậu tương và thịt lợn. Dù Bắc Kinh khẳng định đây là động thái đáp trả thiện chí từ việc lùi áp thuế với hàng hóa Bắc Kinh của Washington, các chuyên gia cho rằng nó một phần xuất phát từ "cơn khát thịt" hiện nay.
(Nguồn: SCMP)
SONG HY
Theo VTC
Hung thủ cưỡng bức và hạ sát tàn nhẫn nữ hành khách gọi xe chịu trừng phạt thích đáng, khép lại vụ án chấn động toàn Trung Quốc sau 1 năm Đúng vào tháng 8 năm ngoái, vụ án tài xế ứng dụng đi chung xe Didi cướp của, cưỡng hiếp rồi sát hại nữ hành khách 19 tuổi đã khiến người dân Trung Quốc vô cùng hoang mang lo sợ. Trung Quốc không chỉ là đất nước đông dân nhất thế giới mà nền tảng công nghệ cũng phát triển nhanh chóng. Theo...