Trung Quốc thị uy trước Nhật Bản, trang bị định vị 70% tàu cá xuống Biển Đông
Đó là một cảnh báo từ Bắc Kinh đến Nhật Bản, rằng nếu bạn đang đến và can thiệp vào Biển Đông, sau đó tôi sẽ thể hiện sức mạnh của mình trước cửa ngõ nhà bạn.
South China Morning Post ngày 25/9 đưa tin, Trung Quốc đã điều động một lực lượng máy bay quân sự lớn bất thường, bao gồm máy bay ném bom và máy bay chiến đấu, bay qua eo biển Miyako, gần đảo Okinawa, Nhật Bản hôm Chủ Nhật.
Đây là lần thứ 2 Trung Quốc điều không quân ra tập trận ở Tây Thái Bình Dương trong tháng này. Các nhà phân tích cho rằng, động thái này mang một thông điệp mạnh mẽ đến Tokyo, phản ứng với tuyên bố của tân Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản.
Trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản tuyên bố sẽ đẩy mạnh sự hiện diện quân sự của nước này ở Biển Đông, tham gia các hoạt động tuần tra bảo vệ tự do hàng hải, hàng không cùng Hải quân Hoa Kỳ.
Hơn 40 máy bay ném bom HK-6, chiến đấu cơ Su-30 và máy bay tiếp nhiên liệu bay qua eo biển này và thực hiện các nội dung diễn tập cảnh báo sớm, tấn công bất ngờ và tiếp nhiên liệu trên không.
Thẩm Tiến Khoa, người phát ngôn lực lượng Không quân Trung Quốc cho hay, máy bay ném bom và máy bay chiến đấu cũng được điều động tuần tra thành “thói quen” trong phạm vi vùng nhận dạng phòng không Hoa Đông.
Máy bay quân sự Trung Quốc thị uy trước Nhật Bản, ảnh minh họa: SCMP.
Video đang HOT
Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã điều động 1 chiến đấu cơ cất cánh theo dõi 8 máy bay quân sự Trung Quốc bay qua eo biển Miyako, hãng thông tấn Kyodo đưa tin. Không có máy bay Trung Quốc nào xâm phạm không phận Nhật Bản.
Eo biển Miyako là tuyến đường hàng hải, hàng không quốc tế đi ra Tây Thái Bình Dương. Nhưng theo các nhà phân tích quân sự, quy mô của cuộc tập trận hôm qua là “chưa từng có”.
Lý Kiệt, một nhà bình luận quân sự Bắc Kinh nói với South China Morning Post: “Điều này rất hiếm khi xảy ra, số lượng và chủng loại các máy bay quân sự tham gia tập trận lần này chưa từng thấy trước đây.”
Ông Kiệt cho rằng, cuộc tập trận này là một phản ứng với kế hoạch của Nhật Bản dự định tham gia tuần tra chung với Mỹ ở Biển Đông.
Antony Wong Dong, nhà bình luận quân sự Macau cho rằng: “Đó là một cảnh báo từ Bắc Kinh đến Nhật Bản, rằng nếu bạn đang đến và can thiệp vào Biển Đông, sau đó tôi sẽ thể hiện sức mạnh của mình trước cửa ngõ nhà bạn.”
Ông cho rằng, các cuộc tập trận ở Biển Đông và Hoa Đông đang ngày càng trở nên thường xuyên hơn, gia tăng cả quy mô lẫn tần suất.
Trong một động thái khác có liên quan đến Biển Đông, South China Morning Post ngày 26/9 cho biết, một nhà khoa học tham gia phát triển công nghệ định vị toàn cầu Bắc Đẩu của Trung Quốc cho hay, hệ thống này đã đạt được độ chính xác tới centimet, ngang ngửa với GPS của Hoa Kỳ.
Hầu hết các đèn biển do Trung Quốc xây dựng, các căn cứ quân sự và tàu cá đã được sử dụng hệ thống định vị Bắc Đẩu từ năm 2012.
Đối với các căn cứ quân sự, hệ thống Bắc Đẩu cung cấp năng lực cải thiện an ninh chống can thiệp và chống đánh chặn. Chuyên gia này cho hay, hiện có khoảng 70% tàu cá Trung Quốc hoạt động ở Biển Đông được trang bị định vị Bắc Đẩu.
Họ được hưởng lợi từ chức năng giao tiếp của hệ thống này, trong đó cho phép các thiết bị đầu cuối gửi tin nhắn ra ngoài cùng với thông tin, vị trí của họ.
“Với Bắc Đẩu, họ có thể cho gia đình biết mình vẫn an toàn. Họ cũng có thể báo cho lực lượng hải cảnh nếu xảy ra chuyện gì đó. Nó đảm bảo cho sự an toàn của ngư dân đánh bắt ở Biển Đông.”
Hệ thống định vị Bắc Đẩu hiện có 23 vệ tinh trong quỹ đạo. Bắc Kinh hy vọng sẽ có thêm 20 vệ tinh được phóng lên vào năm 2020 cho mạng lưới này.
Bắc Kinh đã thuyết phục được một số nước châu Á như Lào và Pakistan sử dụng miễn phí dịch vụ định vị Bắc Đẩu. Trung Quốc đang chào hàng dịch vụ này tới các quốc gia tham gia hệ thống “Một vành đai, một con đường”.
Theo Giáo Dục
Tàu Trung Quốc bị phạt hàng triệu USD vì đánh cá trái phép
Hai tàu Trung Quốc đối mặt với án phạt hàng triệu USD vì đánh cá trái phép ở vùng biển của Guinea, phía tây châu Phi.
Tàu cá Trung Quốc hoạt động gần đảo Ganghwa, Hàn Quốc, hồi tháng 6. Ảnh: AP.
Hai tàu cá Trung Quốc Chang Yuan Yu 6 và Lu Jiao Nan Yuan Yu 102 nằm trong số 14 tàu cá bị phát hiện đánh bắt trái phép tại vùng biển các nước Gambia, Guinea, Guinea - Bissau và Senegal từ 28/8 đến 1/9, AFPdẫn lời Bộ trưởng thủy sản Guinea Andre Loua nói ngày 8/9.
Tàu Chang Yuan Yu 6 được áp giải về cảng tạm giữ. Tàu Trung Quốc còn lại đã kịp bỏ trốn. Thủy thủ trên tàu được trả tự do. Hai tàu cùng thuộc một công ty, hiện chưa công bố tên.
Guinea sẽ áp dụng mức phạt tối đa 1 triệu euro (1,1 triệu USD) đối với Chang Yuan Yu 6 và gấp đôi mức này với tàu đã bỏ trốn.
Giới chuyên gia gần đây cảnh báo khu vực Tây Phi đang mất dần nguồn thu quan trọng do các vùng biển của họ bị những tàu cá ở xa, có thể là từ Hàn Quốc, đến khai thác.
Việc bán quyền đánh cá cho nước ngoài mang lại cho châu Phi khoảng 400 triệu USD trong năm 2014, theo Tổ chức Lương thực Thế giới (FAO). Về lý thuyết, châu Phi có thể thu về 3,3 tỷ USD nếu các đội tàu cá châu lục này tự đánh bắt cá rồi xuất khẩu.
Vị trí Guinea, châu Phi. Đồ họa: BBC.
Như Tâm
Theo VNE
Tuần duyên Mỹ - Trung tham gia chiến dịch chung ở Thái Bình Dương Các tàu tuần duyên Mỹ và Trung Quốc mùa hè này tổ chức chiến dịch chung ở Thái Bình Dương, trong cuộc tuần tra thường niên nhằm ngăn chặn đánh bắt trái phép. Tàu tuần duyên Mellon. Ảnh: USCoastGuard Trong thông cáo gửi Japan Times, một phát ngôn viên Tuần duyên Mỹ cho biết tàu Mellon "gặp và trao đổi chuyên nghiệp" với...