Trung Quốc theo chân Mỹ về máy bay tác chiến điện tử?
Những hình ảnh mới làm dấy lên nghi vấn về việc Trung Quốc phát triển máy bay tác chiến điện tử dựa trên những mẫu máy bay sẵn có.
Hình ảnh mới nhất của máy bay J-10D được lan truyền trên mạng xã hội.ẢNH CHỤP MÀN HÌNH SCMP
Theo tờ South China Morning Post ngày 23.7, hình ảnh về những phiên bản mới của các máy bay chiến đấu thuộc Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) mới đây cho thấy Trung Quốc đang theo chiến lược Mỹ về phát triển máy bay quân sự đa nhiệm trang bị năng lực tác chiến điện tử phục vụ các chiến dịch hỗn hợp.
Ít nhất 2 phiên bản của máy bay J-15D, dựa trên mẫu J-15, được trang bị các thiết bị đối kháng điện tử (ECM) trên cánh đã xuất hiện trên boong tàu sân bay Sơn Đông sau khi tàu hoàn tất đợt bảo trì đầu tiên tại xưởng đóng tàu Đại Liên vào đầu tháng 7.
Hình ảnh phiên bản J-15D với bộ phận tác chiến điện tử ở 2 đầu cánh xuất hiện lần đầu vào năm 2018. Hình ảnh mới đây cho thấy lần đầu tiên máy bay này xuất hiện trên tàu sân bay.
Video đang HOT
Hai chiếc J-15D trên boong tàu sân bay Sơn Đông. ẢNH CHỤP MÀN HÌNH SCMP
Tuần trước, giới quan sát quân sự Trung Quốc chia sẻ trên Twitter hình ảnh một phiên bản mới của tiêm kích J-10 với một bộ phận nổi bật dọc sống lưng.
Không có vũ khí mạnh mẽ dưới cánh, hình dáng của biến thể J-10 này nhìn tương tự như mẫu F-16C/D Block 52 và Block 60 của Mỹ, biến thể của F-16 với hệ thống tác chiến điện tử mà Mỹ đã bán cho Pakistan và Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất vài năm trước.
Một nguồn tin quân sự Trung Quốc cho rằng sự xuất hiện của J-15D “có nghĩa là máy bay mới nhiều khả năng sẽ trở thành một trong những máy bay trên tàu để phối hợp với những máy bay J-15 khác”.
Máy bay tấn công điện tử J-15D của PLA. ẢNH CHỤP MÀN HÌNH SCMP
Một nguồn tin khác cho rằng không có những tên lửa mạnh mẽ, mẫu biến thể J-10D sẽ không thể tấn công bất ngờ như J-15D và J-16D. Thay vào đó, J-10D sẽ có nhiệm vụ hỗ trợ các máy bay khác trong việc phát hiện, gây nhiễu tín hiệu radar của đối phương, cũng như tiến hành do thám và các nhiệm vụ phòng vệ khác.
“Nhưng cho đến nay, biến thể J-10D vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm bởi Viện thiết kế máy bay Thành Đô, và chưa hoàn tất”, theo nguồn tin.
Chuyên gia Chu Thần Minh tại Viện khoa học và công nghệ quân sự Viễn Vọng tại Bắc Kinh cho rằng việc phát triển các máy bay tác chiến điện tử đa năng dựa trên những mẫu máy bay hiện có đang trở thành một xu hướng mới nhờ tính hiệu quả và tiết kiệm chi phí.
PLA phát triển máy bay tác chiến điện tử đầu tiên vào thập niên 1980, dựa trên mẫu oanh tạc cơ H-5, với chức năng gây nhiễu nhằm tháp tùng các đội hình tiêm kích.
Theo ông Chu, mẫu J-15D và J-16D được thiết kế để chiến đấu cùng mẫu J-20 tàng hình và mẫu J-15 trên tàu sân bay, với khả năng bay trên 500-1.000 km nhằm tấn công tên lửa tầm xa nhằm vào các mục tiêu như trạm radar, căn cứ quân sự và trung tâm chỉ huy.
Trong khi đó, J-10D nhằm đối phó thế hiện máy bay hạng nhẹ F-35 Lightning II của Mỹ có hệ thống quang – điện tử giúp nhận diện mục tiêu và cải thiện khả năng nắm bắt tình hình của phi công, giúp máy bay xác định những khu vực cần thiết.
Tân Tổng thống Philippines muốn không quân lớn mạnh để bảo vệ chủ quyền
Tân Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr tuyên bố sẽ hiện đại hóa không quân nước này để đối phó những tranh chấp chủ quyền, đặc biệt là tại Biển Đông.
Tổng thống Ferdinand Marcos Jr ngày 1.7 đã đến thăm căn cứ không quân Clark ở đảo Luzon nhân buổi lễ kỷ niệm 75 năm ngày thành lập không quân, một ngày sau khi nhậm chức, theo tờ Philippine Daily Inquirer.
Máy bay, trực thăng và UAV tại căn cứ Clark. Ảnh KHÔNG QUÂN PHILIPPINES
Phát biểu tại sự kiện, nhà lãnh đạo cho biết kế hoạch của chính quyền là xây dựng lực lượng không quân "mạnh hơn, lớn hơn và hiệu quả hơn" nhằm bảo vệ chủ quyền đất nước.
Tổng thống Marcos Jr nói rằng việc sở hữu năng lực giám sát trên không hiện đại hơn là điều cần thiết trong lúc Philippines đang liên quan đến những tranh chấp lãnh thổ. Ông không nhắc gì đến Trung Quốc, nước đưa ra yêu sách vô căn cứ đối với gần hết Biển Đông.
Bên cạnh đó, việc tăng cường năng lực cũng là điều rất quan trọng cho quân đội Philippines trong việc bảo vệ an ninh trước các nhóm vũ trang đối lập, tân tổng thống cho hay.
Tại buổi lễ, tư lệnh không quân Connor Anthony Canlas ca ngợi việc mua sắm vũ khí trị giá hơn 52 tỉ peso (943 triệu USD) được thực hiện dưới thời cựu Tổng thống Rodrigo Duterte theo giai đoạn 2 của chương trình hiện đại hóa quân đội.
Chương trình đang ở phần cuối của giai đoạn 2 (từ năm 2018-2022) và giai đoạn 3 sẽ diễn ra dưới nhiệm kỳ của ông Marcos. Do hạn chế ngân sách, một số dự án trong giai đoạn 2 bị dồn lại cho giai đoạn 3 gồm kế hoạch mua 6 máy bay tấn công hạng nhẹ A-29B, 6 máy bay không người lái (UAV) Hermes 900, 4 UAV ScanEagle, 2 trực thăng tấn công T219, 16 trực thăng UH-60, một máy bay cá nhân G280, 5 máy bay vận tải C-295 và hệ thống phòng thủ tên lửa Spyder Philippines.
Trong giai đoạn 2, Philippines đã mua nhiều vũ khí và sẽ được giao trong những năm tới, gồm 4 hệ thống radar, 32 trực thăng UH-60 và 2 trực thăng vận tải.
Không quân Philippines hiện có 18.626 quân nhân và 1.245 nhân viên dân sự. Lực lượng này có đội dự bị gần 34.000 người.
Trung Quốc sẵn sàng hỗ trợ phụ tùng thay thế cho máy bay Nga Đại sứ Trung Quốc tại Nga cho biết Bắc Kinh sẵn sàng cung cấp phụ tùng thay thế cho máy bay Nga. Nga đã gặp khó khăn trong vấn đề bảo dưỡng và thay thế phụ tùng do các lệnh trừng phạt của phương Tây sau xung đột với Ukraine. Ảnh: AFP Theo kênh RT (Nga), Đại sứ Trung Quốc tại Nga Zhang...