Trung Quốc thêm ác cảm, bớt bạn bè vì biển Đông
Cả Malaysia và Indonesia đều phản ứng gay gắt trước những hoạt động gây hấn trên biển Đông của Trung Quốc.
Malaysia cảnh giác với Trung Quốc trên biển Đông
Hãng tin Reuters dẫn lời một quan chức giấu tên thuộc Cơ quan Thực thi hàng hải Malaysia (MMEA) cho biết, các tàu của Trung Quốc đã từng xuất hiện nhiều lần tại bãi cạn South Luconia, ngoài khơi thành phố dầu mỏ Miri.
Cụ thể, một sĩ quan trên tàu tuần tra của Malaysia cho biết ông cảm thấy bị sốc khi một tàu lớn hú còi ầm ĩ và hướng thẳng về phía tàu Malaysia với tốc độ cao, trước khi những người trên tàu của Malaysia nhìn thấy rõ dòng chữ “Hải cảnh Trung Quốc” trên thân tàu.
“ Hành động lao tàu như vậy trông giống như đang tấn công thuyền của chúng tôi, có thể để đe dọa” – một nguồn tin tiết lộ với hãng tin Reuters một đoạn video ghi lại một vụ xảy ra trước đây nhưng chưa từng được báo cáo.
Một tướng cấp cao cho biết Malaysia cần phải cứng rắn trước các cuộc xâm nhập trên biển trong bối cảnh Trung Quốc bành trướng khắp biển Đông.
Theo các nhà ngoại giao phương Tây, do bị phụ thuộc vào Trung Quốc trong lĩnh vực thương mại và đầu tư nên Malaysia thường phản ứng yếu ớt đối với hành động hung hăng của Trung Quốc trong khu vực biển Đông.
Còn nhớ hồi năm 2013 và 2014, Bắc Kinh từng tiến hành 2 cuộc tập trận hải quân ở bãi cạn James, cách bờ biển Sarawak chưa tới 50 hải lý nhưng Malaysia đã bỏ qua việc này.
Thậm chí hồi năm 2015, việc ngư dân Malaysia ở Miri bị những người đàn ông có vũ trang trên tàu Cảnh sát biển Trung Quốc bắt nạt bị làm ngơ.
Các tàu của Tuần duyên Malaysia trong một đợt tuần tra trên Biển Đông – Ảnh: MMEA
Sự kiện khiến Malaysia bừng tỉnh và có những phản ứng mạnh mẽ đó là việc hơn 100 tàu cá Trung Quốc bị phát hiện lấn tới cụm bãi cạn South Luconia, phía Nam của quần đảo Trường Sa hồi tháng 3 năm nay.
Video đang HOT
Trước hành động gia tăng căng thẳng này, Malaysia đã triển khai tàu hải quân và triệu tập đại sứ Trung Quốc yêu cầu giải thích rõ vụ việc.
Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Trung Quốc bao biện rằng tàu đánh cá nước này đánh bắt bình thường ở “các vùng biển liên quan”. Chỉ một vài tuần sau đó, Malaysia công bố kế hoạch thiết lập một cơ sở điều hành hải quân gần Bintulu, phía Nam của Miri.
Theo ông Hishammuddin Hussein, Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia, cơ sở này sẽ chứa máy bay trực thăng, máy bay do thám và một lực lượng đặc nhiệm. Nó có nhiệm vụ bảo vệ tài sản dầu mỏ và khí đốt phong phú của đất nước trước nguy cơ tấn công của phiến quân IS có trụ sở tại miền Nam Philippines, tức cách hàng trăm cây số về phía Đông Bắc.
Tuy nhiên một số quan chức và chuyên gia cho rằng hành vi trên biển Đông của Trung Quốc mới là nguyên nhân xâu xa dẫn đến những quyết định trên của Malaysia.
Trung Quốc bớt bạn
Ngoài Malaysia, mới đây những hành động ngang ngược của Trung Quốc tiếp tục vấp phải phản ứng mạnh mẽ từ Indonesia.
Thông báo của Hải quân Indonesia ngày 30/5 cho biết hôm 27/5, một tàu tuần tra của nước này đã chặn một tàu cá Trung Quốc đang xâm nhập trái phép và hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế của quần đảo Natuna của Indonesia.
Đại tá Budi Amin, phát ngôn viên hải quân Indonesia cho biết, tàu này đã không chịu dừng hoạt động đánh bắt cá trước lệnh của hải quân Indonesia, tàu khu trục của Indonesia đã nổ súng vào tàu cá Trung Quốc.
Một tàu Trung Quốc bị Indonesia bắt giữ hồi tháng 4 năm nay.
Phát đạn của tàu khu trục bắn trúng vào đuôi tàu cá Trung Quốc, có số hiệu Gui Bei Yu-27088 và không ai trên tàu cá bị thương.
“Việc bắt giữ này là nhằm để cho thế giới thấy rằng Indonesia sẽ có hành động cứng rắn chống lại các tàu xâm phạm lãnh thổ của chúng tôi” – ông Amin nói.
Đại tá Budi Amin còn cho biết thêm là Indonesia tuân thủ các quy trình tiêu chuẩn của quốc tế trong việc ứng xử với các tàu nước ngoài đi vào vùng biển của họ, bao gồm cả việc giương cờ cảnh báo, liên lạc nhắc nhở và bắn cảnh cáo.
Căng thẳng ngoại giao Indonesia – Trung Quốc gia tăng hồi tháng 3 năm nay, khi hai nước đối đầu liên quan đến một tàu cá ở vùng biển ngoài khơi Natuna.
Tàu đánh cá Trung Quốc bị bắt với cáo buộc đánh bắt trái phép, trong khi Bắc Kinh cáo buộc Indonesia tấn công tàu khi nó đang ở “ngư trường truyền thống của Trung Quốc”. Vụ việc sau đó được giải quyết và được xác định là “sự hiểu lầm” giữa hai nước.
Rõ ràng với những hành động gây hấn trên biển Đông, Bắc Kinh đang thêm bạn bớt thù và trở thành mối đe dọa với nhiều nước trong khu vực.
Hồng Sơn (Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Nga chế tạo hàng chục "căn cứ tên lửa khổng lồ trên biển"
Tổng công ty đóng tàu Thống nhất Nga (USC) dự kiến sẽ ký một hợp đồng với điện Kremlin để xây dựng một dự án đóng tàu mới có tên Dự án 23.560 Leader.
Theo nationalinterest, Dự án 23.5670 Leader là dự án thiết kế và lắp ráp chiến hạm có kích thước khổng lồ và toàn diện trong tấn công và phòng thủ.
Khu trục hạm tương lai lớp Leader có lượng dãn nước 17.500 tấn, với chiều dài 200m, chiều rộng 20m biến chúng trở thành chiến hạm khổng lồ, lớn hơn hầu hết các tàu tuần dương hạng nặng được sản xuất kể từ sau chiến tranh thế giới thứ 2.
Với kích thước cực lớn, Leader-class xứng đáng là khu trục hạm lớn nhất thế giới, vượt qua cả tuần dương hạm lớp Slava của Nga, khu trục hạm lớp Arleigh Burke, tuần dương hạm lớp Ticonderoga của Mỹ và khu trục hạm Type 055 của Trung Quốc, chỉ chịu kém mỗi tuần dương hạm hạt nhân lớp Kirov của Nga.
Tàu được trang bị động cơ turbin khí mạnh mẽ giúp nó đạt vận tốc 30 hải lý/h, với khả năng hành trình tối đa trên biển mà không cần tiếp liệu là 90 ngày. Tuy nhiên, Hải quân Nga cũng đã phê duyệt cả 2 thiết kế sử dụng động cơ thông thường và động cơ hạt nhân.
Khu trục hạm Leader-class được thiết kế với khả năng chống máy bay, tên lửa đạn đạo, chống hạm và cả chống ngầm. Ngoài ra, chúng còn được trang bị một tính năng rất quan trọng là khả năng phóng tên lửa hành trình tầm xa như Kalibr-NK.
Con tàu là một căn cứ tên lửa di động trên biển, thể hiện rõ tư tưởng lấy tên lửa làm trọng của hải quân và cả quân đội Nga. Theo một số nguồn tin con tàu này được trang bị tổng cộng 204 quả tên lửa chống hạm, phòng không và chống ngầm.
Mô hình tàu khu trục lớp Leader của Nga
Cụ thể, tàu có khả năng mang theo 60 tên lửa hành trình chống hạm tầm xa thế hệ mới P-800 Onyx, 128 quả tên lửa phòng không tầm gần, tầm trung và tầm xa, trong đó có cả phiên bản trên hạm của S-400 và S-500, cùng với 16 quả tên lửa chống ngầm. Một số tên lửa chống hạm có khả năng là biến thể của tên lửa siêu thanh Zircon.
Cuối năm ngoái, Văn phòng Tình báo Hải quân của Hải quân Hoa Kỳ cho rằng người Nga sẽ tiến hành sản xuất 12 chiếc Leader-class. Trong đó 6 chiếc trang bị cho Hạm đội Thái Bình Dương. 6 chiếc cho hạm đội ở miền Bắc nước Nga.
Cũng theo Văn phòng Tình báo Hải quân Hoa kỳ, nếu trong tình hình kinh tế như hiện nay, Nga có thể chế tạo được Leader-class thì sẽ gây sức ép lớn lên phía Hoa Kỳ bởi lớp tàu chiến này có khả năng chở gấp đôi số tên lửa của tàu chiến Arleigh Burke-class - tàu khu trục mạnh nhất Hoa Kỳ hiện này.
"Với động cơ đẩy hạt nhân, lớp tàu chiến mới này có khả năng can thiệp trên phạm vi toàn cầu mà không cần bất kỳ hỗ trợ nào. Điều đó khiến Moscow sở hữu một công cụ triển khai sức mạnh nguy hiểm."
Theo một bản báo cáo của quân đội Nga, sớm nhất thì đến năm 2020, chiếc tàu chiến đầu tiên thuộc Leader-class mới được chế tạo.
Phong Lan
Theo_Người Đưa Tin
Mỹ lộ tên lửa SM-3 Block IIA triệt tiêu tên lửa đạo đạn Tên lửa SM-3 Block IIA sẽ được Mỹ thiết lập trên đất liền, trên biển và có khả năng phá hủy tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tầm trung bên ngoài khí quyển. Ảnh: US Navy Tạp chí National Interest vừa chính thức công bố thông tin về việc phát triển các tên lửa SM-3 Block IIA, vốn được Bộ Quốc phòng...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Ukraine sẵn sàng đàm phán hòa bình chấm dứt xung đột

Rủi ro khi mua tiền số liên quan Tổng thống Trump

Nga triển khai mọi biện pháp đảm bảo an ninh cho duyệt binh

Pakistan tiết lộ cuộc không chiến hạ 5 máy bay tiêm kích Ấn Độ

Pakistan cảnh báo đanh thép Ấn Độ, đe dọa "chiến tranh toàn diện"

Khói đen xuất hiện, mật nghị hồng y chưa bầu được Giáo hoàng mới

Mật nghị Hồng y bầu Giáo hoàng dùng công nghệ 'triệt tiêu' công nghệ

Elon Musk: "Tất cả sự sống trên Trái Đất rốt cuộc sẽ bị Mặt Trời hủy diệt"

Đọ sức đặc nhiệm Ấn Độ và Pakistan: "Kẻ tám lạng, người nửa cân"

Phản ứng của Nga khi Ấn Độ - Pakistan leo thang xung đột

Hé lộ đề xuất lập vùng phi quân sự của Ukraine

So sánh sức mạnh quân sự Ấn Độ và Pakistan năm 2025: Ai vượt trội hơn?
Có thể bạn quan tâm

Nam hiệu trưởng 'trượt tay' gửi ảnh, group trường 27 người 'rửa mắt', lý do sốc!
Tin nổi bật
11:59:54 08/05/2025
Xe số offroad Cross Cub 110 2025 trình làng, Yamaha PG-1 phải dè chừng!
Xe máy
11:51:46 08/05/2025
Chậm mà chắc, càng về sau càng giàu: 4 con giáp đại phát sau tuổi 35, càng muộn càng vượng, đổi đời ngoạn mục ở tuổi trung niên
Trắc nghiệm
11:36:42 08/05/2025
Thái Hòa mất liên lạc với đồng nghiệp, lộ cảnh nằm 1 chỗ, lý do gây bất ngờ
Sao việt
11:36:29 08/05/2025
Những mẫu hybrid tiếp tục hút khách tại Việt Nam
Ôtô
11:31:43 08/05/2025
Đỗ Mạnh Cường ngồi 'ghế nóng' show thực tế về người mẫu
Phong cách sao
11:22:27 08/05/2025
5 chiếc váy midi đa năng đáng sắm nhất mùa này
Thời trang
11:20:55 08/05/2025
Chồng tôi ngỏ ý mượn xe ô tô tập lái, anh rể nhảy dựng lên không cho vì tin chắc "kiểu gì cũng gây tai nạn"
Góc tâm tình
11:12:50 08/05/2025
Dù thường xuyên phải trả giá bằng mạng sống, tại sao côn trùng vẫn bị ánh sáng thu hút?
Lạ vui
11:05:55 08/05/2025
Tôi từng giữ lại mọi thứ "phòng khi cần" nhưng sau 1 năm chi tiêu tối giản, tôi thấy nhẹ cả người, ví tiền, và lòng mình thì "đầy" hơn bao giờ hết
Sáng tạo
11:05:10 08/05/2025