Trung Quốc thêm 43 ca mắc mới COVID-19 trong cộng đồng
Ngày 19/9, Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc (NHC) cho biết Trung Quốc ghi nhận 66 ca mắc mới COVID-19 trong ngày 18/9, trong đó có 43 ca lây nhiễm trong cộng đồng và 23 ca nhập cảnh.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc, ngày 12/9/2021. Ảnh tư liệu: THX/TTXVN
Theo số liệu của NHC, trong số các ca mắc nhập cảnh có 9 ca ở Vân Nam, Hồ Bắc, Quảng Tây và Tứ Xuyên mỗi nơi 3 ca, Thượng Hải và Quảng Đông mỗi nơi 2 ca và 1 ca ở Thiên Tân. Không có thêm trường hợp tử vong vì COVID-19 nào được ghi nhận tại Trung Quốc đại lục trong ngày 18/9.
Tính tới ngày 18/9, Trung Quốc đại lục ghi nhận tổng cộng 8.792 ca mắc COVID-19 nhập cảnh, trong đó 8.248 bệnh nhân đã được xuất viện và vẫn còn 544 ca đang được điều trị. Tổng số bệnh nhân COVID-19 đã được ghi nhận tại Trung Quốc đại lục là 95.689 người, trong đó 4.636 người đã tử vong và 90.126 bệnh nhân đã bình phục.
Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc) tính tới cuối ngày 18/9 đã ghi nhận tổng cộng 12.157 ca mắc, trong đó có 213 ca tử vong. Khu hành chính đặc biệt Macao (Trung Quốc) vẫn dừng ở mức 63 ca mắc, trong khi tổng số ca mắc ghi nhận tại Đài Loan (Trung Quốc) là 16.129 ca, bao gồm 839 ca tử vong. Tổng cộng 11.689 bệnh nhân mắc COVID-19 đã được xuất viện tại Hong Kong, trong khi con số này ở Macao và Đài Loan lần lượt là 63 người và 13.742 người.
Cùng ngày, Bộ Y tế New Zealand ghi nhận 24 ca mắc mới của COVID-19. Tất cả đều là các lây nhiễm trong cọng đồng ở thành phố Auckland.
Theo Giám đốc Cơ quan Y tế công New Zealand Caroline McElnay, tổng số ca mắc COVID-19 trong đợt bùng phát dịch lần này tại New Zealand đã lên tới 1.050 ca với 1.033 ca ở Auckland và 17 ca ở Wellington. Tổng số ca mắc được ghi nhận ở New Zealand kể từ khi dịch bùng phát hồi năm ngoái là 3.704 ca.
Video đang HOT
Phát biểu tại cuộc họp báo cùng ngày, Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern khuyến khích người dân sớm tiêm mũi đầu tiên vaccine ngừa COVID-19. Đến nay, New Zealand đã tiêm 4.684.416 liều vaccine ngừa COVID-19 cho người dân.
Dịch COVID-19 vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp tại nhiều nơi trên thế giới. Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 10 giờ sáng 19/9 theo giờ Việt Nam, tổng số ca tử vong vì COVID-19 đã vượt mốc 4,7 triệu người. Cụ thể, tổng số ca mắc COVID-19 được ghi nhận trên toàn cầu là 228.936.650 người, trong đó số ca tử vong là 4.700.059 người và đến nay đã có 205.522.812 bệnh nhân bình phục hoàn toàn. Hiện trên thế giới có 18.713.779 bệnh nhân COVID-19 đang được điều trị, trong đó có 99.890 người trong tình trạng nguy kịch.
Hong Kong chỉnh lại chiến lược chống COVID-19 để giữ kỷ lục 0 ca mắc mới
Khi Hong Kong (Trung Quốc) sắp đạt 2 tháng không có ca mắc cộng đồng mới, giới chức đặc khu hành chính này bắt đầu điều chỉnh lại chiến lược chống dịch COVID-19.
Một người đàn ông rời khỏi trung tâm tiêm chủng ngừa COVID-19 tại Hong Kong, Trung Quốc. Ảnh: Reuters
Tờ Straits Times đưa tin, trước làn sóng bùng phát mới trên thế giới cùng với hoành hành của biến thể Delta dễ lây lan hơn, Trưởng đặc khu hành chính Hong Kong (Trung Quốc) Carrie Lam hôm 2/8 khẳng định trọng tâm chiến lược chống COVID-19 của họ là ngăn chặn các ca mắc từ vùng khác đến. Ngoài ra, còn có phân luồng cách ly đối với hành khách đã tiêm phòng, mở rộng chiến dịch tiêm vaccine đối với nhân viên trong lĩnh vực công và trường học.
Hiện tại, toàn bộ người đến Hong Kong cần xuất trình kết quả xét nghiệm nuclei acid âm tính với virus SARS-CoV-2 trong vòng 72 giờ trước khi lên máy bay, và chỉ người dân Hong Kong mới có thể vào thành phố này nếu như họ trở về từ các nước có nguy cơ cao. Theo các quy tắc đã được điều chỉnh, những người không cư trú ở Hong Kong từ các khu vực có nguy cơ cao cũng có thể vào Hong Kong nếu họ đã tiêm phòng đầy đủ.
Đối với khu vực nguy cơ trung bình, chỉ có người Hong Kong và người đã tiêm vaccine được vào. Trước khi thay đổi, toàn bộ người đến từ khu vực nguy cơ trung bình đều có thể vào thành phố này.
Hay hiện tại, mọi du khách đều phải cách ly tại các khách sạn chỉ định trong 7 ngày nếu như họ đến từ vùng nguy cơ thấp và 21 ngày đối với vùng nguy cơ cao. Quy định mới nêu rõ người đến từ vùng nguy cơ thấp có thể chọn lựa phương án làm xét nghiệm kháng thể tại Hong Kong, sau đó cách ly 7 ngày ở khách sạn và tự giám sát thêm 7 ngày nữa.
Mặt khác, nếu cư dân Hong Kong chưa được tiêm vaccine nhưng muốn vào thành phố này phải cách ly thêm 7 ngày. Ví dụ, nếu một cư dân chưa tiêm vaccine đến từ vùng nguy cơ thấp, thay vì cách ly bắt buộc 7 ngày như cũ, người này sẽ phải cách ly 14 ngày.
Chính quyền Hong Kong cũng tăng cường xét nghiệm bắt buộc đối với tất cả những người đến thành phố này. Bà Lam cho hay tối đa một số người sẽ phải làm 7 lần xét nghiệm bắt buộc trong vòng 19 ngày kể từ ngày đến, trong đó đã tính cả lần xét nghiệm tại sân bay.
Hành khách hạ cánh xuống sân bay Hong Kong đều phải làm xét nghiệm COVID-19. Ảnh: CNS
Còn đối với lực lượng nhân viên tiếp xúc với người đến Hong Kong, chẳng hạn như nhân viên khách sạn cách ly và nhân viên lái xe chuyên chở, họ đều phải tiêm vaccine. Ngoài ra, bà Lam cũng thông báo kế hoạch "không tiêm vaccine, tự trả tiền xét nghiệm" sẽ được triển khai từ ngày 2/8 và đẩy mạnh hơn nữa.
Bắt đầu từ ngày 1/9, những công chức chưa tiêm chủng ngừa COVID-19 sẽ phải tự thanh toán chi phí xét nghiệm. Trong khi đó, những công chức từ chối tiêm vaccine hoặc làm xét nghiệm sẽ đối mặt với các hình thức kỷ luật.
Bà cho biết nhân viên y tế, người làm việc tại nhà dưỡng lão và người làm việc tại các trường học công lập sẽ là những đối tượng tiếp theo được đưa vào kế hoạch này. Cho đến nay, tại Hong Kong có 70% công chức, 67% nhân viên y tế, 64% nhân viên chăm sóc người già và người khuyết tật, cũng như 47% nhân viên giáo dục đã tiêm vaccine.
Người phụ trách lĩnh vực giáo dục, ông Kevin Yeung cho hay từ 1/9 toàn bộ nhân viên trường học và những người thường xuyên đến trường học sẽ phải tiêm ít nhất 1 liều vaccine, nếu không phải tự trả tiền làm xét nghiệm 2 tuần/lần. Những người không thể đi tiêm được vì lý do sức khỏe sẽ được miễn trừ. Ông thông báo sẽ cân nhắc mở lại lớp học trực tiếp cả ngày khi tỷ lệ tiêm chủng của các trường đạt 70%.
Hiện tại, 48% dân số Hong Kong đã tiêm 1 liều vaccine, trong khi có 36% đã tiêm đủ 2 liều.
Tính đến ngày 25/7, giới chức thành phố nhận được báo cáo về 4.500 ca phản ứng phụ sau tiêm, tương đương 0,09% những người đã tiêm vaccine, đa số đều là các phản ứng nhẹ. Và 27 người tử vong sau tiêm hay tỷ lệ là 0,005% nhưng không ca nào có mối liên hệ trực tiếp đến vaccine.
Người phụ trách y tế và thực phẩm, bà Sophia Chan thông báo trong tháng 8, chính quyền sẽ yêu cầu nhóm nhân viên phục vụ chưa tiêm vaccine tại các cơ sở ăn uống thuộc nhóm B phải xét nghiệm COVID-19 thường xuyên hơn.
Các nhà hàng loại B được phép cung cấp dịch vụ ăn uống cho đến 10 giờ tối, với số lượng khách hàng tối đa mỗi bàn là bốn người. Nhân viên tại các nhà hàng này cần phải tiêm phòng hoặc đi xét nghiệm 2 tuần/lần.
Theo đó, sau khi sửa đổi, nhân viên trong ngành dịch vụ ăn uống sẽ phải xét nghiệm hàng tuần, còn những người đã tiêm vaccine thì được miễn xét nghiệm.
Ngoài ra, các biện pháp giãn cách xã hội tại Hong Kong sẽ được kéo dài thêm hai tuần cho đến ngày 18/8. Tính đến ngày 2/8, Hong Kong có trên 11.900 ca mắc và 212 ca tử vong do COVID-19.
Dịch COVID-19: Malaysia ghi nhận số ca tử vong cao nhất trong một ngày Ngày 12/9, Malaysia thông báo ghi nhận thêm 592 ca tử vong - mức cao nhất trong một ngày từ trước đến nay, đưa tổng số người không qua khỏi tại quốc gia Đông Nam Á này lên 20.419. Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Kuala Lumpur, Malaysia . Ảnh: AFP/TTXVN Cũng trong 24 giờ qua,...