Trung Quốc thặng dư thương mại kỉ lục trong năm 2021
Dựa trên số liệu chính thức của Trung Quốc, hãng tin Bloomberg ngày 14/1 cho biết nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã đạt mức thặng dư thương mại kỉ lục là hơn 670 tỉ USD trong năm 2021.
Hàng hóa được xếp tại cảng Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Ảnh: AFP/TTXVN
Xuất khẩu của Trung Quốc trong năm 2021 đã tăng 21,2% so với năm 2020, còn nhập khẩu tăng 21,5%. Xuất khẩu trong tháng 12/2021 đạt 340,5 tỉ USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu trong năm vượt 3.360 tỉ USD. Nhập khẩu trong tháng 12 đạt 246 tỉ USD, với tổng giá trị nhập khẩu năm 2021 là 2.690 tỉ USD. Thặng dư thương mại trong năm của Trung Quốc đạt trên 670 tỉ USD.
Riêng trong tháng 12/2021, giá trị hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc tăng 16% so với cùng kỳ năm trước, giảm nhẹ so với mức tăng 16,6% ghi nhận trong tháng 11 trước đó và thấp hơn mức dự đoán của Bloomberg trong khảo sát đánh giá đối với các chuyên gia kinh tế. Nhập khẩu trong tháng 12 tăng 14% so với cùng kỳ năm 2020, giảm so với mức 26% trong tháng 11.
Video đang HOT
Những dữ liệu trên đây cho thấy cho thấy bức tranh tổng thể về nhu cầu tăng vọt của thế giới đối với các loại hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc trong năm 2021, đẩy các nhà máy ở Trung Quốc vận hành với công suất gần như tối đa để đáp ứng các đơn hàng, từ sản phẩm điện tử cho tới đồ nội thất.
Tuy nhiên, tăng trưởng thương mại của Trung Quốc nhiều khả năng sẽ chậm lại trong năm 2022, do nhu cầu các mặt hàng phục vụ làm việc từ xa, đồ thiết bị y tế giảm, tiêu dùng có xu hướng chuyển sang mảng dịch vụ khi thế giới về đa phần đều đã quyết định chuyển hướng sống chung với COVID-19. Các ổ dịch mắc biến thể Omicron bùng phát tại Trung Quốc cũng gây ra tình trạng căng thẳng cho chuỗi cung ứng, khi chính quyền Bắc Kinh áp đặt các biện pháp phong tỏa, hạn chế.
Đà phục hồi kinh tế tại Đông Bắc Á chậm lại do dịch COVID-19
Ngày 30/9, Tổng cục Thống kê quốc gia Trung Quốc công bố số liệu cho biết hoạt động kinh tế của nước này trong tháng 9 đã lần đầu tiên giảm kể từ tháng 2/2020, giai đoạn dịch COVID-19 lên đến đỉnh điểm tại nước này.
Sự suy giảm này được cho là do các đợt mất điện và những lo ngại trong lĩnh vực bất động sản.
Bốc dỡ hàng hóa tại cảng Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc, ngày 19/2/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Chỉ số quản lý sức mua (PMI - thể hiện hoạt động sản xuất) của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã giảm từ mức 50,1 trong tháng 8 xuống còn 49,6 trong tháng 9. Ngưỡng 50 điểm là mốc phân định giữa tăng trưởng và suy giảm. Đây là lần đầu tiên PMI của Trung Quốc suy giảm kể từ khi bùng phát dịch COVID-19. Các biện pháp phong tỏa, đóng cửa các nhà máy làm ảnh hưởng tới hoạt động của nền kinh tế. Nhưng hiện nhà chức trách còn phải nỗ lực giải quyết tình trạng thiếu năng lượng do nguồn cung giảm và giá tăng cao, khiến các nhà máy phải ngừng hoạt động và gây mất điện ở ít nhất 17 tỉnh trong những tháng gần đây.
Cuộc khủng hoảng điện ngày càng gia tăng khiến một số ngân hàng lớn hạ dự báo tăng trưởng thường niên của Trung Quốc và làm dấy lên lo ngại về tác động đối với các chuỗi dây chuyền cung ứng cho các công ty toàn cầu như Apple và Tesla.
Trong khi nền kinh tế Trung Quốc phần lớn phục hồi sau "cú giáng" ban đầu của đại dịch COVID-19, những đợt bùng phát mới trong mùa Hè 2021 đã tác động đến du lịch nội địa và hoạt động sản xuất khi các biện pháp phong tỏa mới được áp dụng trên khắp đất nước. Chỉ số PMI của các lĩnh vực không sản xuất (dịch vụ và xây dựng) đã giảm trong tháng 8, lần đầu tiên kể từ khi bùng phát dịch, nhưng đã tăng trở lại vào tháng 9.
Bên cạnh đó, những lo ngại liên quan đến vụ tập đoàn bất động sản hàng đầu Trung Quốc Evergrande đứng trước nguy cơ phá sản cũng làm giảm lòng tin tiêu dùng. Chính phủ Trung Quốc đang nỗ lực ngăn chặn nguy cơ tài chính lan sang toàn bộ lĩnh vực bất động sản.
* Nền kinh tế Hàn Quốc cũng xuất hiện những dấu hiệu cho thấy đà phục hồi đang chậm lại trong bối cảnh làn sóng lây nhiễm thứ tư của đại dịch COVID-19. Cơ quan Thống kê (SK) ngày 30/9 cho biết sản lượng công nghiệp, doanh số bán lẻ và đầu tư của nước này trong tháng 8 giảm so với tháng trước.
Theo SK, sản lượng công nghiệp trong tháng 8 giảm 0,2% so với tháng 7, sau khi đã giảm 0,6% trong tháng 7. Tuy nhiên, nếu so với cùng kỳ năm ngoái, con số này tăng 6%. Doanh số bán lẻ, một thước đo chi tiêu cá nhân, đã giảm tháng thứ hai liên tiếp. Tiêu dùng giảm 0,8%, sâu hơn so với mức giảm 0,5% trong tháng 7. Đầu tư cơ sở vật chất cũng giảm 5,1%, mức giảm lớn nhất trong 15 tháng qua. Đây là lần đầu tiên kể từ tháng 5, sản xuất, tiêu dùng và đầu tư của Hàn Quốc đều giảm. SK cho biết đà phục hồi kinh tế chậm lại trong tháng 8 do sản xuất và tiêu dùng giảm.
Nền kinh tế Hàn Quốc đang trên đà phục hồi nhờ xuất khẩu thiết bị bán dẫn và ôtô tăng mạnh, tuy nhiên số ca nhiễm mới gia tăng kéo theo việc táp dụng các biện pháp phòng dịch nghiêm ngặt hơn đã làm gia tăng bất ổn kinh tế. Từ ngày 12/7, vùng thủ đô Seoul, nơi có hơn một nửa trong số 52 triệu dân, đã phải áp dụng các quy định giãn cách xã hội nghiêm ngặt nhất, bao gồm hạn chế hoạt động kinh doanh và cấm tụ tập hơn 3 người sau 18h00. Ngày 30/9, Hàn Quốc đã ghi nhận 2.564 ca nhiễm mới, trở thành ngày thứ 86 liên tiếp có số ca nhiễm mới trên 1.000 ca.
Các nhà hoạch định chính sách kinh tế Hàn Quốc cho biết làn sóng đại dịch hiện nay có thể đã làm giảm đà cải thiện nhu cầu trong nước, nhưng dường như không đủ nghiêm trọng để làm chệch hướng tăng trưởng kinh tế. Chi tiêu bằng thẻ không giảm trong làn sóng dịch thứ tư, ngược lại hoàn toàn với các đợt dịch trước.
Theo số liệu của Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BOK), tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) theo quý đạt 0,8% trong quý II, giảm so với mức tăng 1,7% trong quý I. BOK cũng giữ nguyên dự báo tăng trưởng năm 2021 cho nền kinh tế ở mức 4%.
* Cùng ngày, Nhật Bản cho biết sản lượng công nghiệp trong tháng 8 giảm 3,2% so với tháng trước do sản xuất ô tô giảm vì thiếu chip toàn cầu và đứt gãy nguồn cung.
Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp công bố báo cáo sơ bộ cho biết đà phục hồi trong sản xuất công nghiệp "đã dừng lại". Chỉ số sản xuất tại các nhà máy và khu mỏ ở mức 95 điểm so với 100 điểm hồi năm 2015. Sản xuất ô tô giảm 15,2% so với tháng 7, chịu ảnh hưởng từ tình trạng thiếu thiết bị bán dẫn cũng như việc đóng cửa hàng loạt các nhà máy ở Đông Nam Á do dịch lây lan. Sản lượng máy điện tử và thiết bị điện tử viễn thông cũng giảm 10,6% do thiếu chps và các thiết bị phụ trợ khác.
Theo ông Shunsuke Kobayashi, chuyên gia kinh tế trưởng của phòng nghiên cứu chứng khoán của công ty chứng khoán Mizuho Securities, việc Nhật Bản mở cửa lại nền kinh tế chậm hơn các nền kinh tế phát triển khác, cộng thêm xuất khẩu giảm do tác động của tình hình dịch bệnh tại châu Á, cũng như các dây chuyền sản xuất buộc phải dừng lại chính là "ba khó khăn lớn" đối với các hãng sản xuất ô tô.
Dựa trên thăm dò các nhà sản xuất, bộ trên dự báo sản lượng sẽ tăng 0,2% trong tháng 9 và tăng 6,8% vào tháng 10. Tuy nhiên, một quan chức của bộ trên cho biết triển vọng này không phản ánh đầy đủ tình hình dịch. Các nhà sản xuất ô tô lớn như Toyota và Honda đã thông báo sẽ tiếp tục hạn chế sản xuất trong tháng 9 và lâu hơn nữa.
Omicron khiến người dân châu Âu 'phá sản' kế hoạch Giáng sinh năm thứ 2 liên tiếp Trong bối cảnh biến thể Omicron lây lan nhanh, các quy định hạn chế được dựng lên đã phá tan những hy vọng về trở lại nhịp sống bình thường trong mùa lễ hội Giáng sinh năm nay. Một khu trợ Giáng sinh ở Schwerin, Đức bị đóng cửa từ đầu tháng 12/2021. Ảnh: Zuma Press Từ những ngày nghỉ tại Tây Ban...