Trung Quốc ‘thân thiện hóa’ dịch vụ thanh toán điện tử cho người nước ngoài
Ngày 8/3, nhiều nhà điều hành ứng dụng thanh toán trực tuyến thông báo rằng du khách nước ngoài đến Trung Quốc hiện có thể chi tới 2.000 USD mỗi năm mà không cần phải đăng ký ID.
Con số này cao gấp 4 lần so với giới hạn trước đó là 500 USD.
Sự tăng trưởng nhanh chóng của thanh toán không dùng tiền mặt tại Trung Quốc đã có một tác động to lớn đến sự phát triển chuyển đổi số tại quốc gia này nhưng gây khó khăn cho khách du lịch. Ảnh: TechHQ
Trung Quốc nổi tiếng với các dịch vụ thanh toán không dùng đến tiền mặt, góp phần tăng mức độ tiện lợi và bảo mật trong thanh toán cho người dân nước này khi áp dụng phương thức quản lý bằng ID và số điện thoại đăng ký.
Nhưng với du khách nước ngoài, đây lại là một rào cản. Alipay cho phép liên kết với một số ngân hàng nước ngoài, còn WeChat Pay thì không. Người dùng phải có tài khoản của một ngân hàng tại Trung Quốc mới có thể dùng WeChat Pay.
Cả hai ứng dụng đều yêu cầu đăng ký số điện thoại thật, trên lý thuyết có thể dùng số điện thoại nước ngoài, nhưng thực tế chỉ có thể đăng ký nhanh chóng thuận lợi nếu dùng sim Trung Quốc.
Vì vậy, khách đến du lịch ở quốc gia này trong một thời gian ngắn sẽ khó đăng ký được tài khoản và khó dùng được Alipay, WeChat Pay. Kể cả nếu đăng ký được tài khoản, vẫn có rủi ro nếu không vào được mạng, hoặc ứng dụng trục trặc, hay điện thoại của bạn không hoạt động tốt.
Video đang HOT
Số lượng du khách nước ngoài đến Trung Quốc đã giảm sau khi nước này tạm thời áp dụng các biện pháp kiểm soát biên giới nghiêm ngặt trong thời kỳ đại dịch.
Theo Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (Ngân hàng Trung ương Trung Quốc), ngân hàng này sẽ tiếp tục thúc đẩy quá trình chấp nhận thẻ của ngân hàng nước ngoài, sử dụng tiền mặt và các dịch vụ tài khoản khác. Đây được xem là động thái quyết liệt của ngành chức năng Trung Quốc trong tạo môi trường thanh toán thuận tiện cho du khách nước ngoài cũng như thanh toán thương mại điện tử xuyên biên giới.
Giới hạn giao dịch tăng lên phản ánh nỗ lực của Bắc Kinh trong năm nay nhằm giúp du khách nước ngoài thanh toán mua hàng hàng ngày dễ dàng hơn ở một quốc gia nơi thanh toán trực tuyến đã trở nên phổ biến.
Công ty công nghệ Tencent không xác nhận con số chính xác về các giao dịch không cần ID bằng WeChat Pay, nhưng lưu ý rằng người nước ngoài có thể hoàn thành một số khoản thanh toán mà không cần đăng ký ID của họ.
Ant Group, một tập đoàn tài chính ở Trung Quốc, thông báo vào ngày 8/3 rằng du khách quốc tế đã đăng ký ID của họ trên Alipay có thể sử dụng ứng dụng này để thực hiện các giao dịch đơn lẻ với số tiền lên đến 5.000 USD, tăng từ mức trước đó là 1.000 USD.
Alipay, được điều hành bởi Alibaba – một công ty liên kết của Ant Group, là một trong hai ứng dụng thanh toán di động lớn nhất ở Trung Quốc. WeChat Pay của Tencent là ứng dụng thanh toán di động khác được sử dụng phổ biến.
Ant Group cho biết giới hạn giao dịch hàng năm cho những người đã đăng ký ID của họ hiện là 50.000 USD – tăng gấp 5 lần so với mức trước đó là 10.000 USD. Những thay đổi này áp dụng cho du khách quốc tế đến Trung Quốc và sử dụng Alipay hoặc 10 ứng dụng thanh toán di động cụ thể khác ở nước ngoài.
Chương trình có tên Alipay cho phép người dùng hiện tại của một số ứng dụng thanh toán di động nhất định từ Singapore, Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia, Mông Cổ, Hồng Kông và Macao có thể quét mã QR Alipay trực tiếp để thanh toán tại Trung Quốc.
Trung Quốc muốn tạo môi trường thanh toán thuận lợi hơn cho người nước ngoài để đáp ứng sự phát triển nhanh chóng của thương mại điện tử Trung Quốc xuyên biên giới.
Đồng thời Bắc Kinh cũng muốn giảm bớt những bất tiện cho du khách nước ngoài trong bối cảnh xã hội Trung Quốc ngày càng ít dùng tiền mặt.
Đón tiếp phái đoàn nước ngoài - tín hiệu thay đổi chính sách biên giới của Triều Tiên
Việc Bình Nhưỡng đón tiếp các đoàn quan chức nước ngoài tham dự lễ kỷ niệm năm nay là tín hiệu cho thấy có sự linh hoạt đối với việc thực hiện các biện pháp kiểm soát biên giới.
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu tới sân bay quốc tế Bình Nhưỡng tối 25/7. Ảnh: AFP
Ngày 26/7, Triều Tiên đã trải thảm đỏ đón tiếp Bộ trưởng Quốc phòng Nga trong khuôn khổ chuyến thăm của phái đoàn từ Moskva và Bắc Kinh sang để dự các lễ kỷ niệm Chiến tranh Triều Tiên. Đây cũng là những phái đoàn nước ngoài đầu tiên tới Bình Nhưỡng sau khi Triều Tiên mở lại biên giới sau đại dịch COVID-19.
Dự kiến ngày 27/7, Bình Nhưỡng sẽ tổ chức lễ kỷ niệm 70 năm ký hiệp định đình chiến Chiến tranh Triều Tiên 1953. Đây cũng được coi là Ngày Chiến thắng tại Triều Tiên.
Theo Hãng Thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA), tối 25/7, khi Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cùng phái đoàn nước này đáp máy bay xuống sân bay quốc tế Bình Nhưỡng, quốc ca Nga đã được bật vang, tạo nên không khí chào đón ấm cúng phái đoàn.
"Quốc kỳ Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên và Liên bang Nga tung bay trên các cột cờ và đội danh dự của Quân đội Nhân dân Triều Tiên (KPA) xếp hàng tại đường băng trước khi máy bay hạ cánh", hãng KCNA cho biết.
Có mặt tại lễ tiếp đón, Bộ trưởng Quốc phòng Triều Tiên Kang Sun Nam chào mừng người đồng cấp Nga Shoigu. Những bức ảnh do cơ quan ngôn luận chính thức của Đảng Lao động Triều Tiên Rodong Sinmun đăng tải cho thấy hàng trăm binh sĩ KPA mặc đồng phục xếp hàng dọc sân bay giơ những tấm biển chào đón người Nga.
Theo bài viết đăng trên KCNA, Triều Tiên bày tỏ "sự ủng hộ hoàn toàn" đối với quân đội và nhân dân Nga, "những người đang đấu tranh để bảo vệ chủ quyền cũng như sự phát triển và lợi ích của đất nước". Nga là một trong số ít các quốc gia duy trì quan hệ hữu nghị với Triều Tiên.
Park Won-gon, Giáo sư Đại học Ewha ở Seoul, cho biết việc Bộ trưởng Quốc phòng Nga bay tới Bình Nhưỡng trong khi đất nước đang xung đột với Ukraine là "rất quan trọng".
"Mặc dù hệ thống phòng dịch khẩn cấp vẫn được áp dụng, song nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un cảm thấy cần phải thể hiện điều gì đó với người dân nước mình tại lễ kỷ niệm Ngày Chiến thắng", Giáo sư Park trả lời hãng tin AFP.
Theo vị giáo sư này, đối với người Trung Quốc và người Nga, sự hiện diện của họ tại Bình Nhưỡng có thể gửi một thông điệp thống nhất mạnh mẽ tới Mỹ.
Thay đổi chính sách kiểm soát biên giới?
Việc Bình Nhưỡng mời các đoàn quan chức nước ngoài tham dự lễ kỷ niệm năm nay là tín hiệu cho thấy có sự linh hoạt đối với việc thực thi các biện pháp kiểm soát biên giới.
Trong một diễn biến liên quan, Trung Quốc cũng cho biết họ sẽ cử một phái đoàn do Ủy viên Bộ Chính trị Lý Hồng Trung dẫn đầu, dự kiến đến Bình Nhưỡng vào cuối ngày 26/7.
Triều Tiên đã áp đặt biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt kể từ đầu năm 2020 để tự bảo vệ trước khỏi đại dịch COVID-19. Mới năm ngoái, nước này chỉ nối lại một số hoạt động thương mại với Trung Quốc và cho phép đặc phái viên mới của Bắc Kinh Wang Yajun tới nhận nhiệm vụ trong năm nay. Quan chức này là nhà ngoại giao đầu tiên đến Triều Tiên kể từ khi quốc gia Đông Á đóng cửa biên giới vào tháng 1/2020.
Đại sứ Nga tại Bình Nhưỡng, Alexander Matsegora, cũng đã ở lại thủ đô của Triều Tiên trong suốt đại dịch, ngay cả khi số lượng nhân viên tại Đại sứ quán Nga giảm dần và các cơ quan đại diện nước ngoài khác đóng cửa.
Nhật Bản xem xét nới lỏng biện pháp phòng dịch COVID-19 với du khách từ Trung Quốc Mạng truyền hình Fuji News Network (FNN) của Nhật Bản ngày 8/2 đưa tin nước này đang xem xét nới lỏng các biện pháp kiểm soát biên giới đối với du khách từ Trung Quốc sớm nhất là trong tháng này. Hành khách tại sân bay Haneda ở thủ đô Tokyo, Nhật Bản. Ảnh tư liệu: Kyodo/TTXVN Theo FNN, Nhật Bản đang lên...