Trung Quốc tham vọng phát triển ‘bầy vũ khí siêu vượt âm’
Kỹ sư Trung Quốc tìm cách kết nối nhiều vũ khí siêu vượt âm tạo thành “bầy UAV thông minh” áp đảo hệ thống phòng không đối phương.
Viện Công nghệ Bắc Kinh gần đây công bố nghiên cứu “Mạng lưới bầy máy bay không người lái (UAV) vũ trang siêu vượt âm”, nêu ý tưởng cho các vũ khí siêu vượt âm hoạt động theo kiểu “bầy UAV” nhằm tăng sức mạnh của chúng.
Khi áp dụng chiến thuật này, một tên lửa hoặc UAV nếu phát hiện mục tiêu có thể thông báo cho cả “bầy” để phối hợp tấn công đồng thời từ nhiều hướng hoặc truy lùng mục tiêu khó bám bắt hay đang di chuyển, các chuyên gia Trung Quốc cho biết.
Mỗi bầy vũ khí siêu vượt âm có thể được triển khai theo từng đợt, các nhóm đi trước sẽ thông báo cho nhóm phía sau về mục tiêu đã bị tiêu diệt hoặc lỗ hổng trong lưới phòng không đối phương. Bầy vũ khí siêu vượt âm khi đó sẽ tự đưa ra quyết định về hướng di chuyển và cách tấn công đối phương.
Tên lửa siêu vượt âm DF-17 trong lễ duyệt binh tại thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc, tháng 10/2019. Ảnh: PLA .
“Bầy UAV siêu vượt âm mang lại lợi thế chiến thuật xứng đáng và được mong chờ từ lâu”, nghiên cứu cho biết. “Chúng có thể thực hiện các sứ mệnh như tấn công áp đảo, chia sẻ nhận thức chiến trường, tham gia dẫn đường, tìm kiếm và chủ động phối hợp”.
Tính năng chủ động phối hợp cho phép bầy vũ khí siêu vượt âm tự hoạt động thay vì phải do con người điều khiển, điều được đánh giá là “ngày càng trở nên quan trọng” đối với phương tiện có thể bay nhanh gấp 5 lần tốc độ âm thanh hoặc hơn.
Trong nghiên cứu, các chuyên gia Trung Quốc liên tục trích dẫn nghiên cứu của Mỹ thay vì của nước này. “Điều này tạo ấn tượng rằng Trung Quốc đơn giản là đang phản ứng lại các dự án mà Mỹ đã triển khai”, David Hambling, biên tập phụ trách mảng công nghệ hàng không và quốc phòng của Forbes, nhận định.
Các dự án của Mỹ được nhắc đến trong báo cáo bao gồm Chương trình Công nghệ Tương tác Đồng thời Nhiều tên lửa (MSET), được khởi xướng năm 2017. MSET là hệ thống chiến thuật quy mô nhỏ thay vì vũ khí chiến lược như tên lửa siêu vượt âm.
Nhóm chuyên gia Trung Quốc muốn thử nghiệm hệ thống tương tự trên quy mô rất lớn, do đó đối mặt nhiều khó khăn hơn. Báo cáo cho biết các vấn đề cần khắc phục khi phát triển bầy vũ khí siêu vượt âm bao gồm “tính di động cao, cấu trúc liên kết động, phạm vi địa lý lớn và môi trường thù địch”.
Họ dự kiến dùng mạng tùy biến không dây (MANET), tương tự hệ thống dùng trong một dự án của Mỹ, trong đó các UAV sẽ tự động kết nối với các đầu mối liên lạc gần nhất để truyền dữ liệu. Mạng kết nối có thể yêu cầu công nghệ bước sóng cực ngắn trong phạm vi 30-200 GHz, có khả năng chồng lấn một số hệ thống 5G, và đòi hỏi phần mềm để kết nối mọi bộ phận một cách hiệu quả.
Cuộc chạy đua phát triển vũ khí siêu vượt âm. Video: CNBC .
Hambling nhận định báo cáo của chuyên gia Trung Quốc “thiên về đặt câu hỏi hơn là đưa ra phương án trả lời”, do đây là “một ấn phẩm công khai” và bầy vũ khí siêu vượt âm vẫn là ý tưởng của nhiều năm nữa.
“Tuy nhiên, báo cáo cung cấp cái nhìn sâu sắc về cách các nhà hoạch định quân sự Trung Quốc có thể nghĩ đến”, Hambling viết. “Trong lúc Mỹ bắt đầu nghiên cứu phương pháp phòng thủ trước vũ khí siêu vượt âm, Trung Quốc đã tìm ra cách áp đảo các hệ thống đó và đi trước ít nhất một bước”.
Vũ khí siêu vượt âm có tốc độ khoảng 6.000-12.000 km/h, có tầm bắn và khả năng cơ động cao hơn so với tên lửa đạn đạo, giúp nó có thể xuyên thủng lớp phòng thủ tên lửa của đối phương.
Cuộc đua vũ khí siêu vượt âm bắt đầu sau khi Nga thông báo thử thành công tên lửa hành trình diệt hạm 3M22 Zircon hồi tháng 10/2020 và biên chế phương tiện lướt siêu vượt âm Avangard, có thể mang đầu đạn hạt nhân và bay nhanh gấp 20 lần tốc độ âm thanh.
Trung Quốc cũng phát triển phương tiện lướt siêu vượt âm DF-17, được cho có thể bay nhanh gấp 10 lần tốc độ âm thanh. Quân đội Mỹ hồi tháng 3/2020 phóng thử Phương tiện lướt Siêu vượt âm Chung (C-HGB) của hải quân từ Hawaii. Bộ trưởng Lục quân Mỹ khi đó là Ryan McCarthy cho biết C-HGB đánh trúng mục tiêu với độ sai lệch chỉ 15 cm.
Anh rót hàng tỷ USD cho tên lửa nhanh nhất thế giới
Chính phủ Anh sẽ đầu tư hơn 9,2 tỷ USD cho các nghiên cứu quân sự mới, trong đó có tên lửa siêu vượt âm và vũ khí laser.
Khoản ngân sách này được nêu trong Đánh giá Tổng hợp về Chính sách Đối ngoại, Quốc phòng, An ninh và Phát triển của chính phủ Anh, được công bố hôm 16/3.
Nguồn ngân sách đáng kể sẽ được Bộ Quốc phòng Anh rót vào "nghiên cứu rủi ro cao", bao gồm các lĩnh vực không gian, vũ khí năng lượng định hướng và tên lửa tốc độ cao tiên tiến nhằm mang lại lợi thế quân sự lâu dài.
Bộ Quốc phòng Anh không nêu chi tiết mức chi cho các chương trình vũ khí trên, song khẳng định đầu tư vào công nghệ tên lửa mới không chỉ để phát triển vũ khí siêu vượt âm mà còn nhằm hiểu được cách tốt nhất để đối phó với chúng.
Tiêm kích Typhoon của không quân Anh mang theo tên lửa hành trình Storm Shadow cất cánh từ Cyprus ngày 10/3. Ảnh: RAF.
Anh quyết định rót hàng tỷ USD cho tên lửa siêu vượt âm cùng các vũ khí mới trong bối cảnh các quốc gia như Nga, Trung Quốc, Iran và Triều Tiên những năm qua phát triển nhiều loại vũ khí mới.
Nga đầu tư vào các chương trình vũ khí mới có khả năng xuyên thủng hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo hiện có, bao gồm phương tiện lướt siêu vượt âm có thể bay với tốc độ hơn 24.000 km/h.
Vũ khí siêu vượt âm có tốc độ khoảng 6.000-12.000 km/h, có tầm bắn và khả năng cơ động cao hơn so với tên lửa đạn đạo, giúp nó có thể xuyên thủng lớp phòng thủ tên lửa của đối phương.
Cuộc đua vũ khí siêu vượt âm bắt đầu sau khi Nga thông báo thử thành công tên lửa hành trình diệt hạm 3M22 Zircon hồi tháng 10/2020 và biên chế phương tiện lướt siêu vượt âm Avangard, có thể mang đầu đạn hạt nhân và bay nhanh gấp 20 lần tốc độ âm thanh.
Trung Quốc cũng phát triển phơng tiện lướt siêu vượt âm DF-17, được cho có thể bay nhanh gấp 10 lần tốc độ âm thanh.
Quân đội Mỹ hồi tháng 3/2020 phóng thử Phương tiện lướt Siêu vượt âm Chung (C-HGB) của hải quân từ Hawaii. Bộ trưởng Lục quân Mỹ khi đó là Ryan McCarthy cho biết C-HGB đánh trúng mục tiêu với độ sai lệch chỉ 15 cm.
Nga gắn 'siêu tên lửa' lên tiêm kích tàng hình Tiêm kích Su-57 bay thử với mô hình tên lửa siêu vượt âm, phục vụ tham vọng phát triển lực lượng răn đe phi hạt nhân của Nga. "Tiêm kích tàng hình Su-57 đã thực hiện nhiều chuyến bay với mô hình hoàn chỉnh của mẫu tên lửa siêu vượt âm giấu trong thân phi cơ. Quả đạn không có động cơ, nhiên...