Trung Quốc: Tàu sân bay thứ 2 sẽ hoàn thành trong 6 năm
Trung Quốc có khả năng hoàn thành việc chế tạo tàu sân bay nội địa đầu tiên trong vòng chỉ 6 năm, theo tạp chí quân sự Kanwa Defense Review tại Canada.
Máy bay chiến đấu cất cánh trên tàu sân bay Liêu Ninh.
Một quan chức quốc phòng cũng nói với tờ News of the World tại London rằng tàu sân bay tự chế của Trung Quốc, tên gọi Type 001A, sẽ rất giống tàu sân bay Liêu Ninh nhưng có thể lớn hơn.
Còn theo tạp chí Kanwa Defense Review, xưởng đóng tàu Đại Liên đã bắt đầu chế tạo tàu sân bay Type 001A. Nhà máy này đã thực hiện dự án dược 10 năm. Vì lý do an ninh, một bến tàu bên trong nhà dài 400 m đã được xây dựng.
Nguồn tin trên cho hay tàu sân bay Type 001A nhiều khả năng sẽ được trang bị tuốc-bin hơi nước được thiết kế tại Cáp Nhĩ Tân ở đông bắc Trung Quốc và các tấm thép phục vụ việc đóng tàu phần lớn sẽ được chế tạo tại Thượng Hải.
Video đang HOT
Giống Liêu Ninh, Type 001A sẽ có một đường băng cất cánh kiểu nhảy cầu để phục vụ các máy bay chiến đấu.
Kanwa Defense Review cho hay, nhà máy đóng tàu Jiangnan tại Thượng Hải cũng đang thiết kế một tàu sân bay nội địa thứ 2. Tàu này nhiều khả năng sẽ được trang bị máy phóng máy bay giống các tàu sân bay Mỹ.
Tạp chí Strategy tại Washington cho biết tàu sân bay nội địa thứ 2 của Trung Quốc sẽ có 4 máy phóng máy bay và 3 cầu thang cuốn.
An Bình
Theo WCT
Ấn Độ thiếu tiền để hoàn thành tàu sân bay nội địa
Chương trình đóng tàu sân bay nội địa INS Vikrant của Ấn Độ đang đứng trước nguy cơ tạm ngưng vì thiếu tiền.
Jane's Defence Weekly dẫn nguồn tin Hải quân Ấn Độ cho biết, cơ quan này đang tìm kiếm nguồn kinh phí 160 tỷ Rupi (khoảng 2,3 tỷ USD) trong vòng 2-3 năm tới từ Đảng BJP mới giành chiến thắng trong cuộc bầu cử ở Ấn Độ để tiếp tục chương trình đóng mới tàu sân bay nội địa Projcet 71(IAC).
Nguồn tin chính thức trao đổi với ISH Jane's rằng, Ủy ban nội các an ninh (CCS) đứng đầu là tân Thủ tướng Narendra Modi sắp cắt giảm một phần quan trọng trong nhu cầu tài chính của Hải quân Ấn Độ để tiếp tục công việc giai đoạn II và giai đoạn III trong chương trình tàu sân bay 40.000 tấn tại nhà máy đóng tàu Cochin ở Kochi, miền Nam Ấn Độ.
Tàu sân bay nội địa đầu tiên của Ấn Độ được hạ thủy vào tháng 8/2013 và được đặt tên INS Vikrant. Một nguồn tin cấp cao từ Cục thiết kế hàng hải Ấn Độ (NDB) cho biết, tàu sân bay đã được hoàn thành 75% khối lượng công việc.
Kể từ khi được hạ thủy vào tháng 8/2013, tàu sân bay INS Vikrant gần như nằm đắp chiếu tại nhà máy vì thiếu tiền.
Tuy nhiên, việc đóng mới tàu sân bay này hầu như bị tạm ngưng trong những tháng gần đây do khủng hoảng kinh phí. Điều này dẫn đến việc lắp đặt các module thượng tầng, hệ thống cảm biến, radar và các hệ thống vũ khí gần như không thực hiện được.
Một quan chức cấp cao của Hải quân Ấn Độ cho biết, CCS sẽ thông qua Bộ Quốc Phòng, Bộ Tài chính liên bang để phê duyệt kinh phí. CCS của liên minh đảng cầm quyền cũ đã hết nhiệm kỳ từng đảm bảo sẽ phê duyệt ngân sách trước năm 2014 nhưng đã thất bại trong việc thực hiện chúng. Kết quả là công việc trên tàu sân bay INS Vikrant gần như bị đình chỉ hoàn toàn.
Các quan chức Hải quân Ấn Độ cảnh báo, sự chậm trễ trong việc phân bổ kinh phí bổ sung cho Projcet 71(IAC) có thể trì hoãn thời gian vận hành của nó dự kiến sẽ tiến hành trong giai đoạn 2017-2018.
INS Vikrant đã hoàn thành được khối lượng công việc với kinh phí từ 30-40 tỷ Rupe. Việc hoàn thành tàu sân bay này có kinh phí dự kiến khoảng 240-250 tỷ Rupi.
Tham mưu trưởng Hải quân Ấn Độ - Đô đốc D K Joshi từng trao đổi với IHS Jane's vào tháng 1/2013 rằng, công việc trên Projcet 71(IAC) đã bị trì hoãn do những rào cản về tài chính và công nghệ với một tai nạn liên quan đến chiếc xe tải vận chuyển máy phát điện chính của tàu sân bay.
Hải quân Ấn Độ đang hoạt động hai tàu sân bay gồm: INS Vikramaditya hoán cải từ tuần dương hạm Admiral Gorshkov (Liên Xô) có lượng giãn nước 44.750 tấn và tàu sân bay hạng nhẹ INS Viraat cỡ 28.000 tấn mua lại từ Hải quân Hoàng gia Anh.
Ấn Độ từng kỳ vọng sẽ vượt mặt Trung Quốc trong chương trình đóng tàu sân bay nội địa nhưng xem chừng tham vọng của họ đang dậm chân tại chỗ bởi những khó khăn về tài chính.
Theo Kiến thức
Thủy phi cơ DHC-6 thứ 2 sắp về tới Việt Nam? Chiếc thủy phi cơ DHC-6 thứ 2 mà Việt Nam mua của Canada đã tới sân bay ở Đài Bắc, Đài Loan. Theo hình ảnh được đăng tải trên trang blog Twinotterspotter, chiếc thủy phi cơ DHC-6 có màu sơn giống với chiếc DHC-6 VNT-777 mà Việt Nam đang sử dụng, cùng phù hiệu Không quân Việt Nam trên máy bay đang nằm...