Trung Quốc tập trận rầm rộ trên Biển Đông: Lại là động thái hăm dọa
Ngày 22.7, lực lượng hải quân Trung Quốc đã bắt đầu tiến hành cuộc tập trận kéo dài 10 ngày trên Biển Đông. Động thái này khiến cho dư luận rất quan ngại, cho rằng đó là sự hăm dọa của Trung Quốc.
Thử nghiệm chiến thuật
Trong một tuyên bố đăng tải trên trang web riêng, Cơ quan An toàn hàng hải Trung Quốc thông báo cấm các tàu thuyền “tiến vào các khu vực hàng hải được ấn định để tổ chức tập trận”. Khu vực cấm tàu thuyền này nằm ngoài khơi bờ biển phía đông nam của tỉnh đảo Hải Nam (Trung Quốc) và bao gồm một số khu vực thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Bản tin của CCTV thông báo cuộc tập trận sau khi chỉ huy trưởng hạm đội Thái Bình Dương Mỹ thực hiện chuyến thị sát trên Biển Đông. (Ảnh: CCTV)
Theo CCTV, tàu đổ bộ đệm khí đã trở thành lực lượng chủ đạo của Trung Quốc để đưa quân đến các khu vực cần bảo vệ. Loại tàu đổ bộ “Bison” là thủy phi cơ quân sự lớn nhất thế giới, có thể chở theo 3 chiếc xe tăng hạng nặng mỗi chiếc gần 150 tấn, hoặc 10 xe bọc thép và 140 binh sĩ.
Tân Hoa xã dẫn lời Thiếu tướng Chu Thành Hổ – Giáo sư tại Đại học quốc phòng thuộc Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) cho biết, cuộc tập trận này mang ý nghĩa “thử nghiệm các chiến thuật và vũ khí của hải quân cũng như sự phối kết hợp của các lực lượng quân đội Trung Quốc trong các cuộc tập trận bắn đạn thật”. Ông Chu Thành Hổ còn chỉ rõ rằng quyết định tổ chức tập trận trên không liên quan tới các hoạt động gần đây của các nước khác.
Video đang HOT
Ông Chu Thành Hổ giải thích: “Cuộc tập trận quy mô này sẽ mất ít nhất từ 3-4 tháng chuẩn bị. Không có bằng chứng về sự liên hệ giữa một cuộc tập trận thông thường với một bên thứ ba”. Trước đó một ngày, Đài Truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) cũng thông báo, Hạm đội Nam Hải đã tiến hành diễn tập đổ bộ quy mô “nhằm rèn luyện năng lực chiến đấu” tại Biển Đông.
Cuộc tập trận lớn này huy động một lữ đoàn đổ bộ, thủy quân lục chiến và các đơn vị trực thăng của hải quân nhằm thử nghiệm khả năng phối hợp giữa nhiều lực lượng trong điều kiện bắn đạn thật.
Quốc tế quan ngại
Động thái này diễn ra trong bối cảnh dư luận quan ngại về các dự án cải tạo trái phép quy mô lớn của Bắc Kinh trên Biển Đông cũng như cách tiếp cận độc đoán của nước này đối với các vụ tranh chấp lãnh thổ ở khu vực này. Nhật Bản trong báo cáo quốc phòng thường niên cũng đã nhấn mạnh, Trung Quốc là mối đe dọa trong tình hình khu vực đang căng thẳng.
Trong khi đó, theo TTXVN, tại Washington ngày 21.7, Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) đã tổ chức Hội thảo thường niên lần thứ 5 về Biển Đông. Tại hội thảo, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách Đông Á – Thái Bình Dương Daniel Russel nhắc lại quan điểm Washington không đứng về bên nào trong tranh chấp ở Biển Đông, song khẳng định các tranh cãi phải được giải quyết bằng giải pháp ngoại giao, dựa trên luật pháp quốc tế và Mỹ phản đối mọi hành động hăm dọa hay cưỡng ép.
Một số học giả cáo buộc Bắc Kinh đang thay đổi nguyên trạng tại vùng biển này. Trợ lý Ngoại trưởng Russel cho biết Trung Quốc đang tiến hành hoạt động này với tốc độ nhanh chưa từng có. Cố vấn cấp cao về châu Á của CSIS Bonnie Glaser nhận định việc Bắc Kinh đẩy mạnh hoạt động xây dựng đường băng trên các đảo nhân tạo là nhằm tăng cường sự hiện diện và thực thi quyền kiểm soát trên biển ở Biển Đông.
Theo Đức Hoàng (tổng hợp)
Dân Việt
Mỹ sẽ hành động cương quyết vì luật pháp ở Biển Đông
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel hôm 21/7 tuyên bố Washington sẽ hành động kiên quyết trong việc sử dụng luật pháp quốc tế để giải quyết tranh chấp ở Biển Đông.
Ông Daniel Russel, trợ lý ngoại trưởng Mỹ phụ trách Đông Á. Ảnh: AP
"Chúng tôi không trung lập khi đề cập đến việc tuân thủ luật pháp quốc tế. Chúng tôi sẽ hành động kiên quyết để đảm bảo các bên tuân theo luật lệ" trong giải quyết tranh chấp ở Biển Đông, Diplomat dẫn lời ông Russel phát biểu tại cuộc hội thảo lần thứ 5 về Biển Đông do Trung tâm nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) tổ chức.
Ông thêm rằng Mỹ hiện thúc giục các bên liên quan trong tranh chấp gây dựng bầu không khí và những điều kiện cần thiết để xóa đi bất đồng một cách hòa bình, đúng luật, dựa trên cơ sở ngoại giao, bất chấp tình trạng căng thẳng leo thang gần đây bởi một số hoạt động của Trung Quốc trong khu vực.
"Chúng tôi đang thúc đẩy các bên làm sống dậy tinh thần hợp tác", ông Russel nói.
Theo ông, hạ nhiệt căng thẳng và thiết lập những không gian để theo đuổi phương pháp hòa bình, thông qua đàm phán hay tòa án trọng tài, là điểm mấu chốt để xử lý vấn đề. Trợ lý ngoại trưởng Mỹ cũng khuyến khích tất cả các nước chấm dứt những hành động đi ngược tinh thần trên, điển hình như việc cải tạo đảo, xây dựng công trình hay quân sự hóa các thực thể này.
Trung Quốc đang ráo riết mở rộng phi pháp đảo nhân tạo trên các bãi đá trong khu vực tranh chấp ở Biển Đông. Động thái này vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của dư luận thế giới.
Nhắc đến phương pháp giải quyết tranh chấp thông qua đối thoại song phương, ông Russel thừa nhận, đặt trong bối cảnh hiện nay, rất khó để có thể theo đuổi tiến trình này. Không trực tiếp nhắc tên Trung Quốc nhưng ông nhấn mạnh những tuyên bố "quả quyết" nhằm khẳng định chủ quyền "không thể tranh cãi" sẽ chỉ khiến đối thoại trở nên khó khăn hơn.
Khi đề cập tới biện pháp thứ hai là thông qua cơ chế trọng tài, ông Russel đặc biệt quan tâm đến vụ kiện của Philippines đối với Trung Quốc tại Tòa án Trọng tài Quốc tế The Hague. Theo ông, dù kết quả có như thế nào thì Bắc Kinh và Manila cũng phải tuân thủ các phán quyết cuối cùng của tòa vì cả hai đều ký Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS) năm 1982.
Vũ Hoàng
Theo VNE
Mỹ không 'trung lập' trong tranh chấp ở Biển Đông Mỹ không đứng về bên nào trong tranh chấp ở Biển Đông nhưng sẽ không trung lập trong việc phải dùng luật pháp quốc tế để giải quyết tranh chấp này, theo ông Daniel Russel - Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách Đông Á - Thái Bình Dương. Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách Đông Á - Thái Bình Dương, ông...