Trung Quốc tập trận ở Bột Hải và Hoàng Hải
Trung Quốc tiến hành hai cuộc tập trận ở biển Bột Hải và Hoàng Hải thể hiện sức mạnh khi quân đội Mỹ tăng hiện diện trong khu vực.
Cuộc tập trận tại Hoàng Hải bắt đầu từ ngày 29/8 đến ngày 3/9, trong khi cuộc tập trận ở Bột Hải bắt đầu từ ngày 28/8 và kéo dài trong một tuần, theo thông báo từ Cơ quan An toàn Hàng hải các tỉnh Giang Tô và Liêu Ninh.
Chuyên gia quân sự Ni Lexiong, ở Thượng Hải, cho biết các cuộc tập trận ở Bột Hải và Hoàng Hải có mục đích thực tế là mô phỏng cả tấn công và phòng thủ trong thời chiến. “Các kịch bản khác nhau, với những đối thủ mạnh hay yếu, cần được thực hành trong các cuộc diễn tập”, ông Ni nói.
Hộ vệ hạm Vu Hồ của Trung Quốc phóng tên lửa trong cuộc diễn tập tại Thanh Đảo tháng 4/2019. Ảnh: XinHua.
Video đang HOT
Đây là các cuộc tập trận mới nhất trong chuỗi các cuộc tập trận được Trung Quốc thông báo kể từ cuối tháng 7. Ít nhất 9 cuộc tập trận, trong đó có một số cuộc sử dụng đạn thật, đã được tổ chức ở nhiều vùng biển khác nhau, bao gồm biển Hoa Đông và Biển Đông.
Truyền thông Trung Quốc hôm 20/8 đưa tin hai khu trục hạm và một hộ vệ hạm nước này diễn tập bắn đạn thật tại biển Hoa Đông. Sáng 26/8, Trung Quốc cũng bắn hai tên lửa diệt hạm DF-26B và DF-21D từ Thanh Hải và Chiết Giang ra Biển Đông để cảnh báo Mỹ, theo một nguồn tin thân cận với quân đội nước này.
Một nhà bình luận quân sự Trung Quốc cho rằng các cuộc tập trận diễn ra liên tiếp nhằm phản ánh quyết tâm của quân đội nước này trước sự hiện diện của Mỹ. Diao Daming, phó giáo sư tại Đại học Nhân dân Trung Quốc, nhận định các cuộc “huấn luyện thường xuyên” nhằm nâng cao niềm tin của người dân cũng như phát thông điệp cứng rắn tới Mỹ và Đài Loan.
Bộ Quốc phòng Trung Quốc tuần trước cho biết trinh sát cơ U-2 của Mỹ đã “xâm nhập vùng cấm bay, nơi đang diễn ra một cuộc diễn tập bắn đạn thật của Chiến khu phía Bắc thuộc quân đội Trung Quốc”. Cơ quan này nói hành động của trinh sát cơ tầm cao Mỹ “ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động bình thường của quân đội Trung Quốc”.
Hai nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ đã tổ chức hai cuộc diễn tập trên Biển Đông hồi tháng 7. Khu trục hạm USS Mustin của Mỹ và JS Suzutsuki của Nhật Bản cũng huấn luyện chung tại biển Hoa Đông trong tháng này.
Trung Quốc cho thuê gần 600 hoang đảo
Chính quyền tỉnh Liêu Ninh, đông bắc Trung Quốc, cho thuê hàng trăm hòn đảo không người ở với giá thấp nhất 535 USD/hecta một năm.
Liêu Ninh là tỉnh có số lượng đảo nhiều nhất ở phía bắc Trung Quốc, với 633 hòn đảo, trong đó 44 đảo có người ở và 589 không người ở. Một số đảo nằm ngoài khơi biển Hoàng Hải, đa số nằm rải rác dọc sông Áp Lục dọc biên giới với Triều Tiên.
Đảo Rắn, một hòn đảo không người ở thuộc tỉnh Liêu Ninh hôm 16/6. Ảnh: Xinhua.
Thông báo "tìm chủ cho 589 đảo không người ở" của Sở Tài chính và Tài nguyên Liêu Ninh hồi tháng 7 đang được chia sẻ khắp mạng xã hội Trung Quốc. Giá thuê được quy định theo thang 6 nấc, dựa trên sự phát triển kinh tế xã hội tương lai của hòn đảo cũng như mục đích sử dụng.
Giá thuê đảo thấp nhấp là 535 USD/hecta một năm, cao nhất lên tới 3,62 triệu USD/hecta một năm. Giá thuê phụ thuộc vào mục đích sử dụng như du lịch, nông nghiệp, đánh bắt cá, năng lượng tái tạo, phát triển đô thị... Có 9 mục đích sử dụng, mỗi loại áp dụng mức giá khác nhau.
Xinhua cho hay những yêu cầu này đóng vai trò như rào chắn ngăn cản hoạt động cải tạo, phát triển đảo, thay vào đó là khuyến khích bảo vệ môi trường.
Viễn cảnh về sở hữu một hòn đảo đã gây xôn xao trên mạng xã hội lớn nhất Trung Quốc Weibo, nhưng các quan chức cảnh báo việc ký hợp đồng thuê và dọn đến đảo ở không đơn giản.
Người thuê sẽ phải trải qua một quy trình đăng ký nghiêm ngặt và lâu dài như nộp báo cáo dự án chứng minh sẽ tuân thủ các quy định môi trường, nêu kế hoạch phát triển đảo và mục đích sử dụng cụ thể.
"Giá trị của đảo được tính toán kỹ lưỡng sau khi nghiên cứu thực địa và các yếu tố sinh thái như các loài quý hiếm, nước ngọt, bờ biển và nhiều nguồn tài nguyên khác", Yu Xingguang, thành viên Viện Hải dương học số 3 Trung Quốc, cho biết.
Solomon không cho tập đoàn Trung Quốc thuê trọn đảo Mỹ trừng phạt công ty Trung Quốc xây đảo nhân tạo ở Biển Đông
Đập Tam Hiệp (Trung Quốc) gánh lưu lượng lũ lớn nhất từ đầu năm Lưu lượng đỉnh lũ đổ vào đập chứa nước Tam Hiệp trên dòng chính ở thượng lưu sông Trường Giang lên tới 62.000m3/giây. Sau khi trận "Lũ số 4" hình thành trên sông Trường Giang của Trung Quốc, đập chứa nước Tam Hiệp đã phải gánh chịu lưu lượng đỉnh lũ lớn nhất kể từ đầu năm đến nay. Đập Tam Hiệp xả...