Trung Quốc tập trận bắn đạn thật giữa lúc căng thẳng với Ấn Độ
Theo SCMP, cuộc tập trận bắn đạn thật này có sự tham gia của hơn 7.000 binh sĩ Trung Quốc trên vùng cao nguyên Tây Tạng.
SCMP trích nguồn tin quân sự Trung Quốc cho biết, cuộc tập trận này có sự tham gia của các binh chủng như pháo binh, tên lửa, không quân, tác chiến điện tử, công binh và đặc công. Ngoài ra, nhiều xe tăng và máy bay không người lái cũng tham gia các bài thao tác bắn đạn thật.
Pháo binh Trung Quốc tập trận bắn đạn thật tại Tây Tạng. Ảnh: Weibo
“Trong cuộc tập trận này, các lực lượng của chúng tôi đã vượt qua được thử thách về môi trường khắc nghiệt, cũng như có sự phối hợp chặt chẽ giữa bộ binh và không quân. Đồng thời, chúng tôi cũng đã áp dụng các chiến thuật hiệp đồng tấn công và xâm nhập ba chiều nhằm giành quyền kiểm soát, kết hợp khả năng của lực lượng pháo binh và bắn tỉa, cũng như các loại máy bay không người lái trinh sát và tấn công”, SCMP trích lời chỉ huy lữ đoàn tham gia tập trận Zhang Jialin nói.
Dù giới quân sự Trung Quốc không tiết lộ thời gian cụ thể cuộc tập trận này diễn ra, nhưng tờ SCMP trích một báo cáo hôm 16/6 nói rằng cuộc tập trận trên diễn ra “trong những ngày gần đây”.
Thông tin quân đội Trung Quốc tập trận bắn đạn thật tại vùng cao nguyên Tây Tạng được đưa ra trong bối cảnh tình hình biên giới Ấn Độ-Trung Quốc thời gian gần đây diễn ra rất căng thẳng.
Video đang HOT
Giới chức Ấn Độ hôm 16/6 thông báo, đã có ít nhất 20 binh sĩ nước này thiệt mạng trong các vụ đụng độ mới đây giữa quân đội quốc gia Nam Á với các lực lượng Trung Quốc ở thung lũng Galwan, khu vực đang tranh chấp giữa hai nước. Phía Trung Quốc cũng có thương vong, nhưng các quan chức nước này vẫn chưa công bố số liệu chính thức.
Hơn 40 lính Trung Quốc có thể thương vong trong ẩu đả với Ấn Độ
43 binh sĩ Trung Quốc chết và bị thương trong vụ ẩu đả khiến 20 lính Ấn Độ thiệt mạng tại thung lũng Galwan, truyền thông Ấn Độ đưa tin.
"Thông tin liên lạc do Ấn Độ chặn thu được cho thấy phía Trung Quốc chịu 43 thương vong, trong đó nhiều binh sĩ chết và bị thương nặng, sau vụ ẩu đả tại thung lũng Galwan", hãng thông tấn Ấn Độ ANI ngày 16/6 dẫn các nguồn tin giấu tên cho hay.
ANI không nói rõ số binh sĩ Trung Quốc thiệt mạng trong vụ đụng độ với lính Ấn Độ. Trực thăng được điều lên khu vực Trung Quốc kiểm soát để đưa binh sĩ bị thương tới bệnh viện.
Ẩu đả giữa lính Ấn Độ và Trung Quốc xảy ra tối 15/6 tại thung lũng Galwan, vùng Ladakh, nơi cả hai nước tuyên bố chủ quyền. Một nguồn tin chính phủ Ấn Độ cho hay binh sĩ hai bên đang thảo luận về biện pháp giảm căng thẳng ở khu vực tranh chấp thì quân đội Trung Quốc bất ngờ đụng độ với một nhóm lính Ấn Độ.
"Họ tấn công bằng gậy sắt khiến sĩ quan chỉ huy phía chúng tôi bị thương nặng và ngã xuống. Đúng lúc đó, quân tiếp viện Trung Quốc tràn tới khu vực và tấn công chúng tôi bằng đá", nguồn tin này nói.
Phía Trung Quốc điều thêm quân tiếp viện và cuộc ẩu đả kéo dài trong vài giờ. Lục quân Ấn Độ ban đầu cho biết ba quân nhân, gồm thiếu tá Santosh Babu, chỉ huy trung đoàn Bihar 16, và hai binh sĩ, thiệt mạng tại hiện trường. Đến tối qua, Ấn Độ xác nhận thêm 17 binh sĩ tử vong do vết thương quá nặng, trong điều kiện thời tiết lạnh giá khắc nghiệt.
Trung Quốc chưa công bố số người chết và bị thương trong vụ ẩu đả, song cáo buộc lính Ấn Độ vượt biên rồi tấn công binh sĩ nước này. Ấn Độ và Trung Quốc xác nhận không có nổ súng, thương vong do binh sĩ hai nước tấn công nhau bằng nắm đấm, gạch đá và gậy sắt.
Truyền thông Ấn Độ dẫn các nguồn tin cho biết Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Luo Zhaohui và đại sứ Ấn Độ tại Trung Quốc Vikram Misri đã gặp nhau ở Bắc Kinh để thảo luận về biện pháp tháo gỡ căng thẳng sau vụ đụng độ.
Binh sĩ Trung Quốc (trái) và Ấn Độ (phải) trong một lần đối đầu tại Đường Kiểm soát Thực tế (LAC) hồi tháng 5. Ảnh: ANI.
Đây là lần đụng độ gây chết người đầu tiên sau vụ Trung Quốc phục kích và bắn chết 4 binh sĩ Ấn Độ tại Tulung La, Arunachal Pradesh năm 1975, gần Đường Kiểm soát thực tế (LAC) vốn được coi là biên giới của hai nước. LAC dài 3.488 km này được thiết lập sau Chiến tranh Trung - Ấn 1962.
Binh sĩ Ấn Độ và Trung Quốc nhiều tuần đối đầu tại hồ Pangong Tso, thung lũng Galwan, làng Demchok và căn cứ Daulat Beg Oldi ở phía đông Ladakh. Các vụ ẩu đả trước đây khiến binh sĩ hai bên bị thương, song không gây chết người.
Sau vài tuần căng thẳng, Trung Quốc và Ấn Độ hồi đầu tháng 6 tổ chức hội đàm cấp chỉ huy tiểu đoàn và lữ đoàn tại khu vực thung lũng Galwan và Kyam, nhất trí giải quyết hòa bình tranh chấp biên giới. Ấn Độ và Trung Quốc cũng rút một phần lực lượng tại thung lũng Galwan, Kyam và Điểm tuần tra số 15 (PP-15) ở phía đông Ladakh trước khi tổ chức hội đàm.
Giới chuyên gia cho rằng căng thẳng biên giới với Trung Quốc bùng phát do Ấn Độ xây dựng các tuyến đường và sân bay trong khu vực Ladakh. Trung Quốc nhiều lần phản đối các dự án này của Ấn Độ.
Khu vực biên giới tranh chấp giữa Trung Quốc và Ấn Độ. Đồ họa: NYT.
Mục đích thực sự của Triều Tiên đe dọa dùng vũ lực đáp trả Hàn Quốc Chỉ trong vòng chưa đầy 1 tuần, Triều Tiên liên tục đe dọa thực hiện hành động quân sự đối với Hàn Quốc, gây leo thang căng thẳng giữa 2 nước. "Cuộc tấn công tâm lý toàn diện" Cách đây 2 năm, thế giới đã được chứng kiến Hội nghị Thượng đỉnh lịch sử Mỹ-Triều tại Singapore. Đây là lần đầu tiên một...