Trung Quốc tập đánh Su của Việt Nam?
Su-30MKK Trung Quốc có lớp sơn mô phỏng tiêm kích Sukhoi của Việt Nam.
Trên diễn đàn của cổng thông tin quân sự Trung Quốc China Defense có đăng tải các bức ảnh một tiêm kích Su-30MKK của không quân hải quân Trung Quốc mang lớp sơn khác thường.
Các bình luận cho rằng, lớp sơn kiểu này cho thấy máy bay này thuộc về một phi đội mô phỏng máy bay địch mà cụ thể là của Không quân Việt Nam.
Trước đó đã có thông tin rằng, trong tương lai Việt Nam có thể mua thêm 24 chiến đấu cơ Su-30MK2 nữa để tiếp tục củng cố tiềm lực không quân của mình.
Video đang HOT
Theo các thông cáo báo chí, tính tới hiện tại, Không quân Nhân dân Việt Nam đã sở hữu 23 chiến đấu cơ tiên tiến Su-30MK2.
Các máy bay mới sẽ nhanh chóng được đưa vào trang bị và trực chiến trong Lực lượng Không quân Việt Nam, góp phần gia tăng sức mạnh, bảo vệ vùng trời, biển đảo của Tổ quốc.
Việt Nam hiện đã tăng cường đáng kể số lượng máy bay chiến đấu hiện đại SU – 30MK
Nguyễn Thành An (Tổng Hợp)
Theo NTD
Thiết bị kiểm tra thành phần hệ thống ra-đa quang điện tử trên máy bay SU-30MK2
Đây là sáng kiến cải tiến kỹ thuật có tên "Thiết bị kiểm tra khối các truyền cảm góc 31E/01 của ra-đa quang điện tử trên máy bay SU-30MK2".
Tác giả của sáng kiến cải tiến kỹ thuật nói trên là Thượng tá Quân nhân chuyên nghiệp (QNCN) Lê Văn Tăng, thuộc Xưởng Bảo dưỡng Kỹ thuật hàng không (KTHK), Tiểu đoàn KTHK (Trung đoàn không quân 935, Sư đoàn không quân 370, Quân chủng PK-KQ).
Thượng tá QNCN Lê Văn Tăng cho biết: "Khối các truyền cảm góc 31E/01 có chức năng xác định trạng thái máy bay trong hệ không gian 3 chiều và tuyến tính, nên rất quan trọng đối với máy bay".
Thượng tá QNCN Lê Văn Tăng giới thiệu Thiết bị kiểm tra khối các truyền cảm góc 31E/01 của ra-đa quang điện tử trên máy bay SU-30MK2.
Việc bảo dưỡng định kỳ, sửa chữa hay kiểm tra đánh giá chất lượng làm việc của khối truyền cảm góc 31E/01, được thực hiện bằng cách bật chế độ làm việc của toàn bộ tổ hợp ra-đa ngắm bắn-điều khiển hỏa lực SUV-VEP. Hệ thống tự kiểm tra (VSK) sẽ xác định hỏng hóc đến các khối và báo hiệu hỏng hóc bằng các mã số tương ứng. Thời gian cần thiết để tổ hợp nói trên làm việc tin cậy và phát hiện ra hỏng hóc của khối cần hàng chục phút.
Với cách kiểm tra khối truyền cảm góc 31E/01 như trên sẽ nảy sinh những bất cập như: Bàn kiểm tra tổ hợp không kiểm tra chi tiết được từng tham số cụ thể của khối 31E/01, nên khi cần tìm ra các chi tiết linh kiện hỏng bên trong để sửa chữa gặp rất nhiều khó khăn, phải đầu tư nhiều thời gian và đo nóng trên thiết bị. Cách làm trên vừa ảnh hưởng đến tuổi thọ của các thiết bị trong tổ hợp, vừa tốn nhiều nhân công (ít nhất 2 nhân công) và ảnh hưởng đến sức khỏe của nhân viên kỹ thuật.
"Ngoài ra, do tổ hợp ra-đa ngắm bắn-điều khiển hỏa lực SUV-VEP không có vị trí thích hợp để đặt và sửa chữa khối 31E/01, nên quá trình sửa chữa còn không an toàn cho người và khí tài, trang bị", Thượng tá QNCN Lê Văn Tăng cho biết thêm.
Thiết bị kiểm tra khối các truyền cảm góc 31E/01 của ra-đa quang điện tử trên máy bay SU-30MK2.
Trước thực tế đó, đồng chí Lê Văn Tăng đã hình thành ý tưởng và triển khai sản xuất Thiết bị kiểm tra khối các truyền cảm góc 31E/01 của ra-đa quang điện tử trên máy bay SU-30MK2 từ năm 2010 và hoàn thành vào năm 2011.
Khi đưa vào ứng dụng trong thực tiễn hoạt động bảo đảm KTHK của Trung đoàn không quân 935, thiết bị nói trên đã mang lại hiệu quả thiết thực như: Hỏng hóc của khối các truyền cảm góc 31E/01 được phát hiện chỉ sau vài phút; chỉ cần 1 nhân công thực hiện kiểm tra; có khả năng phát hiện hỏng hóc đến từng chi tiết và có thể kiểm tra tất cả các chi tiết hỏng hóc của khối.
Theo Quân Đội Nhân Dân
Nga phàn nàn chuyện Trung Quốc sao chép chiến đấu cơ Nga đã có phản ứng về việc Trung Quốc chế tạo chiến đấu cơ đa năng J-16 dựa trên thiết kế máy bay chiến đấu Su-30MK2 của Nga mà không được phép. J-16 trong một cuộc thử nghiệm. Theo tạp chí quốc phòng Kanwa Defense Review, sau khi một bức ảnh vệ tinh tiết lộ rằng Tập đoàn máy bay Thẩm Dương của...