Trung Quốc tăng tốc tạo lợi thế chiến lược với Nam Cực
Trung Quốc đang có những động thái rõ ràng ở Nam Cực nhằm xác lập ảnh hưởng tối đa đối với vùng đất cuối cùng chưa có chủ quyền trên thế giới này. Báo New York Times (NYT) đưa tin.
Tàu phá băng Tuyết Long được Trung Quốc triển khai đến Nam Cực. (Ảnh: Stringer Shanghai/Getty Images)
Mãi cho đến năm 1985, Bắc Kinh mới thiết lập Trạm nghiên cứu đầu tiên tại Nam Cực, nhưng trong vài thập niên qua những nỗ lực của Trung Quốc nhằm mở rộng ảnh hưởng của họ ở khu vực này đã tăng lên đáng kể và vượt qua nhiều quốc gia khác.
Trong bối cảnh các quốc gia vốn đi đầu trong lĩnh vực thám hiểm như Hoa Kỳ và Úc phải đương đầu với vấn đề ngân sách trì trệ, ngày càng có nhiều lo ngại về những động thái đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu Nam Cực và đầu tư cho trang thiết bị của Bắc Kinh.
“Trung Quốc đã mở trạm nghiên cứu thứ 4 vào năm ngoái, chọn vị trí cho Trạm nghiên cứu thứ 5 và đầu tư vào tàu phá băng thứ 2, cùng các máy bay và trực thăng có khả năng hoạt động trên băng. Những động thái này cho thấy hoạt động thăm dò của Trung Quốc đang được triển khai với tốc độ nhanh nhất trong 52 nước ký kết vào Hiệp ước Nam Cực”, NYT viết.
Theo Hiệp ước Nam Cực được ký năm 1959, các bên cam kết đảm bảo châu lục này sẽ vẫn mở cửa cho các hoạt động nghiên cứu khoa học hòa bình và loại bỏ khả năng quân sự hóa.
Video đang HOT
Dù Trung Quốc vẫn tuân theo những điều khoản của hiệp định, nhưng các quan sát viên lo ngại rằng Bắc Kinh đang sử dụng chiêu bài nghiên cứu để giành lợi ích chiến lược trong trường hợp hoạt động khai thác thương mại được cho phép ở Nam Cực trong tương lai.
“Đây là một khía cạnh trong cách tiếp cận chú trọng thương mại trên toàn thế giới. Một định hướng lâu dài trong chính sách của Trung Quốc là đảm bảo nguồn cung cấp năng lượng và lương thực lâu dài”, Peter Jennings, Giám đốc Viện Chính sách Chiến lược Úc, nói với tờ NYT.
Lệnh cấm khai thác tài nguyên tại Nam Cực sẽ hết hạn vào năm 2048, trừ phi Nghị định thư về Bảo vệ môi trường được các bên thông qua một lần nữa.
Trong trường hợp Nghị định hết hạn và không có một hiệp ước khác thay thế, Nam Cực có thể trở thành nguồn dầu khí dồi dào. Theo ước tính, khu vực này sở hữu trữ lượng khoảng 200 tỷ thùng dầu, ngoài ra đây cũng là kho dự trữ nước ngọt lớn nhất hành tinh.
Sự đầu tư hiện tại của Trung Quốc có thể khiến nước này đạt được lợi thế tuyệt đối trong việc khai thác tài nguyên tại Nam Cực vào năm 2048.
“Hành động thăm dò Nam Cực của Trung Quốc cũng giống như chơi cờ vua. Điều quan trọng là phải có một vị trí trong ván cờ toàn cầu. Chúng tôi không biết điều gì sẽ xảy ra, nhưng nó là cần thiết để có một chỗ đứng vững chắc” – tờ The Guardian dẫn lời ông Guo Peiqing, giáo sư luật tại Đại học Hải dương Trung Quốc lý giải.
Nguyễn Hiếu
Theo Dantri/ Business Insider, NYT
Trung Quốc quyết tạo lợi thế tại Nam Cực
Trung Quốc đang có những động thái rõ ràng tại Nam Cực trong nỗ lực xác lập vị trí ảnh hưởng tối đa đối với vùng đất chưa xác định chủ quyền cuối cùng của thế giới.
Tàu phá băng Tuyết Long được Trung Quốc triển khai đến Nam Cực - Ảnh: Reuters
Đó là nhận định của tờ New York Times, trong bài viết ngày 4.5 có tựa đề "Theo đuổi những lợi ích chiến lược, Trung Quốc xây dựng sự hiện diện tại Nam Cực".
Dù Bắc Kinh phải đến năm 1985 mới thiết lập trạm nghiên cứu Nam Cực đầu tiên, các nỗ lực mở rộng ảnh hưởng của nước này tại vùng đất của chim cánh cụt đang tăng mạnh và hiện đã qua mặt những kế hoạch của các nước khác.
"Với việc khai trương trạm nghiên cứu thứ tư hồi năm ngoái, và đã chọn được điểm thứ 5, cũng như đầu tư vào tàu phá băng thứ hai và các máy bay, trực thăng hoạt động trên băng, hoạt động của Trung Quốc tại châu lục này đang được triển khai ở tốc độ nhanh nhất so với 52 bên ký kết vào Hiệp ước Nam Cực", theo tờ NYT.
Hiện Mỹ duy trì 6 trạm nghiên cứu tại đây, trong khi Úc có 3 trạm. Theo Hiệp ước Nam Cực, các bên ký kết đồng ý rằng châu lục này luôn mở rộng cửa cho các sứ mệnh nghiên cứu khoa học mang mục đích hòa bình, và loại trừ khả năng quân sự hóa Nam Cực.
Dù Trung Quốc vẫn tuân thủ các điều khoản của hiệp ước, giới quan sát tình hình Nam Cực cho rằng chính quyền Bắc Kinh đang tận dụng "chiêu bài" nghiên cứu để giành được lợi thế chiến lược trong trường hợp quốc tế thông qua hoạt động khai thác thương mại tại đây.
"Đây là một phần của mô hình rộng hơn của cách tiếp cận trọng thương trên khắp thế giới", Peter Jennings, giám đốc Viện Chính sách Chiến lược Úc nhận xét. "Động lực quan trọng nhất đối với chính sách của Trung Quốc là làm sao bảo đảm được nguồn cung năng lượng và thực phẩm dài hạn", chuyên gia Jennings cho biết.
Lệnh cấm khai thác dầu mỏ và khoáng sản tại Nam Cực sẽ hết hạn vào năm 2048, trừ phi Nghị định thư về Bảo vệ Môi trường một lần nữa được các bên thông qua. Trong trường hợp hiệp ước hết hạn và không có gì thay thế, Nam Cực có thể trở thành nguồn dầu khí dồi dào kế tiếp của địa cầu.
Ước tính khu vực này có khoảng 200 tỉ thùng dầu, bên cạnh túi nước ngầm lớn nhất thế giới.
Sự đầu tư hiện tại của Trung Quốc có thể giúp nước này đạt được vị thế không đối thủ trong việc khai thác tài nguyên tại lục địa vào năm 2048.
Phi Yến
Theo Thanhnien
Trung Quốc "không tha" cả Nam Cực Nguồn tài nguyên năng lượng, khoáng sản được xem là lý do chính khiến Bắc Kinh đầu tư mạnh ở Nam Cực Kể từ khi lên nắm quyền, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thường xuyên có những chuyến công du khắp thế giới, từ châu Âu cho đến các đảo quốc xa xôi ở Thái Bình Dương và Caribe. Vì thế,...