Trung Quốc tăng tốc kế hoạch bành trướng tại Biển Đông
Philippines vừa lên tiếng tố cáo Trung Quốc gia tăng kế hoạch bành trướng tại Biển Đông khi liên tục cho xây dựng những cơ sở trên những địa điểm mà họ đã chiếm đóng.
Ngày 16/6, Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario lên tiếng tố cáo Trung Quốc tăng tốc hoàn tất “kế hoạch bành trướng” tại Biển Đông
Chỉ trong một thời gian ngắn, Trung Quốc đã tiến hành rất nhanh chóng việc xây dựng và cải tạo những hòn đảo mà họ chiếm đóng bằng vũ lực tại Biển Đông.
Ngày 14/6, Philippines cho biết đã gửi công hàm phản đối Bắc Kinh về việc cải tạo đất ở một rạn san hô tranh chấp tại quần đảo Trường Sa. Đây là lần phản kháng thứ tư trong vòng ba tháng qua.
Công hàm phản đối mới của Manila liên quan đến Đá Ken Nan (McKeenan Reef) thuộc cụm Sinh Tồn của quần đảo Trường Sa, nơi căng thẳng không ngừng tăng lên do Trung Quốc thường sử dụng các chiến thuật đe dọa các quốc gia khác cũng tranh chấp quần đảo này. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines, Charles Jose, tuyên bố Trung Quốc đang cải tạo đất tại đây.
Hồi tháng 4/2014, Philippines đã gửi công hàm phản đối sau khi Trung Quốc xây dựng quy mô và di chuyển đất với khối lượng lớn tại đảo Gạc Ma (Johnson South Reef, thuộc cụm Sinh Tồn), có thể là nhằm biến đổi đảo này thành một hòn đảo có đường băng kiên cố, làm cơ sở cho việc tuyên bố Vùng nhận diện phòng không tại Biển Đông. Đây là hòn đảo mà Trung Quốc đã chiếm của Việt Nam trong trận hải chiến Trường Sa ngày 14/3/1988 làm 64 lính hải quân Việt Nam thiệt mạng.
Tiếp theo, Philippines lại phản đối việc Trung Quốc xây dựng tại đảo Đá Gaven và Đá Lạc (Gaven Ree, thuộc cụm Nam Yết), Đá Châu Viên (Cuateron Reef, thuộc cụm Trường Sa).
Ngày 16/6, trả lời phỏng vấn kênh truyền hình ABS-CBN, Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario cho biết là ông sẽ đề xuất một lệnh cấm xây dựng trong khu vực Biển Đông, và sẽ nói chuyện với cả Hiệp hội Đông Nam Á (ASEAN) lẫn Trung Quốc về việc này.
Video đang HOT
Hãng tin Mỹ AP cho rằng đề nghị cấm xây cất tại Biển Đông của Philippines sẽ bị Bắc Kinh làm ngơ hay thẳng thừng bác bỏ, do vậy các nước trong khu vực cần vận động và thúc đẩy cộng đồng quốc tế lên tiếng về sự cần thiết phải “quản lý những căng thẳng ở Biển Đông trước khi tình hình vuột khỏi tầm tay”.
Ông Albert del Rosario đưa ra tuyên bố trên hai ngày sau khi Trung Quốc khởi công xây dựng một trường học trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa mà họ đánh chiếm của Việt Nam từ năm 1974. Công việc xây trường này nằm trong chiến lược áp đặt chủ quyền của Bắc Kinh tại vùng Biển Đông rộng lớn mà Trung Quốc cho là của họ.
Trong phát biểu của mình, Ngoại trưởng Philippines không ngần ngại tố cáo điều được ông gọi là việc Bắc Kinh đang tăng tốc hoàn tất “kế hoạch bành trướng” tại Biển Đông trước khi các nước ASEAN và Trung Quốc thông qua Bộ quy tắc ứng xử của các bên trên Biển Đông (COC) để ngăn ngừa sự cố đáng tiếc.
Theo ông Albert del Rosario, Trung Quốc muốn đẩy nhanh tiến độ xây dựng trên các đảo đang tranh chấp để tạo nên tình trạng đã rồi, không vi phạm các quy định của COC trong tương lai vì lẽ bộ Quy tắc này không có hiệu lực hồi tố. Trong tình hình đó, các hành vi xây cất mới trên Biển Đông từ phía Trung Quốc được cho là sẽ gia tăng.
Philippines công bố ảnh chụp cho thấy tàu Trung Quốc đang vận chuyển vật liệu xây dựng đến đảo Gạc Ma
Nhận định về những hành động trên của Trung Quốc, hầu hết các chuyên gia đều cho rằng mục tiêu tối hậu của Trung Quốc sau khi nâng cấp và xây dựng các cơ sở trên những hòn đảo chiếm đóng là kiểm soát trên thực tế các vùng biển lân cận. Các hòn đảo nhân tạo sẽ giúp Trung Quốc khẳng định chủ quyền của họ trên Biển Đông và có thể được phát triển thành các căn cứ quân sự để kiểm soát vùng biển này. Vào tháng 2/2014, một cổng thông tin của Trung Quốc loan tin là Bắc Kinh đã lên kế hoạch cải tạo và xây một căn cứ quân sự trên đảo Chữ Thập thuôc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Riêng về điều này, Vasily Kashin, chuyên gia thuộc Trung tâm Phân tích Chiến lược Nga cho biết: “Mặc dù biết là rất tốn kém nhưng rât co thê Băc Kinh se băt tay thưc hiên dư an nay bơi vi no co triên vong đây hưa hen vê măt quân sư chiên lươc. Kích thước của căn cư cho phep triển khai ơ đây cac đơn vi lực lượng vu trang đê bao vê đao nhân tao, chẳng hạn như hệ thống tên lửa phong không (HQ-9 hoăc thâm chi S-400), hệ thống tên lửa hành trình chống tàu YJ-62 cung như nhưng hệ thống tên lưa mạnh hơn. Trên đảo nhân tao cũng có thể bô tri đội máy bay trực thăng vận tải, cac tàu đổ bộ, điêu đo sẽ cung cấp cho Trung Quốc một lợi thế rất lớn trong cuộc đấu tranh xung quanh các đảo tranh chấp”.
Tuy nhiên, ông Kashin nhân manh răng, nếu Trung Quốc thực hiện dư an này sẽ gây ra phản ứng hêt sưc tiêu cực tư phia công đông quốc tế, nhất là khi My rât lo ngai về tiềm năng quân sư Trung Quôc và không cho phep Trung Quôc làm suy yếu vị thế của họ tại Đông Á.
Chuyên gia Kashin nhận định, vê măt chiên lươc dư an trên của Trung Quốc co triên vong đây hưa hen, nhưng việc xây dưng đảo nhân tạo trong khu vực tranh chấp có thể gây ra nhưng hâu qua nghiêm trọng trong linh vưc ngoại giao.
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách Đông Á-Thái Bình Dương Daniel Russel mới đây cho rằng những thông tin về các hoạt động xây dựng của Trung Quốc trên Biển Đông là “đi quá xa so với việc duy trì nguyên trạng”. Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ nhắc lại rằng mọi hành động cưỡng ép và đe dọa dùng vũ lực đều không thể chấp nhận được.
Theo Năng Lượng Mới
Trung Quốc đổ lỗi Philippines khi lộ trường học phi pháp ở Hoàng Sa
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc chỉ trích Philippines "vô lý" khi yêu cầu Trung Quốc phải dừng mọi hoạt động phi pháp trên Biển Đông.
Trong cuộc họp báo tối 16/6, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh cáo buộc Philippines "cố tình khiêu khích" khi chỉ trích hoạt động xây dựng và cải tạo của Trung Quốc trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Theo Bắc Kinh, Manila "đưa ra tuyên bố thiếu trách nhiệm" khi yêu cầu đình chỉ mọi hoạt động xây dựng trái phép trên Biển Đông.
Bà Oánh tố ngược rằng chính Philippines mới là bên không tuân thủ đúng theo Tuyên bố Ứng xử giữa các bên trên Biển Đông (DOC) bởi Manila đang thiết lập cơ sở tại Trường Sa.
"Hành động của Philippines hết sức vô lý. Chúng tôi yêu cầu Manila tự chấn chỉnh những hành động sai lầm, tuân thủ nghiêm ngặt DOC và không tiếp tục khiêu khích khiến tình hình thêm phức tạp và căng thẳng", Thời báo Hoàn cầu dẫn lời bà Hoa Xuân Oánh cho hay.
Tòa nhà mà Trung Quốc xây dựng trái phép trên đảo Phú Lâm thuộc quyền quản lý của thành phố Đà Nẵng, Việt Nam. Ảnh: AP
Trước đó, hôm 16/6, Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario cáo buộc Trung Quốc đang mưu đồ bành trướng trên Biển Đông, đe dọa an ninh và ổn định trong khu vực. Ông Del Rosario cho biết sẽ đề xuất các nước ASEAN cùng kêu gọi các bên đang có tranh chấp - bao gồm Trung Quốc - ngừng mọi hoạt động xây dựng có thể gây căng thẳng.
"Cộng đồng quốc tế cần phải đứng dậy và tuyên bố rằng chúng ta có thể quản lý căng thẳng trên Biển Đông trước khi nó vuột khỏi tầm kiểm soát", AP dẫn lời Ngoại trưởng Philippines nhấn mạnh.
Trung Quốc đã chiếm biên giới láng giềng thế nào?Đằng sau hành động ngang ngược đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào Biển Đông là chủ nghĩa bành trướng, bá quyền thâm căn cố đế của Bắc Kinh.
Trung Quốc đang đẩy nhanh các hoạt động xây dựng trái phép trên Biển Đông trong vài tháng qua, mà diễn biến mới nhất là việc đầu tư 5,76 triệu USD để xây trường học phi pháp trên quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Cuối tuần qua, báo cáo của Chính phủ Philippines cho biết Trung Quốc có thể đang cải tạo đất tại ít nhất 5 đảo đá thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam - gồm Đá Gạc Ma, Đá Châu Viên, Đá Ga Ven, Đá Tư Nghĩa, Đá Én Đất.
Trước đó, vào tháng 4/2014, Bộ Ngoại giao Philippines phản đối công trình xây dựng một đảo nhân tạo tại đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa. Các lãnh đạo và giới chuyên gia lo ngại việc cải tạo của Trung Quốc nhằm các mục đích quân sự, đặc biệt là việc xây dựng một đường băng, để làm nền tảng thiết lập vùng nhận dạng phòng không trên Biển Đông.
Ngoại trưởng Philippines lý giải hành động vội vã của Trung Quốc là vì nước này muốn các công trình được hoàn thành trước khi các bên thống nhất được Bộ Quy tắc Ứng xử giữa các bên trên Biển Đông (COC).
Mối họa của căn cứ quân sự Trung Quốc xây trái phép ở Gạc MaCựu cố vấn an ninh quốc gia Philippines cảnh báo rằng, nếu Trung Quốc hoàn thành kế hoạch xây căn cứ quân sự ở đảo Gạc Ma, sự ổn định của ASEAN sẽ rơi vào tình trạng nguy hiểm.
Theo Tri Thức
Hiểm họa từ những con đường Trung Quốc vươn khắp thế giới Hiếm có dân tộc nào trên thế giới lại nhẫn nại, kiên trì phá đèo, đục núi, vượt suối, ngăn sông - mà lại ở xứ người - như dân tộc Trung Hoa. Họ làm điều đó bất chấp những tổn thất to lớn về sinh mạng do tai nạn, bệnh tật, rừng thiêng nước độc, hổ vồ rắn cắn. Vì Trung Quốc...