Trung Quốc tặng Philippines 500.000 liều vaccine Covid-19
Ngoại trưởng Vương Nghị cam kết tặng nửa triệu liều vaccine Covid-19 cho Philippines trong chuyến thăm Manila.
“Là một người bạn của Philippines và là nước láng giềng gần gũi nhất của các bạn, chúng tôi sẽ kiên quyết sát cánh cùng người dân Philippines cho đến khi đánh bại được loại virus này”, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị nói trong cuộc gặp với người đồng nhiệm Philippines tại Manila ngày 16/1.
Bộ Ngoại giao Philippines cho biết ông Vương Nghị cam kết tặng 500.000 liều vaccine Covid-19 nhưng không nói rõ là loại nào. Tuần vừa qua, Campuchia cũng thông báo họ sẽ nhận được một triệu liều vaccine miễn phí từ Bắc Kinh còn Myanmar sẽ được tặng 300.000 liều.
Video đang HOT
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (phải) và Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin tại Manila ngày 16/1. Ảnh: AFP .
Philippines đã đồng ý mua 25 triệu liều vaccine CoronaVac của công ty Trung Quốc Sinovac, dù vaccine này chưa được cơ quan quản lý ở Trung Quốc phê duyệt. Lô 50.000 liều đầu tiên dự kiến được bàn giao vào tháng hai.
CoronaVac được triển khai ở Thổ Nhĩ Kỳ hôm 15/1 sau khi các thử nghiệm cho thấy nó đạt hiệu quả 91,25%. Tuy nhiên, đợt thử nghiệm tại Brazil cho thấy con số này chỉ khoảng 50%, thấp hơn nhiều so với sản phẩm của Moderna, Pfizer-BioNTech và Oxford-AstraZeneca. Đợt thử nghiệm thứ ba tại Indonesia cho thấy hiệu quả của CoronaVac đạt khoảng 65,3%.
Với gần 499.000 ca nhiễm nCoV và gần 9.900 ca tử vong, Philippines là vùng dịch lớn thứ hai khu vực Đông Nam Á, chỉ sau Indonesia. Philippines hy vọng tập trung được 148 triệu liều vaccine từ 7 công ty trong năm nay, đủ cho khoảng 70% dân số.
Duterte đã thúc đẩy tăng cường quan hệ với Bắc Kinh kể từ khi nhậm chức năm 2016. Ông nhiều lần bày tỏ muốn triển khai vaccine Nga hoặc Trung Quốc. Tháng trước, Tổng thống Philippines bị chỉ trích khi tiết lộ cận vệ của mình đã tiêm vaccine của công ty Trung Quốc Sinopharm dù nó chưa được cấp phép.
Philippines phê chuẩn sử dụng vaccine của Pfizer/BioNTech
Ngày 14/1, Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA) của Philippines đã cấp phép sử dụng khẩn cấp vaccine do hai hãng dược phẩm Pfizer (Mỹ) và BioNTech (Đức) phối hợp phát triển.
Được xác nhận có hiệu quả lên tới 95%, vaccine của Pfizer/BioNTech là loại vaccine ngừa bệnh COVID-19 đầu tiên được nhà chức trách Philippines phê duyệt.
Người dân đợi lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại Manila, Philippines. Ảnh: THX/TTXVN
Phát biểu trong một cuộc họp báo cùng ngày, Giám đốc FDA của Philippines - ông Rolando Enrique Domingo cũng cho biết nước này đang xem xét cấp phép tương tự đối với vaccine do công ty Công nghệ sinh học Sinovac của Trung Quốc phát triển. Tính đến sáng 14/1, Philippines ghi nhận 492.700 trường hợp mắc COVID-19, trong đó có 9.699 ca tử vong.
Trong khi đó, Jordan đã triển khai chương trình tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19, trong đó ưu tiên cho các nhân viên y tế, những người có bệnh mãn tính và những người trên 60 tuổi.
Những mũi vaccine đầu tiên đã được tiêm cho các nhân viên y tế tại các bệnh viện và các cơ sở y tế khác, sau khi nhà chức trách lập 29 trung tâm tiêm chủng trên khắp cả nước, trong đó thủ đô Amman có 9 điểm tiêm chủng.
Ông Wael Hayajneh, Vụ trưởng Vụ Phòng chống dịch và các bệnh truyền nhiễm thuộc Bộ Y tế Jordan, cho biết nước này là một trong số "40 quốc gia đầu tiên được tiêm" vaccine ngừa COVID-19. Ông khuyến nghị "mọi người dân đều nên tiêm phòng vaccine vì đây là giải pháp đáng tin cậy duy nhất để chấm dứt dịch COVID-19".
Cuối tuần trước, Jordan thông báo đã cấp phép sử dụng khẩn cấp vaccine của hãng Sinopharm (Trung Quốc). Đây là vaccine thứ hai được nước này phê chuẩn sau vaccine của Pfizer/BioNTech. Tới nay, Jordan đã ghi nhận 310.968 ca mắc COVID-19, trong đó có 4.091 ca tử vong. Nước này cũng đã phát hiện 5 trường hợp mắc biến thể mới của virus SARS-CoV-2 vốn xuất hiện đầu tiên tại Anh.
Trong bối cảnh số ca mắc mới ghi nhận theo ngày đã giảm đáng kể, ngày 13/1, Thủ tướng Jordan Bisher al-Khasawneh cho biết nước này sẽ từng bước nới lỏng các biện pháp hạn chế để phòng dịch COVID-19, trong đó bao gồm cả lệnh giới nghiêm trong các ngày thứ Sáu hằng tuần và các trường học sẽ được mở cửa trở lại từ tháng tới. Ưu tiên của Chính phủ Jordan hiện nay là cung cấp vaccine miễn phí cho công dân Jordan và người nước ngoài đang sống tại nước này, chiếm khoảng 1/4 trong dân số 10 triệu người của Jordan hiện nay.
COVID-19 tại ASEAN hết 13/1: Malaysia tái áp đặt phong tỏa; Số ca mắc ở Indonesia cao chưa từng thấy Theo trang thống kê worldometers.info, trong ngày 13/1, 9 quốc gia ASEAN ghi nhận 16.443 ca mắc COVID-19 và 480 ca tử vong, nâng tổng số người mắc bệnh tại ASEAN từ đầu dịch lên gần 1,7 triệu ca, trong đó 38.249 người tử vong. Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Kuala Lumpur, Malaysia ngày 10/1. Ảnh: THX/TTXVN Các nước...