Trung Quốc tăng nhập điện từ Triều Tiên, Myanmar giữa “cơn khát” năng lượng
Để đối phó với cuộc khủng hoảng thiếu điện nghiêm trọng trong thời gian qua, Trung Quốc đã tăng nhập khẩu điện từ các nước láng giềng, trong đó có Triều Tiên, Myanmar, Nga.
Trung Quốc đang trải qua cuộc khủng hoảng thiếu điện tồi tệ nhất trong hàng chục năm qua (Ảnh: Reuters).
SCMP đưa tin, Trung Quốc đã tăng cường nhập khẩu điện từ Triều Tiên, Nga và Myanmar trong bối cảnh họ đang phải trải qua tình trạng thiếu điện tồi tệ nhất trong hàng chục năm qua. Mặc dù vậy, động thái này không thể mang lại một giải pháp tức thời cho cuộc khủng hoảng lan rộng trên quy mô toàn quốc.
Theo số liệu của Trung Quốc, trong tháng 9, nước này đã nhập khẩu 35.974 MWh điện từ Triều Tiên, tăng 62% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong 3 quý năm nay, họ nhập tổng cộng 291 GWh từ Triều Tiên, tăng 37% so với năm trước.
Trong tháng 9, Trung Quốc chi 1,5 triệu USD nhập khẩu điện từ Triều Tiên, trong khi 3 quý đầu năm nay, con số này là 11,9 triệu USD.
Theo một báo cáo nghiên cứu năm 2013 từ Đại học Điện lực Đông Bắc, điện nhập khẩu của Trung Quốc từ Triều Tiên được truyền qua Đan Đông, một thành phố biên giới cấp tỉnh ở tỉnh Liêu Ninh.
Video đang HOT
Tỉnh Liêu Ninh, cùng với Hắc Long Giang và Cát Lâm ở đông bắc Trung Quốc, đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi tình trạng thiếu điện trên khắp cả nước với hàng triệu người bị cắt điện kể từ tháng 9.
Trong khi đó, Nga trong 3 quý năm 2021 đã xuất khẩu sang Trung Quốc 2.381 GWh, trị giá 112,6 triệu USD, tăng 1,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Đầu tháng này, cơ quan năng lượng Nga đồng ý với đề nghị từ Tổng công ty lưới điện nhà nước Trung Quốc tăng gấp đôi lượng điện xuất khẩu trong ba tháng cuối năm so với sản lượng bán ra năm ngoái.
Trong 29 năm qua kể từ khi bắt đầu nhập từ Nga, Trung Quốc đã mua tổng cộng 30.000 GWh, với nguồn điện được sử dụng ở ba tỉnh Đông Bắc là Liêu Ninh, Hắc Long Giang và Cát Lâm.
Trong khi đó, Trung Quốc trong 3 quý năm 2021 đã nhập 1.231 GWh điện từ Myanmar, tăng 44% so với cùng kỳ năm ngoái, với tổng giá trị 34 triệu USD.
Tuy nhiên, dù tăng nhập khẩu từ láng giềng, Trung Quốc vẫn đang “chật vật” trong việc đảm bảo nguồn điện. Trong tháng 9, Trung Quốc sản xuất được 675.000 GWh trong khi sản lượng điện nhập khẩu chỉ là 670 GWh.
Hou Yunhe, phó giáo sư tại Khoa Kỹ thuật Điện và Điện tử tại Đại học Hong Kong, cho biết Trung Quốc từ trước tới nay vẫn áp dụng chiến lược không nhập khẩu lượng lớn điện vì lý do an ninh do quan ngại nếu quan hệ với láng giềng xấu đi, nguồn cung điện sẽ bị ảnh hưởng. Ngoài ra, Trung Quốc cũng có mạng lưới sản xuất điện quy mô lớn.
Mặc dù vậy, Trung Quốc đang trải qua khủng hoảng thiếu điện nghiêm trọng vì ngành sản xuất của họ đang phục hồi sau đại dịch đẩy nhu cầu điện tăng cao.
Ngoài ra, chính sách hạn chế năng lượng phát thải của Trung Quốc đã khiến nhiều nhà máy nhiệt điện cắt giảm công suất. Cùng với đó, giá than tăng phi mã cũng khiến các nhà máy nhiệt điện giảm sản lượng để tránh thua lỗ. Các yếu tố trên, kết hợp với việc khoảng 60% nền kinh tế Trung Quốc vận hành nhờ nhiệt điện, làm cuộc khủng hoảng năng lượng ở nước này thêm tồi tệ.
Tình trạng này đã bắt đầu tác động tiêu cực tới nền kinh tế và làm dấy lên lo ngại trước khi mùa đông cận kề, thời điểm nhu cầu dùng điện sưởi ấm sẽ gia tăng trong thời gian tới. Ngoài ra, các chuyên gia cảnh báo, việc Trung Quốc thiếu điện sản xuất sẽ ảnh hưởng mạnh tới chuỗi cung ứng toàn cầu và nền kinh tế thế giới.
Thiếu điện, Trung Quốc siết kiểm soát năng lượng
16 trong 31 tỉnh của Trung Quốc áp dụng các biện pháp siết chặt tiêu thụ điện, khiến nhiều công ty gặp khó khăn và nhiều người dân lo ngại.
Các tỉnh đông bắc Trung Quốc gồm Liêu Ninh, Cát Lâm và Hắc Long Giang đang trải qua tình trạng mất điện diện rộng tại các hộ gia đình, khiến nhiều người dân than phiền trên mạng xã hội rằng điện lưới bị cắt vào giờ cao điểm mà không báo trước.
Một số đèn giao thông ở thủ phủ Thẩm Dương của tỉnh Liêu Ninh đột ngột ngừng hoạt động hồi giữa tuần trước, gây ra tình trạng tắc nghẽn nghiêm trọng.
Đèn đường bị tắt ở thành phố Thẩm Dương hôm 23/9. Ảnh: SCMP .
"Chính quyền địa phương phải kiểm soát tiêu thụ để tránh sụp đổ toàn mạng lưới điện. Sự sụt giảm bất ngờ của điện gió ngày 23-25/9 cùng nhiều lý do đã khiến khoảng trống trong nguồn cung điện tăng lên mức nghiêm trọng", tờ Peoples Daily ,cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc, dẫn lời quan chức tỉnh Liêu Ninh cho biết hôm 26/9.
"Tình trạng cắt điện bất thường, không có kế hoạch và không được báo trước, cũng như giới hạn tiêu thụ năng lượng có thể kéo dài đến tháng 3/2022. Mất điện, nước sẽ trở thành điều bình thường nhằm đáp ứng yêu cầu của mạng lưới điện quốc gia và những quy định sở tại", một công ty cấp nước ở tỉnh Cát Lâm đăng thông báo trên mạng xã hội WeChat.
Thông báo này sau đó bị xóa và thay thế bằng thông cáo mềm mỏng hơn, thêm rằng thông điệp ban đầu "dùng từ ngữ không phù hợp, gây hiểu nhầm cho công chúng".
Chính quyền Quảng Đông, tỉnh có nền kinh tế lớn nhất Trung Quốc, cũng đưa ra thông báo về những sáng kiến tiết kiệm năng lượng trên toàn tỉnh, đồng thời kêu gọi các tổ chức chính phủ đi đầu bằng cách ngừng dùng thang máy ở ba tầng thấp nhất trong những tòa nhà văn phòng.
Trước đó, nhiều thành phố tại Quảng Đông cũng áp lệnh kiểm soát tiêu thụ điện ngoài giờ cao điểm, cũng như hạn chế sản xuất với nhiều ngành công nghiệp, cảnh báo những doanh nghiệp vi phạm sẽ bị cắt nguồn cung điện. Giới chức Thành Viễn giữa tuần trước yêu cầu các công ty công nghiệp ngừng sử dụng điện từ 8h đến 23h hàng ngày mà không cho biết hạn chế sẽ kéo dài bao lâu.
Nhiều công ty, đặc biệt là công ty nhỏ, đã phải chuyển sang sản xuất vào ban đêm, giảm sản lượng hoặc ngừng hoạt động.
Tình trạng thiếu điện khiến Trung Quốc thường xuyên phải cắt điện ở một số khu vực hàng năm, nhưng tần suất đã tăng đáng kể từ nửa cuối năm 2020.
Giới phân tích cho rằng thiếu hụt than đá và nỗ lực cắt giảm khí phát thải của Bắc Kinh là nguyên nhân chính dẫn tới điều này, đồng thời cảnh báo những đợt gián đoạn năng lượng tiếp theo có nguy cơ làm trầm trọng lạm phát và sụt giảm sản xuất.
Trung Quốc ban hành cảnh báo vàng đối với bão cát Ngày 15/3, Trung tâm khí tượng quốc gia Trung Quốc đã ban hành cảnh báo vàng đối với bão cát tại khu vực miền Bắc nước này. Người đi đường phải che chắn vì bão cát tại Bắc Kinh, Trung Quốc ngày 15/3/2021. Ảnh: THX/TTXVN Cơ quan trên dự báo không khí lạnh, gió lớn, cát và bụi sẽ tràn qua các khu...