Trung Quốc tăng cường thách thức Úc tại Thái Bình Dương
Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa vừa công bố ý định quân sự hóa sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) để tăng cường quan hệ với các nước ở Nam Thái Bình Dương – một động thái được cho là thách thức đáng kể vai trò của Úc tại khu vực chiến lược của mình.
Phát biểu trước lãnh đạo quân sự các nước Nam Thái Bình Dương và Caribbean tại một hội nghị ở Bắc Kinh hôm 8-7, ông Ngụy cho rằng BRI cung cấp một “khuôn khổ” cho sự tăng cường hợp tác quân sự.
Theo Tân Hoa Xã, sự hợp tác này sẽ được thúc đẩy trong những lĩnh vực như chống khủng bố, gìn giữ hòa bình, cứu trợ thiên tai…
Bản tin cũng dẫn lời Tư lệnh Lực lượng Phòng vệ Guyana Patrick West cho biết nước ông sẽ tăng cường hợp tác với quân đội Trung Quốc.
Một tàu hải quân Trung Quốc rời căn cứ ở TP Sydney – Úc hồi tháng 6. Ảnh: Reuters
Theo giới phân tích, phát biểu của ông Ngụy khác với tuyên bố lâu nay về BRI của Bắc Kinh, theo đó sáng kiến này chỉ là phương tiện để phục vụ phát triển kinh tế hòa bình.
“Đây là sự xác nhận chính thức đầu tiên về mối liên hệ quân sự đến BRI” – ông Peter Jennings, giám đốc điều hành Viện Chính sách Chiến lược Úc, nhấn mạnh đến ý nghĩa của những gì ông Ngụy nói ở trên.
Không có thông tin về những nước nào ở Nam Thái Bình Dương dự hội nghị nói trên – diễn ra giữa lúc Úc, Mỹ và các đồng minh phương Tây đang tranh ảnh hưởng với Trung Quốc tại khu vực này.
Video đang HOT
Nước Úc thời Thủ tướng Scott Morrison đang tìm cách cải thiện quan hệ ngoại giao và quốc phòng với các đảo quốc tại khu vực.
Ngoài ra, Úc và Mỹ đã cam kết lập một căn cứ hải quân chung trên đảo Manus, xuất phát từ nỗi lo Papua New Guinea đang dần rơi vào quỹ đạo của Trung Quốc. Trong khi đó, Bắc Kinh vào năm ngoái đã bác bỏ thông tin họ muốn lập một căn cứ quân sự ở Vanuatu.
Một tàu do thám Trung Quốc. Ảnh: Daily Mail
Với phát biểu mới nhất của Bộ trưởng Ngụy, theo ông Jennings, giới chức Úc trong thời gian tới sẽ phải thúc đẩy nhiều hơn nữa vai trò và ảnh hưởng của Canberra tại khu vực để ngăn Bắc Kinh hiện diện quân sự.
“Một căn cứ quân sự của Trung Quốc tại Thái Bình Dương sẽ làm phức tạp đáng kể kế hoạch quốc phòng của Úc” – chuyên gia này cảnh báo thêm.
Phát biểu của ông Ngụy được đưa ra giữa lúc một tàu do thám Trung Quốc được điều đến theo dõi cuộc tập trận chung Úc – Mỹ – Nhật Bảm ngoài khơi bờ biển bang Queensland, dự kiến bắt đầu từ ngày 11-7.
Lãnh đạo quốc phòng Úc thừa nhận họ không thể làm gì để ngăn tàu Trung Quốc do thám cuộc tập trận bởi tàu này hoạt động ở lãnh hải quốc tế.
P.Võ (Theo Financial Review)
Theo Nguoilaodong
Trung Quốc có thể gặp khó với tân lãnh đạo EU
Ứng viên mới được đề cử vào vị trí lãnh đạo Ủy ban châu Âu từng gióng chuông cảnh báo về ảnh hưởng của Trung Quốc đối với châu Âu.
Bộ trưởng Quốc phòng Đức Ursula Von der Leyen và Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa tại Bắc Kinh năm 2018 ảnh: Getty Images
Bầu cử EU: Nhiều dấu hiệu có thể thở phào
Hôm 2/7, bà Ursula Von Der Leyen trở thành lựa chọn thay thế ông Jean-Claude Juncker làm Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) - cơ quan hành pháp của EU - sau khi Hội đồng châu Âu, cơ quan gồm lãnh đạo 28 nước thành viên EU, có 3 ngày tranh luận.
Nếu được Nghị viện châu Âu phê chuẩn, Bộ trưởng quốc phòng Đức Von Der Leyen sẽ trở thành người phụ nữ đầu tiên đảm nhận vị trí Chủ tịch EC. Bà là người ủng hộ mạnh mẽ quan hệ châu Âu - Đại Tây Dương và có quan điểm Đức cần chi tiêu ngân sách cho quốc phòng nhiều hơn. Bà mẹ 7 con này từng đảm nhiệm nhiều vị trí trong nội các của Thủ tướng Đức Angela Merkel kể từ
năm 2005.
Được đề cử vào vị trí chủ tịch EC, bà Von Der Leyen đã có được sự ủng hộ quan trọng của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, cũng như sự ủng hộ của Hungary, Ba Lan, CH Séc và Slovakia.
Thông tin này làm nảy sinh nghi ngại trong giới ngoại giao Trung Quốc về khả năng bà Von Der Leyen sẽ đảm nhiệm vị trí này. Nghi ngại đó xuất phát từ cuộc trả lời phỏng vấn của bà với báo Đức Die Zeit vào tháng 1 năm nay.
Trong cuộc phỏng vấn, bà Von Der Leyen nói rằng Trung Quốc "gài bẫy khôn khéo" châu Âu, với ý là "chúng ta thường không mấy chú ý chuyện họ theo đuổi mục tiêu của họ một cách nhất quán và khéo léo như thế nào".
Quan hệ EU - Trung Quốc trở nên quan trọng trong những tính toán chiến lược những năm gần đây, trong bối cảnh Trung Quốc đối mặt với căng thẳng gia tăng với Mỹ trong lĩnh vực thương mại và địa chính trị.
Một số nhà phân tích cho rằng sự ra đi của ông Juncker sẽ không tác động nhiều đến tổng thể quan hệ EU - Trung Quốc, vì cơ chế hoạch định chính sách của EU đòi hỏi đồng thuận của 28 quốc gia thành viên. Nhưng các nhà ngoại giao Trung Quốc giấu tên nói với báo Hong Kong South China Morning Post rằng tính cách cá nhân là vấn đề cần quan tâm, và phát biểu từ những chính trị gia chủ chốt của châu Âu có thể ảnh hưởng đến cách nhìn nhận của khối về Trung Quốc.
Lý lịch của bà Von Der Leyen sẽ được Bắc Kinh nghiên cứu kỹ để đánh giá xem quan hệ thương mại gần gũi giữa 2 nền kinh tế hiện nay có thể tiếp tục phát triển hay không. Hiện tại, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn thứ hai của EU, còn EU là đối tác lớn nhất của Trung Quốc.
Trong cuộc trả lời phỏng vấn với báo Die Zeit, bà Von Der Leyen đã nói chi tiết về quan điểm của bà trong các vấn đề kinh tế, quân sự và chính trị của Trung Quốc. Bà so sánh ảnh hưởng của Trung Quốc với mối đe dọa từ Nga với châu Âu. "Đường hướng của chúng ta đề ra với Nga phải được áp dụng với Trung Quốc", bà nói.
Bà cho rằng, châu Âu cần chú ý đến Trung Quốc nhiều hơn, vì tình trạng hiện nay là nhiều chính trị gia EU "bỏ qua" các mối đe dọa từ Trung Quốc. Bà cũng chê chuyện Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình không tổ chức phiên hỏi đáp sau khi khẳng định Trung Quốc cam kết với tự do thương mại tại Diễn đàn Kinh tế thế giới năm 2017. Bà cũng chỉ trích Trung Quốc về cách xử lý các vấn đề liên quan đến người dân.
Trên cương vị bộ trưởng quốc phòng, năm ngoái bà Von der Leyen đến thăm Bắc Kinh và có bài phát biểu tại ĐH Quốc phòng thuộc quân đội Trung Quốc. Không nhắc đến tranh chấp trên biển Đông, nhưng bà khẳng định quan điểm "các tuyến hàng hải cần phải được bảo đảm tự do và không trở thành đối tượng để thể hiện sức mạnh".
Trong cuộc họp báo nhân chuyến thăm Úc vào tháng 10/2018, khi trả lời câu hỏi của phóng viên, bà Von Der Leyen nói rằng châu Âu và Đức có quan hệ kinh tế mạnh mẽ với Trung Quốc, nhưng mặt khác cũng có vấn đề. Đó là vấn đề biển Đông hay trên không gian mạng.
BÌNH GIANG
Theo TPO
"Món quà" người Mỹ tặng khiến Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc tái mặt ở Shangri-La Cuộc gặp giữa quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Patrick Shanahan và người đồng cấp Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa tại Đối thoại Shangri-La vừa qua chứa đầy những khoảnh khắc khó xử. Và một trong số đó chính là "món quà" mà người Mỹ tặng cho vị quan chức quốc phòng chóp bu của Trung Quốc. Ông Shanahan và ông Ngụy bắt...