Trung Quốc tăng cường sức mạnh tác chiến tàu sân bay
Không chỉ theo đuổi kế hoạch bổ sung số lượng tàu, quân đội Trung Quốc cũng đang ra sức tăng cường năng lực tác chiến tàu sân bay.
Hôm (24.11), tờ South China Morning Post dẫn báo cáo cho rằng Trung Quốc đã xây dựng một lò phản ứng hạt nhân nguyên mẫu cho tàu sân bay tiếp theo.
Tăng cường số lượng
Theo đó, nỗ lực trên nhằm thúc đẩy tham vọng dài hạn là triển khai sức mạnh hải quân xa bờ biển của Bắc Kinh. Một số thông tin liên quan kế hoạch phát triển dài hạn của Trung Quốc cho thấy nước này đặt ra mục tiêu có 6 tàu sân bay vào năm 2035.
Cuối tháng 10, Trung Quốc lần đầu triển khai 2 tàu sân bay Liêu Ninh và Sơn Đông tập trận cùng ở Biển Đông. ẢNH: CHINAMIL
Hiện nay, Trung Quốc đã có 3 tàu sân bay là Liêu Ninh, Sơn Đông và Phúc Kiến. Trong đó, tàu Liêu Ninh và tàu Sơn Đông đã vận hành nhưng hệ thống phóng máy bay vẫn còn phụ thuộc vào thiết kế mũi chếch lên. Còn tàu Phúc Kiến thì hiện đại hơn với bộ phóng máy bay bằng điện từ. Tuy nhiên, cả 3 chiếc tàu này đều sử dụng nhiên liệu thông thường.
Video đang HOT
Trong khi đó, các tàu sân bay chạy bằng lò phản ứng hạt nhân không cần tiếp nhiên liệu thường xuyên, nên có tầm hoạt động lớn hơn nhiều và cũng cho phép chúng mang theo nhiều nhiên liệu và vũ khí hơn cho máy bay trên tàu. Thậm chí, với động cơ chạy bằng năng lượng hạt nhân, tàu sân bay có thể di chuyển vòng quanh thế giới mà không cần tiếp nhiên liệu.
Nâng cao chất lượng
Song hành việc bổ sung thêm tàu sân bay, Trung Quốc được cho là sắp triển khai chiến đấu cơ thế hệ 5 tàng hình J-35 để vận hành trên tàu sân bay. Tờ South China Morning Post vừa qua dẫn lời một kỹ sư cấp cao của Tập đoàn Công nghiệp hàng không vũ trụ khổng lồ Trung Quốc (AVIC), tiết lộ “cả máy bay J-15 và J-35 sẽ được triển khai trên tàu sân bay”.
Thời gian qua, Trung Quốc đã triển khai J-15 cho tàu sân bay. Tuy nhiên, dòng máy bay này khá nặng, có trọng lượng cất cánh lớn so với nhiều loạt chiến đấu cơ dùng cho tàu sân bay khác như F/A-18 (Mỹ), Mig-29 (Ấn Độ)… Điều này đồng nghĩa với việc J-15 không thể mang nhiều vũ khí khi xuất kích từ tàu sân bay, dẫn đến năng lực tác chiến giảm đi. Chính vì thế, nếu được trang bị J-35 thì năng lực tác chiến của tàu sân bay Trung Quốc có thể được tăng cường.
Mới đây, hồi cuối tháng 10, Trung Quốc lần đầu tiên triển khai cùng lúc 2 nhóm tác chiến tàu sân bay Liêu Ninh và Sơn Đông tập trận ở Biển Đông. Nhận xét về diễn biến này khi trả lời Thanh Niên, GS Stephen Robert Nagy (Đại học Cơ Đốc giáo quốc tế – Nhật Bản, học giả tại Viện Nghiên cứu các vấn đề quốc tế của Nhật) cho rằng: “Trung Quốc muốn chứng minh vị thế áp đảo trong khu vực thông qua ưu thế tuyệt đối về hải quân. Họ hy vọng rằng thông qua màn phô diễn tài sản hải quân thì có thể ngăn cản các lực lượng bên ngoài tiến hành các hoạt động quân sự ở Biển Đông”.
Cũng trả lời Thanh Niên, một cựu đại tá hải quân Mỹ, từng nắm giữ vai trò quan trọng ở Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của quân đội Mỹ, đán.h giá việc điều 2 tàu sân bay tập trận cùng lúc nhằm tăng cường năng lực tác chiến. Cụ thể, vị đại tá nêu: “Việc vận hành cùng lúc 2 nhóm tác chiến tàu sân bay gần nhau sẽ khó khăn hơn nhiều so với việc vận hành 1 nhóm tác chiến tàu sân bay”.
Đó là vì mỗi nhóm tác chiến tàu sân bay đều bao gồm nhiều tàu chiến, bao gồm cả việc hộ tống cho tàu sân bay. Hai nhóm tàu phải giữ khoảng cách đủ gần để kịp thời hỗ trợ nhau nhưng điều này sẽ đặt ra một số vấn đề cần giải quyết như: tránh các hệ thống cảm biến và vũ khí gây nhiễu lẫn nhau trong nhóm hoặc có nguy cơ “tự gây nhiễu” hoặc tệ hơn nếu xảy ra giao tranh là sẽ tấ.n côn.g nhầm lẫn nhau. Điều này cũng đòi hỏi tăng cường năng lực hậu cần gần như gấp đôi.
Vì thế, vị chuyên gia trên đán.h giá cuộc tập trận với sự tham gia cùng lúc 2 tàu sân bay là nỗ lực của Trung Quốc nhằm nâng cao khả năng phối hợp tác chiến đến mức thành thạo trước khi chính thức hoạt động tàu Phúc Kiến dự kiến vào năm 2026. Khi đó, Bắc Kinh không chỉ gia tăng số lượng tàu mà còn thực sự nâng cao năng lực tác chiến tàu sân bay.
Phát triển sún.g AK-47 cho máy bay không người lái
Cùng ngày 24.11, tờ South China Morning Post đưa tin giới khoa học Trung Quốc đang phát triển một khẩu sún.g trường tự động dựa trên nền tảng khẩu AK-47. Loại sún.g này cũng sử dụng đạn cỡ nòng 7,62 mm, tốc độ viên đạn đạt 740 – 900 m/giây. Tuy nhiên, ưu điểm nổi bật hơn cả là sún.g không có hiện tượng bị giật khi bắ.n nên sẽ được dùng để trang bị cho máy bay không người lái.
Trung Quốc triển khai chiến đấu cơ J-15 nâng cấp cho tàu sân bay?
Một số máy bay chiến đấu J-15B đã được phát hiện trong các cảnh quay và hình ảnh về cuộc tập trận có sự tham gia của tàu sân bay Trung Quốc mới đây.
Tờ South China Morning Post tối 1.11 loan tin một số máy bay J-15B, phiên bản nâng cấp của máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư J-15 dành cho tàu sân bay Trung Quốc, đã được phát hiện trong các cảnh quay và hình ảnh về cuộc tập trận hải quân được công bố hôm 31.10.
Không nêu rõ thời điểm diễn ra cuộc tập trận nói trên, hải quân Trung Quốc nói rằng cuộc tập trận đó đán.h dấu lần đầu tiên hai tàu sân bay của họ là Liêu Ninh và Sơn Đông tham gia một cuộc tập trận chung trên biển.
Cùng với một hạm đội hộ tống, hai tàu sân bay Liêu Ninh và Sơn Đông được hộ tống bởi ít nhất 32 máy bay J-15.
Ông Andreas Rupprecht, một nhà phân tích hàng không quân sự Trung Quốc tại Đức, cho rằng ít nhất 9 trong số 12 máy bay chiến đấu trên không trong các hình ảnh nói trên là J-15B.
"Tôi phải thừa nhận rằng tôi vẫn rất phấn khích khi thấy [J-15B] cuối cùng cũng được đưa vào sử dụng và tôi rất mong được xem những hình ảnh đẹp hơn về nó", ông Rupprecht cho hay.
Tuy nhiên, ông Rupprecht cho rằng "có vẻ như J-15B vẫn sử dụng động cơ AL-31F cũ", thay vì động cơ WS-10 nội địa, loại động cơ được cho là đã qua thử nghiệm, theo South China Morning Post. Hiện chưa có thông tin về phản ứng của hải quân Trung Quốc đối với nhận định của ông Rupprecht.
Ít nhất 9 trong số chiến đấu cơ tham gia cuộc tập trận hải quân gần đây của Trung Quốc được cho là J-15B
Trước đó, tờ Nikkei Asia ngày 8.7 loan tin Trung Quốc đang phát triển một loại máy bay chiến đấu tàng hình mới để triển khai trên tàu sân bay. Đây sẽ là máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 có chức năng tàng hình và dự kiến sẽ được triển khai trên tàu sân bay thứ ba của Trung Quốc là tàu Phúc Kiến.
Công ty Máy bay Thẩm Dương (SAC) của Trung Quốc vào cuối tháng 6 đã công bố một đoạn phim về máy bay tàng hình mới nhất của SAC, J-31B, tới công chúng, có dòng chữ "từ căn cứ trên bộ đến căn cứ trên biển". Một nguồn tin Nhật Bản cho rằng J-31B được chế tạo để hoạt động trên các tàu sân bay, theo Nikkei Asia.
Nghị sĩ Nga gợi ý mua lại tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc Tàu sân bay duy nhất của Nga - Đô đốc Kuznetsov - trong thời gian qua đã gặp phải nhiều sự cố. Gần đây, một chính khách Nga đã gợi ý mua lại tàu sân bay Liêu Ninh vốn do Liên Xô thiết kế và được bán cho Trung Quốc 25 năm trước. Tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov. Ảnh: CNN Tờ Business...