Trung Quốc tăng cường nhập khẩu điện từ láng giềng
Trung Quốc đã tăng cường nhập khẩu điện từ Triều Tiên, Nga và Myanmar khi nước này đang rơi vào tình trạng thiếu điện nghiêm trọng nhất nhiều thập niên qua.
Người dân quan sát dòng nước tại đập Tam Hiệp (Trung Quốc). Ảnh: AP
Tuy nhiên, tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (Hong Kong, Trung Quốc) cho biết việc tăng cường nhập khẩu không phải là giải pháp tức thời cho khủng hoảng điện tại nước này.
Trong tháng 9, nhập khẩu điện của Trung Quốc từ Triều Tiên đã tăng 62% lên to 35.974 megawatt giờ (MWh) so với cùng kỳ năm 2020. Mức nhập khẩu trong tháng 9 này đạt giá trị khoảng 1,5 triệu USD. Trong khi đó, Trung Quốc đã chi 11,9 triệu USD nhập khẩu điện từ Triều Tiên trong 3 quý đầu năm.
Các lệnh trừng phạt của Liên hợp quốc (LHQ) áp đặt lên Triều Tiên vào năm 2017 đã khiến một số mặt hàng xuất khẩu của nước này bị hạn chế, bao gồm than đá, quặng sắt, thực phẩm và nông sản, nhưng điện thương mại không nằm trong nhóm hạn chế.
Theo một báo cáo nghiên cứu năm 2013 từ Đại học Điện lực Đông Bắc (Trung Quốc), điện nhập khẩu của Trung Quốc từ Triều Tiên được truyền qua Đan Đông, một thành phố biên giới ở tỉnh Liêu Ninh. Tỉnh Liêu Ninh, cùng với Hắc Long Giang và Cát Lâm ở Đông Bắc Trung Quốc, đã chịu gánh nặng của khủng hoảng thiếu điện quốc gia với hàng triệu khách hàng sử dụng cho mục đích công nghiệp và hộ gia đình bị mất điện kể từ tháng 9.
Trong khi đó, Nga đã xuất khẩu 2.381 GWh điện trị giá 112,6 triệu USD sang Trung Quốc trong ba quý đầu năm 2021, đánh dấu mức tăng 1,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Đầu tháng này, công ty năng lượng nhà nước của Nga Inter RAO đã chấp thuận đề nghị từ Tổng công ty lưới điện nhà nước Trung Quốc tăng gấp đôi lượng điện xuất khẩu trong ba tháng cuối năm so với sản lượng bán ra năm ngoái.
Video đang HOT
Inter RAO xác nhận nguồn điện sẽ được chuyển qua 3 đường dây truyền tải Nga-Trung Quốc với khả năng chuyển 7 tỷ kWh một năm.
Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) đưa tin một trạm chuyển đổi công suất tại Hắc Hà, thành phố biên giới thuộc tỉnh Hắc Long Giang, cũng tăng cường hoạt động từ 5 giờ mỗi ngày lên 16 tiếng đồng hồ mỗi ngày để xử lý dòng điện chuyển đến từ Nga.
Trong 29 năm kể từ khi bắt đầu nhập khẩu điện từ Nga, Trung Quốc đã nhận tổng cộng 30.000 GWh chủ yếu dành cho 3 tỉnh Đông Bắc là Liêu Ninh, Hắc Long Giang và Cát Lâm.
Tương quan giữa điện Trung Quốc tự sản xuất và nhập khẩu trong tháng 9.
Lượng điện Trung Quốc nhập khẩu từ Myanmar qua tỉnh Vân Nam cũng tăng 44% lên 1.231 GWh trong 3 quý đầu năm so với cùng kỳ năm 2020 và đạt tổng giá trị 34 triệu USD. Nguồn điện này được sản xuất bởi nhà máy thủy điện Dapein ở Bhamo (Myanmar).
Mặc dù đẩy mạnh nhập khẩu nhưng số lượng điện đến Trung Quốc cũng chỉ đáp ứng được phần nhỏ nhu cầu. Trong tháng 9, Trung Quốc cũng sản xuất 675.100 GWh điện trong nước, lớn hơn nhiều mức 670 GWh nhập khẩu.
Giáo sư dự bị Hou Yunhe tại Đại học Hong Kong đánh giá: “Trung Quốc thực chất nhập khẩu khá ít điện bởi năng lực tự sản xuất của nước này khá lớn và điện là một ngành độc quyền”.
Cũng theo ông Hou, Trung Quốc sử dụng chiến thuật hạn chế nhập khẩu số lượng điện quá lớn bởi lo ngại về an ninh. Ông phân tích: “Một khi mối quan hệ với quốc gia đó xấu đi, họ có thể cắt đột ngột nguồn điện xuất khẩu”. Tờ Nhân dân Nhật báo ngày 21/10 dẫn lời Chủ tịch Tập Cận Bình nhấn mạnh Trung Quốc “phải tự đảm bảo nguồn cung năng lượng”.
Tờ Washington Post (Mỹ) ngày 30/9 đưa tin rằng Bắc Kinh nhấn mạnh lý do chính dẫn đến tình trạng thiếu điện bắt nguồn từ thực trạng giá than đá tăng và nhu cầu sử dụng điện tăng mạnh tại các nhà máy. Theo truyền thông Trung Quốc, giá than đá tăng do sản lượng khai thác giảm bởi các vụ tai nạn trong thời gian qua cũng như lũ lụt gần đây khiến hàng chục mỏ than phải đóng cửa.
Hiện tại than đá chiếm tới gần 60% lượng tiêu thụ năng lượng của nước này. Mặc dù là nhà sản xuất than đá lớn nhưng Trung Quốc vẫn phụ thuộc vào nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu trong nước. Nhiều nhà phân tích dự đoán tình trạng thiếu hụt than đá có thể dẫn đến việc Trung Quốc phải giảm 12% tiêu thụ điện công nghiệp trong quý 4 năm nay.
Thiếu điện, Trung Quốc siết kiểm soát năng lượng
16 trong 31 tỉnh của Trung Quốc áp dụng các biện pháp siết chặt tiêu thụ điện, khiến nhiều công ty gặp khó khăn và nhiều người dân lo ngại.
Các tỉnh đông bắc Trung Quốc gồm Liêu Ninh, Cát Lâm và Hắc Long Giang đang trải qua tình trạng mất điện diện rộng tại các hộ gia đình, khiến nhiều người dân than phiền trên mạng xã hội rằng điện lưới bị cắt vào giờ cao điểm mà không báo trước.
Một số đèn giao thông ở thủ phủ Thẩm Dương của tỉnh Liêu Ninh đột ngột ngừng hoạt động hồi giữa tuần trước, gây ra tình trạng tắc nghẽn nghiêm trọng.
Đèn đường bị tắt ở thành phố Thẩm Dương hôm 23/9. Ảnh: SCMP .
"Chính quyền địa phương phải kiểm soát tiêu thụ để tránh sụp đổ toàn mạng lưới điện. Sự sụt giảm bất ngờ của điện gió ngày 23-25/9 cùng nhiều lý do đã khiến khoảng trống trong nguồn cung điện tăng lên mức nghiêm trọng", tờ Peoples Daily ,cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc, dẫn lời quan chức tỉnh Liêu Ninh cho biết hôm 26/9.
"Tình trạng cắt điện bất thường, không có kế hoạch và không được báo trước, cũng như giới hạn tiêu thụ năng lượng có thể kéo dài đến tháng 3/2022. Mất điện, nước sẽ trở thành điều bình thường nhằm đáp ứng yêu cầu của mạng lưới điện quốc gia và những quy định sở tại", một công ty cấp nước ở tỉnh Cát Lâm đăng thông báo trên mạng xã hội WeChat.
Thông báo này sau đó bị xóa và thay thế bằng thông cáo mềm mỏng hơn, thêm rằng thông điệp ban đầu "dùng từ ngữ không phù hợp, gây hiểu nhầm cho công chúng".
Chính quyền Quảng Đông, tỉnh có nền kinh tế lớn nhất Trung Quốc, cũng đưa ra thông báo về những sáng kiến tiết kiệm năng lượng trên toàn tỉnh, đồng thời kêu gọi các tổ chức chính phủ đi đầu bằng cách ngừng dùng thang máy ở ba tầng thấp nhất trong những tòa nhà văn phòng.
Trước đó, nhiều thành phố tại Quảng Đông cũng áp lệnh kiểm soát tiêu thụ điện ngoài giờ cao điểm, cũng như hạn chế sản xuất với nhiều ngành công nghiệp, cảnh báo những doanh nghiệp vi phạm sẽ bị cắt nguồn cung điện. Giới chức Thành Viễn giữa tuần trước yêu cầu các công ty công nghiệp ngừng sử dụng điện từ 8h đến 23h hàng ngày mà không cho biết hạn chế sẽ kéo dài bao lâu.
Nhiều công ty, đặc biệt là công ty nhỏ, đã phải chuyển sang sản xuất vào ban đêm, giảm sản lượng hoặc ngừng hoạt động.
Tình trạng thiếu điện khiến Trung Quốc thường xuyên phải cắt điện ở một số khu vực hàng năm, nhưng tần suất đã tăng đáng kể từ nửa cuối năm 2020.
Giới phân tích cho rằng thiếu hụt than đá và nỗ lực cắt giảm khí phát thải của Bắc Kinh là nguyên nhân chính dẫn tới điều này, đồng thời cảnh báo những đợt gián đoạn năng lượng tiếp theo có nguy cơ làm trầm trọng lạm phát và sụt giảm sản xuất.
Trung Quốc tăng nhập điện từ Triều Tiên, Myanmar giữa "cơn khát" năng lượng Để đối phó với cuộc khủng hoảng thiếu điện nghiêm trọng trong thời gian qua, Trung Quốc đã tăng nhập khẩu điện từ các nước láng giềng, trong đó có Triều Tiên, Myanmar, Nga. Trung Quốc đang trải qua cuộc khủng hoảng thiếu điện tồi tệ nhất trong hàng chục năm qua (Ảnh: Reuters). SCMP đưa tin, Trung Quốc đã tăng cường nhập...