Trung Quốc tăng cường an ninh mạng khi bị IS xem là mục tiêu
Trung Quốc gần đây đã ngừng dịch vụ Internet tại Tân Cương với những người cố tình vượt qua bộ lọc để dùng các phần mềm như WhatsApp, Telegram…
Trung Quốc được xem là mục tiêu mà IS đang nhắm tới khi Nhà nước Hồi giáo tuần trước tung lên mạng một bài hát bằng tiếng Trung nhằm mục đích tuyên truyền, chiêu dụ thành viên tại Trung Quốc tham gia cuộc chiến ở Syria, Iraq cùng một số nơi khác. Với chính sách kiểm duyệt Internet khá chặt chẽ của chính quyền Trung Quốc, các nhà phân tích nói rằng sức lan tỏa của bài hát kia sẽ bị hạn chế.
IS phát đi bài hát trong nỗ lực tuyên truyền, chiêu dụ thành viên tại Trung Quốc, bất chấp cơ chế kiểm duyệt nội dung chặt chẽ trên Internet của chính phủ nước này.Ảnh minh họa.
Cũng nằm trong chiến dịch chống khủng bố mạng leo thang, Trung Quốc đã ngừng dịch vụ Internet tại Tân Cương đối với những người cố tình vượt qua bộ lọc Internet (được biết đến với tên Great Firewall) tại đây. Người dùng tải về các dịch vụ nhắn tin quốc tế như WhatsApp, Telegram… hay các phần mềm khác tương tự đều bị chặn.
“Thông báo của cảnh sát: Chúng tôi sẽ khóa số điện thoại của bạn trong hai giờ tới theo quy định của pháp luật”, tin nhắn được gửi đến những người tại Trung Quốc đã tìm cách vượt qua Great Firewall, hàng rào kiểm duyệt Internet bằng cách sử dụng mạng riêng ảo, VPN…
Video đang HOT
Mỹ và các nước phương Tây đề cao tính cá nhân thông qua việc mã hóa thông tin, nhưng các phần mềm trò chuyện có thể bị lợi dụng để truyền tải những âm mưu khủng bố. Trong khi đó, Trung Quốc từ lâu vẫn được biết đến với chính sách kiểm soát và theo dõi thông tin người dùng trên Internet.
Trung Quốc xây dựng hệ thống giám sát Internet tinh vi bậc nhất thế giới.
Động thái cấm Internet ở Tân Cương cho thấy, vẫn còn những lỗ hổng trong hàng rào Great Firewall mà Trung Quốc đã chi hàng tỷ USD cho hệ thống giám sát Internet tinh vi bậc nhất thế giới. Việc khóa số di động của những người dùng các phần mềm nhắn tin quốc tế thể hiện mức độ cấp bách mới trước các nguy cơ khủng bố.
Facebook, Twitter, Snapchat… là những dịch vụ Internet phổ biến ở hầu khắp trên thế giới, tuy nhiên nó bị cấm hoàn toàn tại Trung Quốc. Năm 2009, Trung Quốc chặn truy cập vào Facebook và đến nay chưa có dấu hiệu nào cho thấy nhà cầm quyền sẽ mở lại kết nối tới mạng xã hội lớn nhất thế giới. Đây là hậu quả của một cuộc đụng độ diễn ra vào tháng 7/2009 giữa người Ngô Duy Nhĩ theo đạo Hồi và người Hán tại vùng phía Tây khu tự trị Tân Cương (Trung Quốc).
Ngoài kiểm duyệt thông tin dễ hơn, việc giữ chân dịch vụ ngoại ngay tại biên giới đã giúp các công ty Trung Quốc có cơ hội phát triển riêng của mình. Mạng xã hội Weibo, ứng dụng nhắn tin WeChat có hàng trăm triệu người dùng, các trang chia sẻ video như Youku, Sohu, iQiyi rất phổ biến…
Bảo Anh
Theo VNE
Yahoo dự định rao bán các dịch vụ Internet
Từng là hãng Internet số một thế giới, Yahoo lại đang có ý định gây sốc là bán đi mảng kinh doanh dịch vụ trực tuyến của mình.
Theo Wall Street Journal, ban lãnh đạo Yahoo đã tiến hành một loạt cuộc họp trong tuần này để cân nhắc việc có nên bán đi mảng kinh doanh cốt lõi của họ hay không sau khi nỗ lực cải tổ suốt ba năm qua của Marissa Mayer thất bại.
Yahoo được coi là "ông hoàng Internet" trong thập niên 90 của thế kỷ trước khi cung cấp hàng loạt dịch vụ trực tuyến như tìm kiếm, dự báo thời tiết, thể thao, tin tức, e-mail, blog, tin nhắn... Tuy nhiên, với sự trỗi dậy của Google và một loạt đối thủ khác, Yahoo dần lao dốc. Dự kiến, lợi nhận năm nay của họ sẽ chỉ bằng một nửa so với năm 2012 khi Marissa Mayer bắt đầu đảm nhận chức vụ CEO tại công ty này.
Marissa Mayer không "cứu" được Yahoo.
Sự xuất hiện của Mayer được kỳ vọng sẽ giúp Yahoo tái cấu trúc và sớm trở lại đường đua Internet. Tuy nhiên, điều đó đã không xảy ra khi mà chiến lược của bà chỉ là thực hiện hàng loạt vụ sáp nhập đắt đỏ, như chi tới 1,1 tỷ USD để mua lại Tumblr.
Các "tài sản" trên Internet của Yahoo như công cụ tìm kiếm trực tuyến, dịch vụ e-mail và hệ thống Yahoo website (trong đó có mạng xã hội Tumblr) cùng một loạt các công ty công nghệ quảng cáo mà Mayer đã thâu tóm dự khiến sẽ bị bán đi, có thể là cho hãng Softbank (Nhật).
Trong khi đó, Yahoo cũng đang tìm cách giải quyết lượng 15% cổ phần của mình tại Alibaba nhưng gặp khó khăn bởi họ sẽ phải chi trả một khoản hóa đơn thuế lên tới vài tỷ USD.
Minh Minh
Theo VNE
Facebook sắp có tin nhắn tự huỷ Nhắn tin tự huỷ vốn là một trong những điểm khác biệt có trên Snapchat - đối thủ lớn nhất của Facebook Messenger. Facebook đang cho thử nghiệm nhắn tin tự huỷ trên ứng dụng Messenger tại Pháp. Tính năng này cung cấp lựa chọn, cho phép tin bị huỷ sau một giờ người dùng gửi đi. Đây là lần đầu tiên Facebook...