Trung Quốc “tấn công thiện cảm” Mỹ La-tinh, muốn giành sân sau của Mỹ
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm nay đã đẩy mạnh chính sách “tấn công thiện cảm” với các lãnh đạo Mỹ La-tinh, nhấn mạnh lợi ích ngày càng gia tăng của Bắc Kinh tại một nguy vực giàu tài nguyên vốn được xem là sân sau của Mỹ.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Tổng thống Brazil Dilma Rousseff sẽ trải thảm đỏ đón tiếp ông Tập Cận Bình trong chuyến thăm cấp nhà nước tới thủ đô Brasilia hôm nay, trước một cuộc gặp thượng đỉnh với nhóm CELAC gồm các quốc gia Mỹ La-tinh và Caribê.
Ông Tập tới Brazil trong tuần này để tham dự một cuộc gặp thượng đỉnh nhóm BRICS – gồm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới là Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi – và các lãnh đạo Nam Mỹ.
“Trung Quốc sẵn sàng phối hợp các nỗ lực với Brazil và các quốc gia khác trong khu vực để trở thành các đồng minh và bạn bè tốt trong một vận mệnh chung”, ông Tập nói trong bài phát biểu trước quốc hội Brazil hôm nay 17/7.
Đây là lần thứ 2 ông Tập đến Mỹ La-tinh kể từ khi nhậm chức hồi năm ngoái. Lần trước, ông đã đến Mexico, Costa Rica , Trinidad và Tobago.
Hồi tuần này, nhóm BRICS đã nhất trí thành lập một Ngân hàng phát triển mới nhằm tài trợ cho các dự án phát triển cơ sở hạ tầng tại các quốc gia đang phát triển. Ngoài ra, BRICS cũng thành lập một quỹ khẩn cấp, vốn nhận được sự ủng hộ của các lãnh đạo Nam Mỹ vì họ xem đó như một sự lựa chọn thay thế cho các thể chế tài chính do phương Tây thống trị lâu nay.
Muốn giành “sân sau” của Mỹ
Video đang HOT
Sau các cuộc hội đàm song phương với bà Rousseff, ông Tập sẽ khai mại Diễn đàn Trung Quốc-Mỹ La-tinh với Cộng đồng các quốc gia Mỹ Latinh và Caribê (CELAC), một nhóm gồm 33 quốc gia.
Chủ tịch Cuba Raul Castro dự kiến sẽ tham dự hội nghị thượng đỉnh cùng Tổng thống Ecuador Rafael Correa.
Các nhà phân tích cho hay, với chuyến thăm này, ông Tập muốn chứng tỏ rằng Trung Quốc là một sự lựa chọn thay thế cho Mỹ trong khu vực.
Theo hải quan Trung Quốc, thương mại hai chiều giữa Trung Quốc và Mỹ La-tinh đã đạt tổng cộng 261 tỷ USD hồi năm ngoái. Nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới đã soán ngôi của Mỹ để trở thành đối tác thương mại hàng đầu của Brazil.
“Trung Quốc tiếp cận Mỹ La-tinh vì Mỹ không có sức mạnh để bảo vệ thị trường này”, Andre Perfeito, nhà kinh tế cấp cao tại hãng tư vấn Gradual Investimentos, nhận định.
Trong chuyến thăm chuẩn bị hồi tháng 4, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cho biết Bắc Kinh muốn đầu tư nhiều hơn vào khu vực, trong đó có các dự án năng lượng và cơ sở hạ tầng.
Hồi tháng 10 năm ngoái, một tập đoàn đa quốc gia với sự tham gia của Trung Quốc đã giành quyền phát triển mỏ dầu lớn nhất của Brazil.
Về phần mình, Brazil muốn đa dạng hóa các sản phẩm xuất khẩu sang Trung Quốc.
Giới chức Brazil cũng muốn hoàn thành thỏa thuận bán vài máy bay Embraer và thuyết phục Trung Quốc dỡ bỏ một lệnh cấm đối với thịt bò Brazil, vốn bị cấm xuất khẩu sang Trung Quốc do bệnh bò điên vào năm 2012.
Tổng thống Rousseff hồi tuần trước cho hay Brazil đang tìm cách hợp tác với Trung Quốc để xây dựng mạng lưới đường sắt tại quốc gia Nam Mỹ.
Sau chuyến thăm Brazil, ông Tập sẽ tới thăm Venezuela, Cuba và Argentina.
An Bình
Theo Dantri/AFP
Nicaragua phê chuẩn lộ trình cho kênh đào 40 tỷ USD nối hai đại dương
Một ủy ban của Nicaragua đã phê chuẩn lộ trình đề xuất cho kênh đào xuyên quốc gia Trung Mỹ nối liền Đại Tây Dương và Thái Bình Dương, với số tiền đầu tư lên tới 40 tỷ USD, vốn có thể cạnh tranh với kênh đào Panama.
Kênh đào Nicaragua và kênh đào Panama.
Ủy ban gồm các quan chức chính phủ, các doanh nhân và các học giả ngày 7/7 đã nhất trí về lộ trình dài 278 km của kênh đào xuyên Nicaragua, từ cửa sông Brito bên phía Thái Bình Dương tới sông Punto Gorda bên phía biển Caribê. Giới chức từ Tập đoàn đầu tư phát triển kênh đào Nicaragua HK (HKND Group), có trụ sở tại Hồng Kông, trước đó đã đề xuất lộ trình này.
Tập đoàn HKND Group, vốn đang đứng đầu dự án, do doanh nhân Trung Quốc Wang Jing làm chủ. Ông Wang cũng là giám đốc Tập đoàn viễn thông Xinwei.
Kỹ sư Dong Yunsong của HKND cho hay kênh đào dự kế sẽ đi qua hồ Nicaragua, hồ nước ngọt lớn nhất Trung Mỹ. Con kênh sẽ rộng từ 230-520 m và sâu 27,6 m.
Lộ trình được phê chuẩn sẽ vẫn phải đối mặt với các nghiên cứu về ảnh hưởng đối với môi trường và xã hội, vốn có thể dẫn tới một số thay đổi của kế hoạch. Tuy nhiên, các nghiên cứu này sẽ hoàn tất trong năm nay để cho phép công tác xây dựng bắt đầu vào tháng 12 tới.
Những người phản đối kế hoạch tỏ ra lo ngại về ảnh hưởng của kênh đào đối với hồ Nicaragua, một nguồn nước ngọt quan trọng đối với quốc gia Trung Mỹ, cũng như ảnh hưởng tới các cộng đồng.
Theo kế hoạch, kênh đào xuyên Nicaragua sẽ hoàn thành vào năm 2019 và bắt đầu đi vào hoạt động năm 2020.
Kênh đào này dài gấp 3 lần kênh đào Panama, dài 77 km. Mỹ đã mất một thập niên để xây dựng kênh đào Panama tại khu vực hẹp nhất của eo đất Trung Mỹ và hoàn thành nó vào năm 1914.
An Bình
Tổng hợp
Theo Dantri
Bị chở tới Caribê thay vì Tây Ban Nha, hành khách kiện British Airways Một người đàn ông ở bang Maryland (Mỹ) đang kiện British Airways và đòi bồi thường 34.000 USD sau khi máy bay của hãng hàng không Anh chở nhầm ông đến một đảo quốc ở vùng biển Caribê thay vì Tây Ban Nha. Máy bay hãng hàng không British Airways - Ảnh: Reuters Ông Edward Gamson, một nha sĩ Mỹ sống ở Maryland...