Trung Quốc: Tân Bí thư Trùng Khánh xoá sổ “di sản ma quỷ” của Bạc Hy Lai
Tân Bí thư Trùng Khánh, ông Trần Mẫn Nhĩ, yêu cầu các quan chức Trung Quốc xoá sổ “di sản ma quỷ” của cựu Bí thư Bạc Hy Lai.
Tân Bí thư Thành ủy Trùng Khánh, Trần Mẫn Nhĩ. Ảnh: Getty
Ông Trần Mẫn Nhĩ bất ngờ được bổ nhiệm làm Bí thư thành ủy Trùng Khánh hôm 15.7, thay ông Tôn Chính Tài, người đang bị điều tra. Trung Quốc chưa bình luận gì về vụ điều tra ông Tôn.
Trước đó, ông Bạc Hy Lai là cựu Bí thư thành ủy Trùng Khánh. Tuy nhiên, sự nghiệp chính trị của ông Bạc kết thúc sau vụ Vương Lập Quân, cảnh sát trưởng Trùng Khánh xin tị nạn chính trị tại đại sứ quán Mỹ ở Thành Đô.
Hậu quả là Bạc Hy Lai bị khai trừ khỏi chức vụ Bí thư Trùng Khánh vào tháng 3 năm 2012 và bị đình chỉ vị trí trong Bộ Chính trị tháng tiếp theo. Ông Bạc sau đó bị mất toàn bộ các vị trí trong đảng, mất ghế tại hội đồng nhân dân và cuối cùng bị khai trừ khỏi đảng.
Video đang HOT
Gặp gỡ giới chức thành phố, ông Trần Mẫn Nhĩ yêu cầu họ phải “thống nhất quan điểm” về thông tin phản hồi của cơ quan chống tham nhũng của Đảng hồi tháng Hai sau khi có cuộc kiểm tra ở Trùng Khánh.
“Chúng ta phải kiên quyết xoá sổ di sản ma quỷ của Bạc Hy Lai và Vương Lập Quân từ trong ý nghĩ, chính trị và phong cách làm việc” – tờ nhật báo Trùng Khánh dẫn lời ông Trần Mẫn Nhĩ phát biểu hôm 17.7. “Chúng ta phải cùng nhau tạo ra một môi trường chính trị thuần khiết và một môi trường làm việc tốt” – ông Trần bổ sung.
Ông Trần Mẫn Nhĩ là một ngôi sao đang lên, thân cận với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Ông Trần Mẫn Nhĩ kêu gọi các giới chức nhận thức tầm quan trọng của Chủ tịch Tập Cận Bình đối với sự phát triển của Trùng Khánh và coi sự ủng hộ đó là động lực mạnh mẽ để làm việc tốt.
Trùng Khánh là một trong những thành phố quan trọng nhất của Trung Quốc. Các thương hiệu điện tử toàn cầu, gồm Hewlett-Packard, Foxconn, Acer và Asus, đều có hoạt động ở thành phố này. Môi trường kinh doanh ở đây thuận lợi nhờ ưu đãi thuế, nhân công và đất đai rẻ, cộng với chuỗi cung ứng và hậu cần phát triển. Khu vực này chiếm 1/3 lượng sản xuất máy tính xách tay trên toàn thế giới.
Theo V.A
Lao động
Ông Tập nói các quan chức cấp cao ngã ngựa do 'âm mưu chính trị'
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói 5 quan chức cấp cao bị điều tra tham nhũng năm ngoái còn âm mưu tranh giành quyền lực và mưu lợi cá nhân.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: AP
Bài phát biểu dài 9.600 từ của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm 27/10/2016 được tạp chí Qiushi của đảng Cộng sản nước này đăng lại trong ngày đầu tiên năm 2017.
"Chu Vĩnh Khang, Bạc Hy Lai, Quách Bá Hùng, Từ Tài Hậu, Lệnh Kế Hoạch không chỉ tham ô, lối sống hủ bại mà còn có dã tâm chính trị, kết bè kết phái, lôi kéo vây cánh để thực hiện các âm mưu chính trị", trích bài phát biểu của ông Tập.
"Về mặt chính trị, họ bộc lộ ra những vấn đề nghiêm trọng khiến tôi phải suy nghĩ rất nhiều. Ba năm qua, tôi đã nhiều lần nhấn mạnh phải nhận thức rõ về chính trị và duy trì sự nghiêm minh của đảng", ông Tập nói.
Chu Vĩnh Khang từng là ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, trong khi Bạc Hy Lai, Quách Bá Hùng và Từ Tài Hậu từng là ủy viên Bộ Chính trị, còn Lệnh Kế Hoạch trước khi "ngã ngựa" đảm nhiệm chức Phó chủ tịch Chính hiệp toàn quốc.
Đại hội đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ diễn ra vào mùa thu năm nay. Ông Tập có thể tập trung được quyền lực khi cắt giảm số thành viên thường vụ Bộ Chính trị từ 7 người hiện nay xuống 5. Khi lên nắm quyền năm 2012, ông Tập đã giảm số thành viên thường vụ Bộ Chính trị xuống còn 7 thay vì 9 như thời ông Hồ Cẩm Đào.
Văn Việt
Theo VNE
Cú vấp của bí thư Trùng Khánh - lời nhắc về bê bối Bạc Hy Lai Vụ điều tra cựu bí thư Trùng Khánh Tôn Chính Tài làm nhiều người nhớ đến cú ngã ngựa của người tiền nhiệm cách đây 5 năm. Bạc Hy Lai hầu tòa năm 2013. Ảnh: CNN Bạc Hy Lai, người từng lãnh đạo Trùng Khánh từ năm 2007, đã bị bãi nhiệm hồi tháng 3/2012. Một tháng sau, chính trị gia này bị...