Trung Quốc tái tạo gương mặt hoàng đế cổ đại bằng kỹ thuật DNA mới
Các nhà khảo cổ học Trung Quốc đã tái tạo lại khuôn mặt của một vị hoàng đế sống cách đây 1.500 năm và phát hiện ra manh mối về nguyên nhân có thể đã khiến ông qua đời sớm vào thời điểm đó.
Hình ảnh tái tạo khuôn mặt của Chu Vũ Đế Ảnh: Pianpian Wei/SCMP
Nhóm nghiên cứu cho biết, phương pháp phân tích DNA mới của họ có thể phân tích sâu hơn về các nhân vật cổ đại quan trọng thông qua các mẫu xương của họ.
Chu Vũ Đế tên thật là Vũ Văn Ung, một hoàng đế có ảnh hưởng lớn trong lịch sử Trung Quốc, cai trị triều đại Bắc Chu cho đến khi ông qua đời ở tuổi 36 vào năm 578 sau Công nguyên.
Những suy đoán ban đầu từ các văn bản cổ cho rằng ông chết vì vô tình uống phải chất độc hoặc bị kẻ thù đầu độc. The Paper tháng trước đưa tin, giả thuyết này đã nhận được một số ý kiến ủng hộ sau khi hài cốt của ông được tìm thấy lại vào năm 1996, người ta phát hiện trong đó có chứa một lượng thạch tín lớn hơn bình thường. Xương đùi của ông cũng có bằng chứng hoại tử do liên quan đến ngộ độc.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu từ Đại học Phúc Đán đã đưa ra một giả thuyết khác, sau khi phân tích kỹ lưỡng về DNA thu được từ xương chi của hoàng đế. Theo phân tích mới được công bố vào tuần trước trên tạp chí Current Biology, Chu Vũ Đế có khả năng cao đã bị đột quỵ.
Nhóm nghiên cứu cũng trích dẫn Chu thư (sách lịch sử về nhà Bắc Chu), nói rằng trước khi chết, ông có các triệu chứng như sụp mí mắt, mù lòa và dáng đi bất thường. Đây là tất cả các triệu chứng có thể có của đột quỵ.
Video đang HOT
Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cũng kết hợp giữa việc tái tạo pháp y, dựa trên việc quét xương mặt kết hợp với phân tích DNA để xác định cấu trúc khuôn mặt và các đặc điểm di truyền của một người như da và màu mắt.
Nhóm nghiên cứu cho biết, việc tái tạo diện mạo của Chu Vũ Đế và xác định nguyên nhân cái chết của ông từ lâu đã là điểm hấp dẫn đối với các nhà sử học, khảo cổ học và nhân chủng học do vai trò quan trọng của ông trong việc thống nhất miền bắc Trung Quốc.
Tranh vẽ Chu Vũ Đế. Ảnh: Wikipedia
Khi các nhà nghiên cứu bắt đầu kiểm tra xương của Chu Vũ Đế bằng các phương pháp truyền thống, họ nhận thấy rằng việc xác định các đặc điểm di truyền của ông là chưa đủ.
Wen Shaoqing, giáo sư khảo cổ học tại Đại học Phúc Đán, cho biết do các mẫu DNA từ xương chi của Chu Vũ Đế có mức độ suy thoái cao nên việc giải mã bộ gien của ông là một nhiệm vụ khó khăn.
Để giải quyết vấn đề này, Wen Shaoqing cho biết họ đã tối ưu hóa một giải pháp kỹ thuật mới dành riêng cho các mẫu bị phân hủy cao, bao gồm phương pháp thu thập các đoạn DNA ngắn và các phương pháp thăm dò được thiết kế dành riêng cho DNA cổ đại.
Bằng cách sử dụng phương pháp mới, nhóm nghiên cứu đã có thể thu được 1 triệu locus di truyền (vị trí vật lý của gien trên phân tử DNA) có thể sử dụng được chỉ từ 50 miligam xương nghiền của hoàng đế, cải thiện gấp 10 lần so với nỗ lực trước đó.
Nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng hoàng đế mang vẻ ngoài điển hình của người ở vùng Đông hoặc Đông Bắc Á, với mái tóc đen, mắt nâu và màu da từ trung bình đến tối. Họ cũng kết luận rằng ông có thể dễ mắc các bệnh như đột quỵ, bệnh gút và bệnh bạch cầu.
Triều đại Bắc Chu cai trị một vùng lãnh thổ ở trung tâm Trung Quốc, chạy từ biên giới phía bắc ngày nay đến cực nam và được thành lập bởi tộc người du mục Tiên Ti, vào thời điểm Trung Quốc bị chia cắt do sự cạnh tranh giữa một số đế quốc.
Phân tích của nhóm nghiên cứu cũng kết luận rằng khoảng 60% tổ tiên của ông là người Tiên Ti, phần còn lại trong DNA của ông giống với DNA của các cộng đồng được tìm thấy ở khu vực dọc theo sông Hoàng Hà, cho thấy ông cũng có tổ tiên là người Hán.
Giáo sư Wen Shaoqing cũng nói rằng kỹ thuật này cho phép nghiên cứu chi tiết hơn về các mẫu xương cổ xưa khác và có thể giúp các nhà nghiên cứu giải quyết những trường hợp lphức tạp và khó khăn hơn.
Trong tương lai, họ có kế hoạch phân tích nhiều mẫu DNA hơn từ các khoảng thời gian và nền văn hóa cổ đại khác nhau, với hy vọng “xây dựng cây phả hệ của tất cả các dân tộc Đông Á, thiết lập mối liên hệ giữa dân cư hiện đại và cổ đại, đồng thời viết nên ‘phả hệ’ của dân tộc Trung Hoa”.
Phát hiện nguyên nhân hoàng đế Trung Quốc chết trẻ
Sử dụng dữ liệu ADN và kết quả phân tích từ một hộp sọ, đội ngũ chuyên gia Đại học Phúc Đán thuộc thành phố Thượng Hải (Trung Quốc) đã tái dựng khuôn mặt của Bắc Chu Vũ Đế, một hoàng đế của nước này thời cổ đại.
Khuôn mặt của Bắc Chu Vũ Đế theo kết quả phục dựng. Ảnh ĐẠI HỌC PHÚC ĐÁN
Chu Vũ Đế là hoàng đế thứ ba của nhà Bắc Chu, trị vì từ năm 560 cho đến khi qua đời năm 578 ở tuổi 36, nên còn gọi là Bắc Chu Vũ Đế, theo báo cáo đăng trên chuyên san Current Biology.
Vị hoàng đế Trung Quốc có lẽ nổi tiếng nhất vì sinh thời đã xây dựng sự hiện diện quân sự mạnh mẽ, có công tiêu diệt Bắc Tề và thống nhất miền Bắc Trung Nguyên thời đó.
Tuy nhiên, cái chết đột ngột của ông đã làm tan vỡ giấc mộng thống nhất toàn bộ Trung Nguyên, khiến nhà Bắc Chu chấm dứt và dẫn đến sự ra đời của nhà Tùy.
Nguyên nhân tử vong của vị hoàng đế từ lâu vẫn là đề tài tranh luận, với một số sử gia cho rằng có lẽ ông bị kẻ thù đầu độc, còn giả thuyết khác là mắc bạo bệnh.
Kết quả phân tích ADN do Đại học Phúc Đán thực hiện xác nhận Bắc Chu Vũ Đế nhiều khả năng tử vong do xuất hiện biến chứng sau cơn đột quỵ.
Các nhà khảo cổ học ban đầu đã phát hiện lăng mộ của Bắc Chu Vũ Đế năm 1996. Lăng chứa hài cốt của vị hoàng đế, bao gồm "hộp sọ gần như hoàn chỉnh". Điều này cho phép các nhà nghiên cứu có thể chiết xuất ADN để thực hiện cuộc phân tích di truyền.
Trong thời gian tới, đội ngũ chuyên gia lên kế hoạch tiếp tục phân tích những người từng sống ở Trường An, kinh đô của 13 triều đại trong lịch sử Trung Quốc và hiện là thành phố Tây An.
Nông dân Trung Quốc sử dụng 'đội quân' vịt để dọn sạch cỏ dại trên đồng lúa Một nông dân tại tỉnh Cát Lâm (Trung Quốc) đã tìm ra giải pháp tận dụng "đội quân" hàng nghìn con vịt để tiêu diệt cỏ dại trên cánh đồng lúa của bà. Một đàn vịt khác hoạt động trên cánh đồng lúa của tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Ảnh: Food and Land Use Coalition Kênh RT (Nga) ngày 28/6 đưa tin thay...