Trung Quốc sứt mẻ trên đường tái thiết hình ảnh

Theo dõi VGT trên

Khi Trung Quốc tháng trước trở thành nước đầu tiên kiềm chế thành công Covid-19, giới chức nước này liền khởi động một chiến dịch khác: Xây dựng lại hình ảnh quốc tế.

Chủ tịch Tập Cận Bình thực hiện hàng loạt cuộc điện đàm với các lãnh đạo thế giới, hứa sẽ viện trợ. Hơn 170 chuyên gia y tế Trung Quốc được cử tới châu Âu, Đông Nam Á và châu Phi. Truyền thông nhà nước liên tục tung những bức ảnh khẩu trang Trung Quốc cập bến hơn 100 quốc gia cùng các câu chuyện hoài nghi nguồn gốc dịch bệnh, vốn được cho là khởi phát từ chợ hải sản ở Vũ Hán.

Trung Quốc sứt mẻ trên đường tái thiết hình ảnh - Hình 1

Máy bay của hãng hàng không Air China chở khẩu trang từ Trung Quốc hạ cánh xuống Athens, Hy Lạp, ngày 21/3. Ảnh: AFP.

Các đại sứ Trung Quốc xuất hiện tràn ngập trên báo với những bài viết ca ngợi sư hy sinh của Bắc Kinh đã giúp các nước khác có thêm thời gian chuẩn bị đối phó với dịch bệnh, song không thừa nhận từ đâu mà Covid-19 bùng phát.

Một tháng sau, chiến dịch trên đã cho kết quả. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nó lại phản tác dụng.

Tại Anh, một ủy ban quốc hội về quan hệ đối ngoại đã kêu gọi chính quyền chống lại làn sóng thông tin thiếu chính xác từ Trung Quốc. Giới chức Đức và ít nhất một bang của Mỹ là Wisconsin đã tiết lộ về những vận động nơi hậu trường của các quan chức Trung Quốc, cố gắng thuyết phục họ công khai ca ngợi Bắc Kinh.

Chính phủ Tây Ban Nha, Séc và Hà Lan thông báo thu hồi khẩu trang và kit xét nghiệm của Trung Quốc sau khi phát hiện những lô hàng lớn bị lỗi, làm hỏng nỗ lực của Bắc Kinh nhằm xây dựng hình ảnh thiện chí.

Ở Nigeria, hiệp hội y tế quốc gia đã chỉ trích chính quyền vì quyết định mời một nhóm bác sĩ Trung Quốc tới nước này, cho rằng họ có thể mang theo mầm bệnh.

Trên mạng xã hội Twitter, các nhà ngoại giao Trung Quốc không chỉ lan truyền thông điệp tích cực từ chính phủ mà còn được đặt trong trạng thái sẵn sàng phản công. Họ công khai hằn học với con trai Tổng thống Brazil và Bộ trưởng Giáo dục Brazil, người cáo buộc Bắc Kinh muốn tìm kiếm “thế thống trị toàn cầu” khi kiểm soát các nguồn cung thiết bị bảo hộ. Họ tỏ ý không hài lòng với người phát ngôn Bộ Y tế Iran, người đặt dấu hỏi về tính chính xác trong dữ liệu liên quan đến Covid-19 mà chính phủ Trung Quốc công bố, đồng thời đả kích một doanh nhân Sri Lanka, người chỉ trích cách Bắc Kinh phản ứng với dịch bệnh.

Làn sóng hoài nghi, thậm chí ở cả những nước có thái độ thân thiện với Trung Quốc, làm bật lên thách thức mà các nhà lập pháp ở Bắc Kinh phải đối diện khi tìm cách thay đổi hình ảnh trên trường quốc tế hậu đại dịch.

“Họ biết rõ khi nào tình hình lắng xuống và mọi người sẽ hướng mắt về phía Bắc Kinh để xem họ có chịu trách nhiệm hay không, đây là tình huống vô cùng khó khăn”, Nadège Rolland, chuyên gia cấp cao tại Viện Quốc gia về Nghiên cứu châu Á, trụ sở ở thành phố Seattle, bang Washington, Mỹ, bình luận. “Họ đang cố để xóa bỏ những lời buộc tội như vậy. Họ tự tin nhưng cũng sợ hãi không kém”.

Các quan chức Trung Quốc tỏ ra thất vọng vì phản ứng dữ dội nổi lên trước cái mà họ gọi đơn giản là lòng vị tha. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh khẳng định Bắc Kinh không dùng ngoại giao nCoV để đánh bóng hình ảnh hay mở rộng ảnh hưởng. Giới chức Trung Quốc tuyên bố sẽ lập lức xử lý triệt để những dụng cụ y tế kém chất lượng.

“Chúng tôi muốn chia sẻ kinh nghiệm và những phương pháp hữu hiệu của Trung Quốc với các nước khác nhưng chúng tôi sẽ không biến nó thành bất kỳ loại vũ khí hay công cụ địa chính trị nào”, bà Hoa nói.

Tại nhiều nước phương Tây, điều khiến họ bất ngờ còn nằm ở cách mà Trung Quốc ráo riết tung ra những thông tin thất thiệt, điều hiếm thấy trước khi Covid-19 bùng phát ở Vũ Hán hồi cuối năm ngoái.

Tháng trước, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên và một số nhà ngoại giao khác đã đặt câu hỏi liệu có phải nCoV đã được các binh sĩ quân đội Mỹ đưa tới Trung Quốc. Bình luận trên lập tức nhận về phản ứng giận dữ từ Washington.

Một cơ quan giám sát thông tin sai lệch thuộc Liên minh châu Âu (EU) đã bác bỏ thuyết âm mưu của các quan chức Trung Quốc.

Trung Quốc sứt mẻ trên đường tái thiết hình ảnh - Hình 2

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên trong một cuộc họp báo ở Bắc Kinh ngày 8/4. Ảnh: Reuters.

Sau khi truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa tin rộng rãi rằng một nhà nghiên cứu nổi tiếng Italty đã nói nCoV có thể bắt nguồn từ nước này, không phải Vũ Hán, bác sĩ thận Giuseppe Remuzzi đã phải lên nhật báo Il Foglio để sửa chữa thông tin, khẳng định bình luận của ông bị bóp méo vì mục đích tuyên truyền.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia Trung Quốc lại tỏ ra lo lắng về nguy cơ suy yếu hình ảnh với chiến lược ngoại giao hiện nay mà Bắc Kinh theo đuổi. Một số chính trị gia bảo thủ ở Anh và Mỹ đã yêu cầu Trung Quốc bồi thường kinh tế dù chưa rõ liệu nỗ lực này có thành công ở tòa án quốc tế hay không.

Trong một loạt bài tiểu luận, nhà kinh tế học hàng đầu Hua Sheng đã cảnh báo Trung Quốc về việc lan truyền các thuyết âm mưu liên quan đến nguồn gốc virus. Ông kêu gọi Bắc Kinh dám đứng lên nhận trách nhiệm vì những gì đã xảy ra ở Vũ Hán.

“Vài người nói rằng nếu chúng ta tiến hành điều tra bên trong đất nước mình, chúng ta sẽ cung cấp cho người ngoài bằng chứng cũng như một công cụ giúp họ làm tổn hại đến lợi ích quốc gia. Nhưng tôi phải khẳng định mọi chuyện sẽ đi theo hướng hoàn toàn ngược lại”.

Tuy nhiên, Lucrezia Poggetti, học giả tại tại Viện nghiên cứu Trung Quốc Mercator ở Berlin, Đức, nhận định để giữ thể diện cho bộ máy lãnh đạo, rất ít khả năng Bắc Kinh sẽ thừa nhận sai lầm hoặc thể hiện một bộ mặt yếu kém trên trường quốc tế.

Nhưng nếu ngay cả khi các nhà ngoại giao Trung Quốc xử lý thành công cuộc khủng hoảng công chúng trong ngắn hạn, họ vẫn có thể gặp khó khăn trong việc chống lại những xu hướng dài hạn được hình thành trong đại dịch. Ví dụ các nước châu Âu, bao gồm cả Pháp, Anh, Đức cùng Mỹ và Nhật Bản đang đánh giá lại mức độ phụ thuộc của họ vào Trung Quốc đối với những nguồn cung thiết yếu liên quan đến y tế và an ninh quốc gia.

“Sẽ có một làn sóng xét lại sau khi dịch bệnh chấm dứt”, Poggetti nhấn mạnh.

Vũ Hoàng

Mỹ cắt ngân sách tài trợ, WHO lấy tiền đâu hoạt động?

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) hoạt động bằng tiền của ai sau khi Mỹ tuyên bố ngừng tài trợ?

Hôm 14/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố cắt ngân sách tài trợ cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Quyết định của ông Trump được đưa ra trong bối cảnh đại dịch COVID-19 hoành hành, các nước gồng mình chống dịch.

Tổng thống Mỹ cáo buộc WHO không quản lý tốt để dịch bệnh lây lan và không hành động đủ nhanh để điều tra về nguồn gốc khởi phát của dịch COVID-19 khi nó xuất hiện lần đầu tiên ở Trung Quốc vào tháng 12 năm ngoái.

Mỹ cắt ngân sách tài trợ, WHO lấy tiền đâu hoạt động? - Hình 1

Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố cắt ngân sách tài trợ của Mỹ cho WHO. (Ảnh: AP)

WHO lấy tiền ở đâu để hoạt động?

WHO được tài trợ từ một số nguồn: Các tổ chức quốc tế, các nhà tài trợ tư nhân, các quốc gia thành viên và từ tổ chức Liên hợp quốc.

Mỗi quốc gia thành viên của WHO được yêu cầu phải đóng góp khoản kinh phí cố định, được ước lượng dựa trên sự giàu có và dân số của mỗi quốc gia. Khoản phí này chỉ chiếm khoảng 1/4 tổng kinh phí của WHO. 3/4 còn lại đến từ "đóng góp tự nguyện" từ các quốc gia thành viên hoặc đối tác.

Video: Tong thong Donald Trump thong bao tam ngung tai tro cho WHO

Trong các quốc gia thành viên của WHO, Mỹ là nhà tài trợ lớn nhất. Trong năm 2018 và 2019, Mỹ đã tài trợ cho tổ chức này 893 triệu USD. Trong đó, 237 triệu USD là khoản phí đóng góp bắt buộc, và 656 triệu USD là dưới hình thức quyên góp.

Mỹ chiếm 14,67% tổng ngân sách đóng góp tự nguyện của WHO. Nhà tài trợ lớn nhất tiếp theo cho WHO là Quỹ Bill và Melinda Gates, một tổ chức tư nhân của Mỹ.

Sau Mỹ, các quốc gia thành viên có đóng góp lớn cho WHO là Anh, Đức và Nhật Bản. Trong đó, Anh cấp cho WHO 434,8 triệu USD trong năm 2018 và 2019.

Trung Quốc đóng góp gần 86 triệu USD, gồm phí đóng góp cố định và tự nguyện trong năm 2018 và 2019.

Như vậy, WHO vẫn còn nguồn tiền để hoạt động song chắc chắn sẽ gặp cực kỳ nhiều khó khăn khi mất đi 400-500 triệu USD/năm từ Mỹ.

Vấn đề hiện nay là gì?

Các nhà phê bình từ lâu đã cáo buộc rằng các quốc gia thành viên nắm giữ các mức độ ảnh hưởng, chi phối khác nhau trong WHO dựa trên vị thế chính trị và tiềm lực tài chính của mỗi nước.

Các nhà tài trợ lớn đối với WHO như Mỹ được cho là có ảnh hưởng quá mức. Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Liên Xô và các đồng minh đã rời khỏi WHO trong một số năm vì họ cảm thấy Mỹ có quá nhiều ảnh hưởng trong tổ chức này.

Gần đây, sự hoài nghi tương tự đã nhắm vào mối quan hệ của WHO với Trung Quốc. Các nhà phê bình đã đặt câu hỏi liệu WHO có đủ độc lập hay không, với sự giàu có và quyền lực đang gia tăng của Trung Quốc. Các phân tích dẫn chứng những lời ngợi khen hết lời của WHO về phản ứng của Trung Quốc đối với đại dịch COVID-19.

Mỹ cắt ngân sách tài trợ, WHO lấy tiền đâu hoạt động? - Hình 2

Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus kêu gọi Mỹ và Trung Quốc sát cảnh chống dịch. (Ảnh: Reuters)

Hôm 14/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ám chỉ sự gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc đối với WHO liên quan đến đại dịch COVID-19.

"Nếu WHO đưa các chuyên gia y tế vào Trung Quốc, có đánh giá khách quan tình hình trên thực địa và kêu gọi sự minh bạch của Trung Quốc thì dịch bệnh có thể được ngăn chặn tại nơi khởi phát, với rất ít cái chết", ông Trump nói.

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo thẳng thừng hơn, tuyên bố rằng WHO "từ chối gọi COVID-19 là đại dịch trong một thời gian dài bởi vì Trung Quốc không muốn điều đó xảy ra".

WHO đã phản ứng với những cáo buộc này bằng cách kêu gọi các nước thành viên không chính trị hóa đại dịch. "Mỹ và Trung Quốc nên sát cánh cùng nhau và chiến đấu với kẻ thù nguy hiểm này", Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết vào tuần trước.

Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres đã mô tả đại dịch COVID-19 là chưa từng có và thừa nhận sẽ có "bài học kinh nghiệm" cho các đợt bùng phát của dịch bệnh trong tương lai.

" Chúng ta cần có thời gian để nhìn lại đầy đủ, để hiểu làm thế nào một dịch bệnh xuất hiện và lây lan nhanh chóng và tàn phá trên phạm vi toàn cầu, cũng như tất cả những bên liên quan đã phản ứng với khủng hoảng như thế nào. Nhưng bây giờ không phải là lúc đó... Đây cũng không phải là lúc để giảm các nguồn lực cho các hoạt động của Tổ chức Y tế Thế giới, hay bất kỳ tổ chức nhân đạo nào khác trong cuộc chiến chống lại dịch COVID-19", ông Antonio Guterres nói.

WHO là ai?

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) là cơ quan trực thuộc Liên Hợp Quốc (LHQ), được thành lập năm 1948, chỉ vài năm sau khi LHQ được thành lập. WHO được thành lập để điều phối chính sách y tế quốc tế, đặc biệt là về bệnh truyền nhiễm.

WHO hoạt động rất đa dạng, từ thiết lập các quy chuẩn và dược phẩm thiết yếu, tư vấn về hành vi ăn uống cho đến đấu tranh chống các bệnh truyền nhiễm và dịch bệnh, nghiên cứu vaccine.

Mỹ cắt ngân sách tài trợ, WHO lấy tiền đâu hoạt động? - Hình 3

WHO điều phối chính sách y tế quốc tế, đặc biệt là về bệnh truyền nhiễm.

WHO hiện có 194 quốc gia thành viên. Mỗi thành viên cử một phái đoàn gồm các chuyên gia y tế và các nhà lãnh đạo để đại diện cho quốc gia trong Hội đồng Y tế Thế giới, cơ quan ra quyết định và chính sách của WHO.

Các quốc gia thành viên trực tiếp giám sát sự lãnh đạo và chỉ đạo của WHO, tham gia bầu Tổng giám đốc WHO, đưa ra chương trình nghị sự và các ưu tiên, đánh giá và phê duyệt ngân sách...

WHO có trụ sở khu vực ở châu Phi, Bắc và Nam Mỹ, Đông Nam Á, châu Âu, Đông Địa Trung Hải và Tây Thái Bình Dương. Có hơn 150 văn phòng đại diện của WHO trên toàn cầu, nơi các nhân viên WHO làm việc với chính quyền địa phương để cung cấp hướng dẫn và hỗ trợ chăm sóc sức khỏe.

Trong 70 năm kể từ khi thành lập, WHO đã đạt được những kết quả nhất định. Tổ chức này đã giúp loại bỏ bệnh đậu mùa, giảm 99% các trường hợp mắc bệnh bại liệt và ở tuyến đầu của cuộc chiến chống lại dịch bệnh như Ebola.

Gần đây, WHO đang giúp các quốc gia chống lại dịch sốt xuất huyết ở Nam Á và Đông Nam Á, cung cấp cho các phòng khám và cơ quan y tế địa phương các chương trình đào tạo, trang thiết bị và viện trợ tài chính.

Tuy nhiên, WHO cũng phải đối mặt với nhiều chỉ trích vì quá quan liêu, chính trị hóa và phụ thuộc vào một số nhà tài trợ chính.

KÔNG ANH

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Tổng thống Donald Trump rút Mỹ khỏi WHOTổng thống Donald Trump rút Mỹ khỏi WHO
14:09:58 21/01/2025
Tổng thống Mỹ Joe Biden ban hành lệnh ân xá trước khi rời nhiệm sởTổng thống Mỹ Joe Biden ban hành lệnh ân xá trước khi rời nhiệm sở
08:42:23 21/01/2025
Tỉ phú Musk gây tranh cãi với cử chỉ 'chào Hitler' trong lễ nhậm chức của Tổng thống TrumpTỉ phú Musk gây tranh cãi với cử chỉ 'chào Hitler' trong lễ nhậm chức của Tổng thống Trump
08:16:19 22/01/2025
Tổng thống Mỹ D. Trump chỉ định tỷ phú E. Musk phụ trách Bộ Hiệu quả Chính phủTổng thống Mỹ D. Trump chỉ định tỷ phú E. Musk phụ trách Bộ Hiệu quả Chính phủ
19:34:01 21/01/2025
Ông Trump phát tín hiệu gì về đàm phán với ông Putin trong phát biểu nhậm chứcÔng Trump phát tín hiệu gì về đàm phán với ông Putin trong phát biểu nhậm chức
07:35:50 21/01/2025
Tổng thống Trump sa thải nhiều nhân sự trong chính quyền tiền nhiệmTổng thống Trump sa thải nhiều nhân sự trong chính quyền tiền nhiệm
20:52:11 21/01/2025
'Cậu ấm' nhà Trump đã lớn nhưng có người yêu chưa?'Cậu ấm' nhà Trump đã lớn nhưng có người yêu chưa?
07:32:30 22/01/2025
Ông Trump ký sắc lệnh hoãn lệnh cấm TikTok 75 ngàyÔng Trump ký sắc lệnh hoãn lệnh cấm TikTok 75 ngày
15:12:30 21/01/2025

Tin đang nóng

Nữ ca sĩ 18 tuổi tự tử?Nữ ca sĩ 18 tuổi tự tử?
13:45:54 22/01/2025
Hoa hậu Kỳ Duyên lại đáp trảHoa hậu Kỳ Duyên lại đáp trả
11:14:22 22/01/2025
Thi xong Chị Đẹp, 1 nữ rapper ước gì xin lại được quốc tịch Việt NamThi xong Chị Đẹp, 1 nữ rapper ước gì xin lại được quốc tịch Việt Nam
12:59:57 22/01/2025
Bùi Công Nam "bao vây" khán giả dịp cận Tết: Flex nhẹ thứ đang khiến nhà nhà "phát cuồng"Bùi Công Nam "bao vây" khán giả dịp cận Tết: Flex nhẹ thứ đang khiến nhà nhà "phát cuồng"
10:44:19 22/01/2025
Messi thiếu chuyên nghiệp và phép lịch sự với màn ăn mừng kỳ quặcMessi thiếu chuyên nghiệp và phép lịch sự với màn ăn mừng kỳ quặc
10:22:42 22/01/2025
Gil Lê - Xoài Non bị antifan tấn côngGil Lê - Xoài Non bị antifan tấn công
13:53:04 22/01/2025
Gia đình 3 đời làm nghề "đổi rác thành tiền" giữa trung tâm Hà Nội, kiếm 50-100 triệu mỗi thángGia đình 3 đời làm nghề "đổi rác thành tiền" giữa trung tâm Hà Nội, kiếm 50-100 triệu mỗi tháng
09:53:52 22/01/2025
"Trượt tay" tung 1 bức ảnh nóng bỏng của thiếu gia Minh Đạt, Midu cho cả thế giới thấy mình "thắng đời 1-0""Trượt tay" tung 1 bức ảnh nóng bỏng của thiếu gia Minh Đạt, Midu cho cả thế giới thấy mình "thắng đời 1-0"
13:00:55 22/01/2025

Tin mới nhất

Nước mắt đoàn tụ ngày Hamas - Israel ngừng bắn

Nước mắt đoàn tụ ngày Hamas - Israel ngừng bắn

12:59:44 22/01/2025
Israel và lực lượng Hamas ở Dải Gaza hoàn tất đợt trao trả con tin và tù nhân đầu tiên trong giai đoạn 1 của thỏa thuận ngừng bắn.
5 loại quả tốt cho người bị máu nhiễm mỡ

5 loại quả tốt cho người bị máu nhiễm mỡ

10:54:02 22/01/2025
Sơn tra chủ yếu chứa crataegic acid, citric acid, lipolytic acid, vitamin C, flavonoids, carbohydrates và proteins. Chúng có tác dụng giãn mạch, cải thiện vi tuần hoàn, hạ huyết áp, làm tăng quá trình bài tiết cholesterol từ đó làm giảm...
Mỹ phê chuẩn ngoại trưởng mới ngay sau khi ông Trump nhậm chức

Mỹ phê chuẩn ngoại trưởng mới ngay sau khi ông Trump nhậm chức

08:41:59 22/01/2025
Thượng viện Mỹ phê chuẩn Ngoại trưởng Marco Rubio, người có quan điểm cứng rắn với Trung Quốc và các nước châu Mỹ La tinh.
Ông Trump ân xá 1.500 người trong vụ bạo loạn Điện Capitol

Ông Trump ân xá 1.500 người trong vụ bạo loạn Điện Capitol

08:34:30 22/01/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 20.1 đã ký lệnh ân xá cho khoảng 1.500 người tham gia vụ bạo loạn ngày 6.1.2021 tại Điện Capitol.
Những vấn đề nóng không được ông Trump nhắc đến trong diễn văn nhậm chức

Những vấn đề nóng không được ông Trump nhắc đến trong diễn văn nhậm chức

08:29:46 22/01/2025
Xung đột tại Ukraine, thuế quan và quyền phá thai nằm trong số những vấn đề không được Tổng thống Mỹ Donald Trump nhắc đến trong bài phát biểu nhậm chức ngày 20.1.
Ông Trump ký sắc lệnh rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế thế giới

Ông Trump ký sắc lệnh rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế thế giới

08:02:31 22/01/2025
Hãng AFP ngày 21.1 đưa tin Tổng thống Donald Trump ký sắc lệnh hành pháp chỉ đạo Mỹ rút khỏi Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tổ chức mà ông nhiều lần chỉ trích về việc đối phó đại dịch Covid-19.
Panama bác bỏ phát biểu của ông Trump, tuyên bố giữ kênh đào

Panama bác bỏ phát biểu của ông Trump, tuyên bố giữ kênh đào

07:48:47 22/01/2025
Trong bài phát biểu nhậm chức ngày 20.1, Tổng thống Mỹ Donald Trump một lần nữa tuyên bố Washington sẽ giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama.
Mỹ một lần nữa rút khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu

Mỹ một lần nữa rút khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu

07:20:34 22/01/2025
Nhà Trắng thông báo Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 20.1 một lần nữa rút Mỹ khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu năm 2015.
Ông Trump đã hủy những sắc lệnh nào của ông Biden ngay sau khi nhậm chức?

Ông Trump đã hủy những sắc lệnh nào của ông Biden ngay sau khi nhậm chức?

07:16:59 22/01/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký một số sắc lệnh hành pháp và hủy vài lệnh của chính quyền trước ngay sau khi nhậm chức, trở thành tổng thống thứ 47 của nước này.
Tổng thống Nga và Chủ tịch Trung Quốc hội đàm trực tuyến

Tổng thống Nga và Chủ tịch Trung Quốc hội đàm trực tuyến

05:38:36 22/01/2025
Nhà lãnh đạo Nga cũng bày tỏ vui mừng đã gặp lại nhà lãnh đạo Trung Quốc hồi tháng 10 tại Hội nghị thượng đỉnh BRICS ở Kazan (Nga).
Hỏa hoạn ở khách sạn nghỉ dưỡng Thổ Nhĩ Kỳ, 66 người thiệt mạng

Hỏa hoạn ở khách sạn nghỉ dưỡng Thổ Nhĩ Kỳ, 66 người thiệt mạng

22:23:34 21/01/2025
Ít nhất 66 người thiệt mạng và 51 người bị thương khi hỏa hoạn bùng lên tại một khách sạn nghỉ dưỡng trượt tuyết ở Tây Bắc Thổ Nhĩ Kỳ.
Lãnh đạo các nước nói gì về việc ông Trump nhậm chức tổng thống Mỹ?

Lãnh đạo các nước nói gì về việc ông Trump nhậm chức tổng thống Mỹ?

22:07:32 21/01/2025
Các nhà lãnh đạo của nhiều nước và một số tổ chức đã có phản ứng sau khi ông Donald Trump nhậm chức, trở thành tổng thống thứ 47 của Mỹ.

Có thể bạn quan tâm

Tạm giữ đối tượng đâm chết người trong đêm

Tạm giữ đối tượng đâm chết người trong đêm

Pháp luật

15:47:58 22/01/2025
Ngày 22/1, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Ngãi cho biết, đang tạm giữ hình sự đối tượng Phạm Văn Triều (SN 1999, trú thị trấn Ba Tơ, huyện Ba Tơ) để điều tra về hành vi giết người.
Lịch âm 22/1 - Xem lịch âm ngày 22/1

Lịch âm 22/1 - Xem lịch âm ngày 22/1

Trắc nghiệm

15:43:27 22/01/2025
Xem lịch âm: Dương lịch 22/1/2025; Âm lịch: 23/12/2024. Xem ngày tốt xấu, giờ đẹp xuất hành, khai trương, động thổ...
Thời trang tối giản - điểm chạm của sự đơn giản và sang trọng

Thời trang tối giản - điểm chạm của sự đơn giản và sang trọng

Thời trang

15:28:54 22/01/2025
Các thiết kế tối giản tập trung vào những đường cắt may sắc sảo cùng phom dáng gọn gàng và chất liệu cao cấp, mang lại cảm giác thanh lịch, hiện đại nhưng không kém phần thoải mái.
Song Hye Kyo tuyên bố chấn động về "2 tượng đài nhan sắc" Kim Tae Hee - Jeon Ji Hyun

Song Hye Kyo tuyên bố chấn động về "2 tượng đài nhan sắc" Kim Tae Hee - Jeon Ji Hyun

Sao châu á

15:21:21 22/01/2025
Song Hye Kyo bày tỏ sự ngưỡng mộ với 2 tượng đài nhan sắc Kim Tae Hee - Jeon Ji Hyun trong buổi phỏng vấn mới đây.
Diva Hồng Nhung mắc bệnh ung thư vú

Diva Hồng Nhung mắc bệnh ung thư vú

Sao việt

15:17:10 22/01/2025
Trưa ngày 22/1, diva Hồng Nhung bất ngờ đăng tải đoạn clip tầm 3 phút tại bệnh viện. Nữ diva cho biết cô bị chẩn đoán bị ung thư vú, đang trong quá trình điều trị.
Kỳ Duyên lần đầu kể hậu trường đóng cảnh nóng trong phim Tết Trấn Thành

Kỳ Duyên lần đầu kể hậu trường đóng cảnh nóng trong phim Tết Trấn Thành

Hậu trường phim

15:04:40 22/01/2025
Hoa hậu Kỳ Duyên đang nhận được sự quan tâm của khán giả khi xuất hiện trong phim Tết Bộ tứ báo thủ của Trấn Thành.
Mỹ nhân cổ trang đẹp điên đảo nhất Trung Quốc hiện tại: Nhan sắc vừa kiêu sa vừa ma mị, ánh mắt mê hoặc chúng sinh

Mỹ nhân cổ trang đẹp điên đảo nhất Trung Quốc hiện tại: Nhan sắc vừa kiêu sa vừa ma mị, ánh mắt mê hoặc chúng sinh

Phim châu á

14:37:43 22/01/2025
Vừa xuất hiện, mỹ nhân 10X đã khiến khán giả mê mẩn với ngoại hình nổi bật. Cô còn được coi là thần đồng diễn xuất.
Những lợi ích, hạn chế và lưu ý nếu ăn toàn đồ luộc

Những lợi ích, hạn chế và lưu ý nếu ăn toàn đồ luộc

Sức khỏe

14:22:01 22/01/2025
Luộc là phương pháp nấu ăn đơn giản, phù hợp với cả người mới bắt đầu và người nấu ăn lâu năm. Phương pháp này chỉ cần nồi và bếp, không yêu cầu kỹ năng nấu nướng đặc biệt.
1 câu nói của bà cụ bán rau bên đường khi được người lạ chụp cho tấm ảnh Tết khiến hơn 5 triệu người ám ảnh

1 câu nói của bà cụ bán rau bên đường khi được người lạ chụp cho tấm ảnh Tết khiến hơn 5 triệu người ám ảnh

Netizen

14:17:20 22/01/2025
Mới đây, nhà sáng tạo nội dung Vĩnh Thích Ăn Ngongây chú ý khi thực hiện series Tết Đủ Đầy. Anh cùng ê-kíp tìm kiếm và gặp gỡ những cụ bà neo đơn, nghèo khó trên đường phố, lì xì chụp một tấm ảnh cho các cụ.
Động thái ẩn ý của Hailey ngay sau khi bị Justin Bieber unfollow gây náo động showbiz

Động thái ẩn ý của Hailey ngay sau khi bị Justin Bieber unfollow gây náo động showbiz

Sao âu mỹ

13:39:03 22/01/2025
Nhất cử nhất động của Hailey Bieber nhận được sự quan tâm lớn từ công chúng sau khi cô bỗng dưng bị Justin Bieber hủy theo dõi trên MXH.
2 thí sinh Rap Việt live "nét căng" đi flow "cực bén", netizen gật gù: Giọng rap tín nhất cypher đây rồi!

2 thí sinh Rap Việt live "nét căng" đi flow "cực bén", netizen gật gù: Giọng rap tín nhất cypher đây rồi!

Nhạc việt

13:30:03 22/01/2025
Phần thể hiện của Gill và Dangrangto tại Gala WeChoice Awards 2024 đang nhận về nhiều phản hồi tích cực từ fan nhạc.