Trung Quốc sửa luật, tăng vai trò lãnh đạo của Đảng
Trung Quốc công bố kế hoạch cải tổ luật pháp trong 5 năm tới, nhấn mạnh vai trò “lãnh đạo quan trọng” của đảng Cộng sản nước này.
Tài liệu dài 15.000 từ, do hãng thông tấn nhà nước Xinhua công bố hôm 10/1, đã phác thảo cách thức giới lãnh đạo Trung Quốc mong muốn một quốc gia sở hữu “hệ thống pháp quyền xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc”.
“Đến năm 2035, nhà nước, chính phủ và xã hội pháp quyền cơ bản sẽ hoàn thành, hệ thống pháp quyền xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc cơ bản cũng được hình thành. Quyền được tham gia và phát triển bình đẳng của người dân sẽ được đảm bảo đầy đủ, trong khi việc hiện đại hóa hệ thống và năng lực quản trị quốc gia đạt được phần lớn”, tài liệu được Xinhua công bố cho biết.
Quốc kỳ Trung Quốc tung bay ở thủ đô Bắc Kinh hôm 11/9/2020. Ảnh: Reuters.
Video đang HOT
Tài liệu do Ban Chấp hành Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc ban hành khẳng định “giữ vững sự lãnh đạo tập trung và thống nhất của đảng Cộng sản” và “thực hiện triệt để tư tưởng của Chủ tịch Tập Cận Bình về luật pháp” là hai nguyên tắc chỉ đạo chính.
Theo tài liệu, dù Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc (tức quốc hội Trung Quốc) sẽ đóng một vai trò trong quá trình lập pháp, cơ quan này vẫn phải tuân theo hướng dẫn của lãnh đạo trung ương cùng những người chịu trách nhiệm về luật pháp địa phương.
Kế hoạch chi tiết cũng cho biết “chính quyền các cấp không được hành động vượt pháp luật” và phải tạo ra một môi trường thân thiện với doanh nghiệp bằng cách loại bỏ các rào cản tiếp cận thị trường.
Xie Maosong, một nhà khoa học chính trị tại Viện Khoa học Trung Quốc, nhận định kế hoạch mới cho thấy Chủ tịch Tập Cận Bình đang thúc đẩy “4 mục tiêu chính trị của ông, được gọi là “Bốn điều Toàn diện”, trở thành nền tảng trong các chính sách của Trung Quốc.
Theo đảng Cộng sản Trung Quốc, “Bốn điều Toàn diện” gồm “quản lý toàn diện đất nước bằng luật pháp”, “cải cách sâu rộng toàn diện”, “điều hành đảng toàn diện với kỷ luật nghiêm minh” và “xây dựng toàn diện một xã hội phồn vinh”.
“Đối với ông Tập, xây dựng một hệ thống pháp luật toàn diện là vô cùng quan trọng đối với sự ổn định của Trung Quốc trong việc tiến lên phía trước”, nhà khoa học Xie nhận định.
Cựu lãnh đạo chương trình tàu sân bay Trung Quốc bị khai trừ đảng
Hồ Vấn Minh, 63 tuổi, bị khai trừ đảng và có thể bị truy tố do "vi phạm nghiêm trọng luật pháp và kỷ luật" sau nhiều tháng điều tra.
Hồ Vấn Minh, cựu chủ tịch Tập đoàn Công nghiệp Đóng tàu Trung Quốc (CSIC) và cựu giám sát trưởng chương trình tàu sân bay của nước này, đã bị khai trừ khỏi đảng Cộng sản Trung Quốc, Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Trung Quốc (CCDI) hôm nay thông báo.
Hồ Vấn Minh, cựu chủ tịch Tập đoàn Công nghiệp Đóng tàu Trung Quốc (CSIC). Ảnh: Xinhua .
CCDI tháng 5/2020 thông báo điều tra Hồ Vấn Minh vì "vi phạm nghiêm trọng luật pháp và kỷ luật", cụm từ thường được dùng để chỉ các vụ tham nhũng. Ông này từng giữ chức chủ tịch CSIC trước khi nghỉ hưu tháng 8/2019, một tháng sau khi một cựu tổng giám đốc tập đoàn này bị kết án 12 năm tù vì nhận hối lộ.
Báo cáo điều tra được CCDI công bố ngày 4/1 kết luận Hồ Vấn Minh đã đánh mất lý tưởng, xa rời tinh thần của đảng và không thực thi đầy đủ các quyết định quan trọng của trung ương đảng. Ông này còn tham gia vào các hoạt động mê tín dị đoan, cản trở cuộc điều tra, vi phạm kỷ luật đảng khi nhận hối lộ và tham gia tiệc tùng.
Hồ Vấn Minh còn bị phát hiện lạm dụng quyền lực, gây thất thoát tài sản nhà nước. Ngoài việc bị khai trừ đảng, ông này còn bị tước toàn bộ phúc lợi hưu trí, mọi khoản tiền hối lộ bị tịch thu và CCDI sẽ chuyển hồ sơ cho cơ quan công tố.
Trước khi trở thành chủ tịch CSIC, Hồ Vấn Minh đã có vài thập kỷ kinh nghiệm trong ngành hàng không, khi ông làm việc cho một số công ty nhà nước sản xuất máy bay quân sự.
Hồ Vấn Minh từng giám sát chương trình phát triển tàu sân bay Liêu Ninh, tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc, và tàu sân bay thứ hai, Sơn Đông, cùng chiến đấu cơ J-10 ra mắt năm 1998.
CSIC đã tham gia nhiều vào việc nghiên cứu, phát triển và sản xuất các tàu quân sự. Hai quan chức cấp cao khác của CSIC cũng đã bị Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương trừng phạt vì các tội liên quan đến tham nhũng trong ba năm qua.
Một thời gian ngắn sau khi Hồ Vấn Minh nghỉ hưu, CSIC sáp nhập với công ty mẹ là tập đoàn Đóng tàu Nhà nước Trung Quốc (CSSC), trở thành một trong những doanh nghiệp đóng tàu lớn nhất thế giới. CSSC chịu trách nhiệm phát triển tàu sân bay, tàu ngầm hạt nhân, chiến hạm và tàu thương mại cho Trung Quốc.
Trung Quốc trở thành nước thứ 2 sau Mỹ cắm cờ trên Mặt trăng Trung Quốc đã trở thành nước thứ 2 trên thế giới cắm được quốc kỳ trên Mặt trăng, hơn 50 năm sau khi Mỹ lần đầu tiên thực hiện kỳ tích này. Quốc kỳ Trung Quốc do tàu thăm dò Thường Nga 5 cắm trên Mặt trăng ngày 3/12. Ảnh: CNSA/CLEP Các bức ảnh từ Cơ quan vũ trụ quốc gia Trung Quốc...