Trung Quốc đã trở thành nước thứ 2 trên thế giới cắm được quốc kỳ trên Mặt trăng, hơn 50 năm sau khi Mỹ lần đầu tiên thực hiện kỳ tích này.
Quốc kỳ Trung Quốc do tàu thăm dò Thường Nga 5 cắm trên Mặt trăng ngày 3/12. Ảnh: CNSA/CLEP
Các bức ảnh từ Cơ quan vũ trụ quốc gia Trung Quốc cho thấy, quốc kỳ nước này vẫn đứng yên trên bề mặt lặng gió của Mặt trăng. Một máy ảnh gắn trên tàu thăm dò vũ trụ Thường Nga 5 đã chụp những bức hình này trước khi rời khỏi Mặt trăng hôm 3/12, mang theo các mẫu đất đá trở về Trái đất nghiên cứu.
Một bức ảnh chụp từ góc nhìn trên tàu Thường Nga 5 cho thấy lá cờ Trung Quốc được cắm ở mạn bên phải tàu. Ảnh: CNSA/CLEP
Trong hai sứ mệnh thăm dò Mặt trăng trước đây, Trung Quốc chỉ cho in quốc kỳ lên lớp sơn phủ bên ngoài tàu vũ trụ nên đây là lần đầu tiên nước này thực sự cắm cờ trên vệ tinh của Trái đất.
Sứ mệnh Thường Nga 5 là lần hạ cánh thành công thứ 3 của Trung Quốc trên Mặt trăng trong vòng 7 năm qua. Tờ Thời báo Hoàn cầu dẫn lời trưởng dự án Li Yunfeng tiết lộ, lá quốc kỳ được sử dụng trong sứ mệnh làm bằng vải, cao 90cm, rộng 20m và nặng khoảng 1kg. Nhóm đã gia cố thêm nhiều đặc tính nhằm giúp lá cờ chống chịu trong điều kiện môi trường khắc nghiệt, cực lạnh trên Mặt trăng.
Phi hành gia Buzz Aldrin đứng cạnh lá quốc kỳ Mỹ đầu tiên được cắm trên bề mặt Mặt trăng năm 1969. Ảnh: NASA
Theo BBC, Mỹ cắm lá quốc kỳ đầu tiên trên Mặt trăng trong sứ mệnh thăm dò có con người tham gia Apollo 11 năm 1969. Thêm 5 lá quốc kỳ của Mỹ được cắm trên bề mặt hành tinh này trong các sứ mệnh tiếp theo tới tận năm 1972.
Năm 2012, Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) trích dẫn các hình ảnh vệ tinh cho thấy 5 lá cờ nói trên dường như vẫn đứng yên ở vị trí ban đầu. Tuy nhiên, trả lời phỏng vấn báo chí, các chuyên gia cho rằng đó nhiều khả năng đây chỉ là những hình ảnh bị ánh sáng phát tỏa từ Mặt trời tẩy trắng.
Phi hành gia Mỹ Buzz Aldrin kể, lá cờ đầu tiên được cắm trên Mặt trăng ở vị trí quá gần tàu vũ trụ Apollo nên nó có khả năng bị thổi bay mất khi tàu cất cánh trở về Trái đất.
Trung Quốc - Ấn Độ đồng ý rút quân: Tình hình thực tế ở biên giới tranh chấp ra sao?
Ngoại trưởng Ấn Độ và Trung Quốc đã "bắt tay" nhau tại thủ đô Moscow (Nga) trong một kế hoạch nhằm chấm dứt tranh chấp biên giới từ lâu giữa hai bên nhưng dường như quân đội 2 nước chưa có dấu hiệu "lùi bước".
Binh sĩ PLA mang theo quốc kỳ Trung Quốc khi huấn luyện trong một hoạt động trên núi cao. Ảnh: CHINESE PEOPLE'S LIBERATION ARMY
Đại tá Aman Anand, người phát ngôn quân đội Ấn Độ, hôm 11/9 chia sẻ với tờ Newsweek rằng, "chưa có thay đổi nào trên thực địa" khi quân đội 2 nước đông dân nhất thế giới so kè nhau ở gần dãy Himalaya.
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị và người đồng cấp Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar hôm 10/9 đã có cuộc họp kéo dài hơn 2 tiếng bên lề cuộc họp của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) ở thủ đô Moscow, Nga. Cả hai bên mô tả cuộc họp là "thẳng thắn và mang tính xây dựng" để xoa dịu căng thẳng tại khu vực tranh chấp gần đường Kiểm soát thực tế (LAC).
Hai bên sau đó đưa ra một thông cáo chung, chấp thuận một kế hoạch 5 điểm kêu gọi xây dựng quan hệ song phương, rút quân, tuân thủ các thỏa thuận hiện có, tiếp tục các cuộc đàm phán giải quyết tranh chấp lãnh thổ và thiết lập các biện pháp xây dựng lòng tin mới để tránh các sự cố trong tương lai.
Ông Vương thậm chí còn nhấn mạnh tính cấp thiết của vấn đề trong một tuyên bố riêng của Bộ Ngoại giao Trung Quốc.
"Ngoại trưởng Trung Quốc nêu rõ quan điểm nghiêm túc của Trung Quốc về tình hình ở khu vực biên giới, nhấn mạnh mệnh lệnh cấp thiết là phải chấm dứt ngay các hành động khiêu khích như nổ súng hoặc các hành động nguy hiểm khác vi phạm cam kết chung của 2 bên đã đưa ra trước đó. Một điểm quan trọng nữa là 2 bên phải di chuyển tất cả binh sĩ và trang thiết bị quân sự mà các bên cáo buộc lẫn nhau là xâm phạm lãnh thổ", Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố.
Ranh giới không xác định giữa Trung Quốc và Ấn Độ từ lâu đã khiến 2 bên có nhiều cuộc tranh chấp và cuộc chiến tranh biên giới Trung - Ấn năm 1962 là minh chứng rõ nhất. Sau sự kiện năm 1962, các cuộc giao tranh giữa 2 bên đã giảm xuống rõ rệt nhưng các cuộc đụng độ kéo dài trong 5 tháng gần đây đã vượt xa những gì diễn ra trong nhiều thập kỷ.
Kể từ tháng 5, Trung Quốc và Ấn Độ cáo buộc nhau cố gắng vượt qua biên giới tranh chấp. Tới tháng 6, một cuộc đụng độ đẫm máu được cho là có sử dụng các loại gậy gắn đinh giữa binh sĩ 2 bên đã khiến 20 quân nhân Ấn Độ thiệt mạng. Trung Quốc có thương vong nhưng không tiết lộ chính xác.
Lực lượng quân đội biên giới của cả 2 bên đều được tăng cường trong tháng 7 và các cuộc đụng độ cuối tháng 8, đầu tháng 9 lại đẩy New Delhi và Bắc Kinh vào thế khó.
Khi đụng độ có dấu hiệu căng thẳng hơn, hội nghị SCO do Nga tổ chức được xem là lối thoát cho cả Trung Quốc và Ấn Độ. Tuy nhiên, ngay cả khi giới chức ngoại giao hai bên đã thống nhất rút quân, trên thực tế cả Bắc Kinh và New Delhi đều tăng cường mạnh mẽ cho lực lượng vũ trang, đồng thời nhấn mạnh sự sẵn sàng cũng như khả năng bảo vệ chủ quyền của họ.
Các chiến đấu cơ cùng nhiều phương tiện quân sự khác của hai bên được trông thấy ở vùng cao nguyên gần biên giới tranh chấp. Lực lượng Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) cũng tổ chức một loạt cuộc tập trận "ra mắt" các loại pháo và bệ phóng tên lửa mới. Gần đây nhất, Trung Quốc còn cho các máy bay không người lái thể hiện khả năng vận chuyển tiếp tế cho binh sĩ ở các điểm cao trong điều kiện khắc nghiệt khi mùa đông đến gần.
Một chiến đấu cơ của Không quân Ấn Độ cất cánh tại một căn cứ ở gần biên giới. Ảnh: Getty
Theo Newsweek, khi Trung Quốc và Ấn Độ căng thẳng ở biên giới, một cường quốc "tọa sơn quan hổ đấu", theo dõi rất sát sao diễn biến chính là Mỹ.
Giới chức Mỹ đã dứt khoát chọn đứng về phía Ấn Độ, coi các động thái của Trung Quốc là "bá quyền". Hôm 11/9, các quan chức Mỹ và Ấn Độ đã gặp nhau để thảo luận về một loạt vấn đề, bao gồm "các nỗ lực để chống lại hành động gây bất ổn ở Nam Á và khu vực Thái Bình Dương".
Bắc Kinh đã nhiều lần bác bỏ bình luận của Washington về các tranh chấp lãnh thổ của Trung Quốc tại các khu vực chiến lược này, bao gồm cả các tuyến bố liên quan tới Hong Kong, Đài Loan và Biển Đông.
Với quan hệ đối tác Mỹ - Ấn Độ ngày càng phát triển như một phần của sáng kiến một Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương Tự do và Mở (Free and Open Indo-Pacific), với sự tham gia của 4 nước: Mỹ, Ấn Độ, Úc và Nhật Bản, Trung Quốc cũng không "ngồi yên". Bắc Kinh tiếp tục củng cố mối quan hệ chặt chẽ với một quốc gia khác cũng có tranh chấp biên giới với Ấn Độ là Pakistan. Ngay sau cuộc nói chuyện với Ngoại trưởng Ấn Độ, ông Vương Nghị đã gặp Ngoại trưởng Pakistan, Shah Mahmood Qureshi.
Pakistan là một "mấu chốt" quan trọng trong sáng kiến "Vành đai Con đường" trị giá hàng tỷ USD của Trung Quốc. Sau cuộc gặp hôm 10/9, Pakistan và Trung Quốc cam kết làm sâu sắc hơn mối quan hệ. Ngoài ra, ông Vương cũng tuyên bố sẽ thúc đẩy hợp tác an ninh với Pakistan.
Trung Quốc xem xét sửa luật quốc kỳ Uỷ ban Thường vụ quốc hội Trung Quốc đã xem xét dự thảo sửa đổi luật quốc kỳ, trong đó cấm treo cờ ngược, theo truyền thông nhà nước. Xinhua hôm nay đưa tin, dự luật sẽ cấm "vứt bừa bãi" quốc kỳ và yêu cầu những lá cờ được dùng trong các sự kiện lớn phải được xử lý một cách "thích...
Tin mới nhất
"Thánh cách ly" lộ diện, hơn cả số lần Vũ Khắc Tiệp bị gọi tên bởi covid-19
23:53:07 19/01/2021
Cách ly dần trở nên quen thuộc đối với nhiều người trong thời điểm dịch Covid-19 lây lan.
Trump tặng huân chương cho Vua Bahrain
23:48:10 19/01/2021
Trump tặng huân chương Legion of Merit, cấp Chỉ huy Trưởng, cho Vua Bahrain nhằm tôn vinh việc quốc gia này bình thường hóa quan hệ với Israel.
Nga từ chối thả Navalny
23:46:23 19/01/2021
Nga cho biết sẽ không xem xét yêu cầu thả nhà hoạt động đối lập Alexei Navalny của phương Tây bởi đây là vấn đề nội bộ.
Tây Ban Nhà Tịch thu 2 tấn cocaine giấu trong than đá
23:34:33 19/01/2021
Cảnh sát Tây Ban Nha đã tịch thu hơn 2 tấn cocaine được giấu tinh vi trong than đá.
Châu Âu sẽ đoạn tuyệt với chủ nghĩa dân túy?
23:32:17 19/01/2021
Bất chấp những lo sợ ban đầu về đại dịch COVID-19 cùng những hoảng loạn gắn với cuộc chia ly đầy biến động của Anh, Liên minh châu Âu (EU) đang có được tính gắn kết chặt chẽ hơn so với nhiều năm trước đây.
Tây Ban Nha ban bố tình trạng thảm họa tại thủ đô Madrid
23:30:12 19/01/2021
Ngày 19/1, Chính phủ Tây Ban Nha ban bố tình trạng thảm họa tại thủ đô Madrid và một số khu vực chịu ảnh hưởng của đợt bão tuyết Filomena kinh hoàng trong tuần trước, cho phép chính quyền trung ương cung cấp hỗ trợ khẩn cấp và một số bi...
Toàn thế giới đã ghi nhận trên 96,1 triệu ca nhiễm virus SARS-CoV-2
23:26:35 19/01/2021
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h ngày 19/1 (giờ Việt Nam), toàn thế giới đã ghi nhận 96.124.443 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, trong đó có 2.052.372 ca tử vong. Số bệnh nhân được điều trị khỏi bệnh là 68...
Malaysia tái phong tỏa gần như toàn bộ đất nước để chống dịch
23:21:44 19/01/2021
Ngoại trừ bang Sarawak, tất cả các bang và lãnh thổ liên bang còn lại ở Malaysia phải tái thực hiện Lệnh Hạn chế di chuyển (MCO) để ngăn ngừa sự lây lan của đại dịch COVID-19.
Chuyên gia nghi ngờ Triều Tiên sắp thử tên lửa phóng từ tàu ngầm
23:19:53 19/01/2021
Các chuyên gia vũ khí Mỹ nhận định có dấu hiệu Triều Tiên chuẩn bị thử nghiệm tên lửa phóng từ tàu ngầm mới ở thời điểm nước Mỹ chuyển giao chính quyền.
Đài Loan hủy Lễ hội Đèn lồng truyền thống
23:14:02 19/01/2021
Ngày 19/1, chính quyền Đài Loan (Trung Quốc) thông báo hủy Lễ hội Đèn lồng truyền thống trong dịp Tết Nguyên Đán sắp tới sau khi vùng lãnh thổ này ghi nhận 4 ca lây nhiễm mới trong cộng đồng - nhiều nhất trong gần 11 tháng qua.
Taliban kêu gọi Tổng thống Mỹ đắc cử Biden ca ngợi thỏa thuận rút quân của ông Trump
23:08:03 19/01/2021
Nhóm phiến quân Taliban đã kêu gọi Tổng thống đắc cử Joe Biden ca ngợi thỏa thuận do ông Donald Trump thúc đẩy về việc rút toàn bộ lính Mỹ khỏi Afghanistan vào tháng 5 tới.
Tỉnh Okinawa của Nhật Bản ban bố tình trạng khẩn cấp
23:03:58 19/01/2021
Ngày 19/1, chính quyền tỉnh Okinawa ở cực Nam Nhật Bản đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp về dịch COVID-19 trong bối cảnh số ca mắc bệnh tiếp tục gia tăng tại Nhật Bản.
Anh thử nghiệm trung tâm tiêm vaccine COVID-19 24/24 giờ
22:59:55 19/01/2021
Anh sẽ thử nghiệm trung tâm tiêm vaccine phòng COVID-19 hoạt động 24/24 tại London trước cuối tháng 1 này.
Trung Quốc nhấn mạnh mối quan hệ chiến lược với Nga
22:58:08 19/01/2021
Ngày 19/1, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh khẳng định mối quan hệ chiến lược giữa nước này và Nga có thể phát triển một cách toàn diện và không giới hạn.
Lính bắn tỉa Nga luyện tập ở nơi có nền nhiệt -35 độ C
22:44:26 19/01/2021
Cơ quan báo chí Bộ Quốc phòng Nga ngày 18/1 thông báo lực lượng lính bắn tỉa đã tham gia cuộc tập trận tại Vùng Viễn Đông trong thời tiết -35 độ C.
Nga thông báo vaccine thứ hai đạt hiệu quả tuyệt đối
22:41:59 19/01/2021
Ngày 19/1, Cơ quan Giám sát và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Nga Rospotrebnadzor tuyên bố vaccine thứ hai ngừa bệnh COVID-19 của nước này đạt hiệu quả 100% dựa trên kết quả thử nghiệm lâm sàng.
Mỹ, Trung Quốc tranh cãi tại WHO về sứ mệnh khoa học ở thành phố Vũ Hán
22:39:06 19/01/2021
Ngày 18/1, Mỹ yêu cầu Trung Quốc cho phép nhóm chuyên gia WHO được phỏng vấn những người chăm sóc bệnh nhân, người đã khỏi bệnh và nhân viên phòng thí nghiệm tại thành phố Vũ Hán để đảm bảo tính tiếp cận với các mẫu vật và dữ liệu y tế.
Hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân có hiệu lực vào ngày 22/1
22:36:13 19/01/2021
Theo hãng tin Kyodo, Thủ tướng Áo Sebastian Kurz đã kêu gọi Nhật Bản và các nước khác chưa ký Hiệp ước Cấm vũ khí hạt nhân (TPNW) của Liên hợp quốc tham dự cuộc họp đầu tiên của các nước ký hiệp ước. TPNW sẽ có hiệu lực từ ngày 22/1.
ít nhất 134 xe ô tô đâm liên hoàn do bão tuyết tại Nhật Bản
22:30:40 19/01/2021
Ngày 19/1, ít nhất 134 xe ô tô đã đâm liên hoàn trên đoạn đường dài khoảng 1 km thuộc tuyến đường cao tốc Tohoku thuộc tỉnh Miyai, miền Bắc Nhật Bản, khiến ít nhất 1 người thiệt mạng và 12 người bị thương.
Hàn Quốc siết chặt quy định phòng dịch COVID-19
22:14:28 19/01/2021
Ngày 19/1, giới chức y tế Hàn Quốc cho biết lệnh cấm các chuyến bay từ Anh sẽ được gia hạn 1 tuần, trong khi những người đến từ Brazil sẽ phải chứng minh có kết quả âm tính với virus SARS-CoV-2 trước khi nhập cảnh vào Hàn Quốc.
Tổng thư ký Liên hợp quốc kêu gọi đoàn kết với các nước đang phát triển
22:06:56 19/01/2021
Ngày 18/1, Tổng Thư ký Liên hợp quốc (TTK THQ) Antonio Guterres kêu gọi đoàn kết với các nước đang phát triển, trong bối cảnh dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đang tác động tới mọi mặt của cuộc sống và tình trạng bất công và bất bình...
VĐV tham dự giải Australian Mở rộng 2021 nhiễm virus SARS-CoV-2
22:05:32 19/01/2021
Theo phóng viên TTXVN tại Australia, khoảng gần 400 vận động viên quần vợt quốc tế đã có mặt tại thành phố Melbourne trên các chuyến bay thuê riêng để thực hiện cách ly 14 ngày theo quy định, trước khi chính thức tham gia một trong nhữn...
Diễn văn nhậm chức của ông Biden có gì khác với những người tiền nhiệm?
22:02:36 19/01/2021
Tại buổi lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ thứ 46, bài diễn văn của ông Joe Biden chính là phép thử năng lực lựa chọn thông điệp đúng hướng để khởi động sứ mệnh hàn gắn nước Mỹ đang bị chia rẽ.
Lộ bằng chứng cơ quan quản lý thuốc EU bị ép phê duyệt vaccine Pfizer
21:59:17 19/01/2021
Mới đây, một số thư điện tử bị rò rỉ đã tiết lộ chi tiết cơ quan quản lý dược phẩm của Liên minh châu Âu (EU) đã bị gây sức ép để nhanh chóng phê chuẩn cho vaccine COVID-19 của Pfizer bất chấp vaccine có vấn đề”.
Vai trò của cơ chế đa phương trong phòng ngừa và ứng phó đại dịch COVID-19
21:54:49 19/01/2021
Thế giới phản ứng chưa đủ nhanh trong dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 và đại dịch cho thấy sự cần thiết của cơ chế hợp tác đa phương trong chuẩn bị và ứng phó với dịch bệnh.
Trung Quốc kiểm tra lại 310.000 kết quả xét nghiệm COVID-19 vì sai sót báo cáo
21:50:08 19/01/2021
Sau khi một phòng thí nghiệm giấu các ca dương tính với COVID-19, giới chức y tế tại tỉnh Hà Bắc (Trung Quốc) sẽ phải rà soát lại hàng trăm nghìn kết quả xét nghiệm trước đó do các đơn vị y tế thuộc bên thứ ba thực hiện.
Lãnh đạo Afghanistan và NATO thảo luận về tiến trình hòa bình
21:49:42 19/01/2021
Tổng thống Afghanistan Mohammad Ashraf Ghani và Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg đã có cuộc điện đàm ngày 18/1, thảo luận về các cuộc đàm phán hòa bình giữa Chính phủ Afghanistan và phiến quân Talib...
LHQ kêu gọi Israel chấm dứt xây khu định cơ mới tại Bờ Tây
21:43:18 19/01/2021
Ngày 18/1, Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres đã hối thúc Israel dừng và hủy bỏ quyết định xây gần 800 nhà định cư mới tại khu Bờ Tây bị chiếm đóng.
Tỷ lệ phe Cộng hòa ủng hộ xem xét bãi nhiệm Trump tăng
21:28:57 19/01/2021
Khảo sát mới nhất cho thấy khoảng 20% người thuộc phe Cộng hòa ủng hộ Thượng viện xem xét bãi nhiệm Trump, tăng nhẹ so với trước đó.
Thái Lan tuyên 43 năm tù người phạm tội khi quân
21:24:53 19/01/2021
Tòa Hình sự Bangkok tuyên 43 năm tù với một phụ nữ bị kết tội xúc phạm hoàng gia, mức án nghiêm khắc nhất tại Thái Lan vì tội này.