Trung Quốc sử dụng lại số hiệu tàu hộ vệ chiếm Hoàng Sa cho tàu hộ vệ 056
Trung Quốc vừa biên chế tàu hộ vệ Tín Dương Type 056 cho Hạm đội Bắc Hải, dự đoán sẽ chế tạo 40 – 50 chiếc loại này, tập trung triển khai ở Biển Đông.
Hải quân Trung Quốc tổ chức lễ biên chế tàu hộ vệ hạng nhẹ Tín Dương số hiệu 501 Type 056 cho Hạm đội Bắc Hải (nguồn Đài truyền hình CCTV TQ).
Mạng “Quan sát” Trung Quốc ngày 9 tháng 3 dẫn các nguồn tin cho biết, tàu hộ vệ hạng nhẹ thế hệ mới Tín Dương do Trung Quốc tự nghiên cứu chế tạo ngày 7 tháng 3 năm 2015 đã tổ chức lễ biên chế, đặt tên và trao cờ chính thức tại một quân cảng ở Đại Liên, Hạm đội Bắc Hải.
Theo bài báo, tàu Tín Dương là tàu hộ vệ tên lửa Type 056 thứ 17 biên chế cho Hải quân Trung Quốc, cũng là tàu chiến tiếp tục sử dụng số hiệu “501″ thứ hai của hải quân nước này. Là một minh chứng cho sự phát triển kiểu bùng nổ của Hải quân Trung Quốc trong mười mấy năm gần đây, “501″ không phải là số hiệu cũ được sử dụng lại đầu tiên trong hơn 30 năm qua của Hải quân Trung Quốc, trong tương lai cũng sẽ có nhiều “số hiệu có thành tích” hơn được sử dụng lại.
Bài báo cho biết, tàu Tín Dương do nhà máy đóng tàu Liêu Nam phụ trách chế tạo, lượng giãn nước tiêu chuẩn 1.300 tấn, lượng giãn nước đầy 1.440 tấn, là tàu hộ vệ Type 056 thứ năm trang bị cho Hạm đội Bắc Hải.
Hải quân Trung Quốc tổ chức lễ biên chế tàu hộ vệ hạng nhẹ Tín Dương số hiệu 501 Type 056 cho Hạm đội Bắc Hải.
Theo tuyên truyền của báo Trung Quốc, “tàu này đã tích hợp nhiều loạivũ khí trang bị tiên tiến, trình độ thông tin hóa cao, sau khi gia nhập hải quân, nó sẽ làm các nhiệm vụ như tuần tra, cảnh giới, bảo vệ ngư dân, hộ tống, tác chiến đối hải”.
Tàu hộ vệ hạng nhẹ Type 056 bắt đầu biên chế cho Hải quân Trung Quốc từ năm 2013, trong thời gian hơn 1 năm đã có 17 chiếc biên chế, 2 chiếc bán cho nước ngoài, còn có vài chiếc Type 056 phiên bản cải tiến đang chế tạo. Từ tình hình triển khai tàu này trong Hải quân Trung Quốc, nhiệm vụ của nó có thể là thay thế tàu săn ngầm Type 037, có thể dùng tỷ lệ 1 : 2 để thay thế Type 037. Nếu thông tin này là đúng thì Hải quân Trung Quốc cuối cùng có thể sẽ chế tạo khoảng 50 chiếc tàu hộ vệ Type 056.
Điều đáng chú ý là, tàu Tín Dương còn là tàu chiến thế hệ thứ hai sử dụng số hiệu “501″ của Hải quân Trung Quốc. Tàu số hiệu “501″ thế hệ thứ nhất của Hải quân Trung Quốc có tên là Hạ Quan, là tàu hộ vệ hỏa pháo Type 65, là một trong những tàu hộ vệ thuộc lô đầu tiên tự thiết kế chế tạo và sử dụng toàn bộ thiết bị, vật liệu nội trong lịch sử Trung Quốc.
Hải quân Trung Quốc tổ chức lễ biên chế tàu hộ vệ hạng nhẹ Tín Dương số hiệu 501 Type 056 cho Hạm đội Bắc Hải.
Tàu Hạ Quan khởi công chế tạo ở nhà máy đóng tàu Quảng Châu vào ngày 1 tháng 11 năm 1965, hạ thủy ngày 3 tháng 12 năm 1966, biên chế cho Hạm đội Nam Hải vào ngày 12 tháng 6 năm 1967, nghỉ hưu năm 1992. Trong “hải chiến Hoàng Sa” (Trung Quốc tiến hành chiến tranh xâm lược quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) năm 1974, tàu Hạ Quan đã tham gia với vai trò chi viện.
Số hiệu “501″ được sử dụng lại lần này thực ra hoàn toàn không phải là tàu chiến đầu tiên sử dụng lại số hiệu sau khi Hải quân Trung Quốc công bố “Điều lệ đặt tên tàu chiến hải quân” từ năm 1979. Hiện nay, số hiệu 529 của tàu hộ vệ tên lửa Chu Sơn Type 054A của Hạm đội Đông Hải, Hải quân Trung Quốc cũng từng được tàu hộ vệ hỏa pháo Hải Khẩu Type 65 sử dụng.
Bài báo cho rằng, mấy năm gần đây, Hải quân Trung Quốc phát triển với tốc độ đáng kinh ngạc, các “số hiệu có thành tích (xâm lược)” được sử dụng lại trong hải quân nước này đã trở thành xu thế. Do nguồn số hiệu tàu hộ vệ có hạn hơn so với tàu khu trục, vì vậy số hiệu tàu hộ vệ đã trở thành đối tượng sử dụng lại đầu tiên của hải quân nước này.
Hải quân Trung Quốc tổ chức lễ biên chế tàu hộ vệ hạng nhẹ Tín Dương số hiệu 501 Type 056 cho Hạm đội Bắc Hải.
Được biết, hiện nay, đã có ít nhất 3 tàu hộ vệ Type 056A nằm trong trạng thái hạ thủy lắp đặt thiết bị trên tàu, những tàu chiến này cũng sẽ giống như tàu Tín Dương, sử dụng lại số hiệu của tàu hộ vệ Type 65, trở thành minh chứng cho sự phát triển kiểu “bùng nổ” của Hải quân Trung Quốc.
Cũng liên quan đến tàu hộ vệ của Trung Quốc, tờ “Thời báo Hoàn Cầu” Trung Quốc ngày 4 tháng 3 đăng bài viết “Nga đoán tàu hộ vệ Trung Quốc có huyết thống Nga, chi 8 tỷ USD chế tạo 40 chiếc Type 056.
Bài viết dẫn các nguồn tin từ Nga cho rằng, chương trình phát triển lực lượng mặt nước của các nước Đông Bắc Á khác với các nước châu Âu về biên chế tàu chiến. Chẳng hạn, Nhật Bản về truyền thống coi trọng tàu khu trục có thể thực hiện nhiều loại nhiệm vụ tác chiến và đặc biệt. Trong khi đó, Trung Quốc áp dụng chính sách công nghệ quân sự cân bằng hơn, đặc điểm là phát triển các loại tàu chiến khác nhau, để hoàn thành các nhiệm vụ cụ thể khác nhau.
Bài viết cho hay, trong 2 nước này, tàu hộ vệ thường trước tiên dùng cho cụm chiến thuật phòng thủ săn ngầm và chống hạm.
Hải quân Trung Quốc tổ chức lễ biên chế tàu hộ vệ hạng nhẹ Tín Dương số hiệu 501 Type 056 cho Hạm đội Bắc Hải.
Video đang HOT
Tàu hộ vệ hiện đại nhất hiện đại hóa Hải quân Trung Quốc là tàu hộ vệ tên lửa Type 054 và phiên bản cải tiến của nó. Chuyên gia Trung Quốc cho rằng, Type 054 không kém tàu hộ vệ hiện đại của nước khác về tính năng kỹ chiến thuật. Nhưng, bài viết cho rằng, thiết kế của Type 054 cuối cùng hoàn thành dưới sự giúp đỡ của chuyên gia Nga.
Thiết kế của Type 054A được cải thiện, có số lượng nhiều nhất trong các loại tàu chiến chủ lực của Hải quân Trung Quốc. Đầu năm 2014, Hải quân Trung Quốc có 15 tàu chiến loại này trong biên chế, còn có 5 tàu đang chế tạo tại nhà máy đóng tàu Hoàng Phố-Quảng Châu và nhà máy đóng tàu Hỗ Đông-Thượng Hải. Điểm khác chính của nó so với phiên bản ban đầu ở chỗ hỏa pháo tên lửa và vũ khí điện tử.
Bài báo cho rằng, tốc độ chế tạo tàu chiến loại này tương đối nhanh. Công tác thiết kế bắt đầu từ năm 2009, chu kỳ chế tạo của nó là 3 năm, ít hơn 2 – 3 năm so với chu kỳ chế tạo của tàu hiện đại thông thường Trung Quốc.
Hải quân Trung Quốc tổ chức lễ biên chế tàu hộ vệ hạng nhẹ Tín Dương số hiệu 501 Type 056 cho Hạm đội Bắc Hải.
Theo bài viết, lô đầu tiên của Trung Quốc sẽ chế tạo tổng cộng 20 chiếc tàu hộ vệ Type 056, trong khi đó, lượng nhu cầu của Hải quân Trung Quốc đối với loại tàu hộ vệ này dự đoán là 40 chiếc. Chương trình này có trị giá trên 8 tỷ USD.
Công tác chế tạo sẽ được tiến hành đồng thời ở nhà máy đóng tàu Hỗ Đông, nhà máy đóng tàu Hoàng Phố-Quảng Châu, nhà máy đóng tàu Vũ Xương và nhà máy đóng tàu Đại Liên. Trong tương lai không xa còn có 6 tàu chiến sẽ gia nhập lực lượng sẵn sàng chiến đấu của Hải quân Trung Quốc. Những tàu chiến này sẽ trước tiên bổ sung cho Hạm đội Nam Hải của hải quân nước này (tức ưu tiên bố trí ở Biển Đông, dùng cho đánh chiếm đảo, đá ngầm).
Tóm lại, do tranh chấp lãnh thổ giữa các nước trong khu vực trầm trọng hơn, cùng với việc chế tạo các tàu chiến mới, Hải quân Trung Quốc có kế hoạch tăng cường mức độ tuần tra tàu chiến và “bảo vệ lợi ích quốc gia” (bành trường “đường lưỡi bò”) ở khu vực tranh chấp biển gần (Biển Đông). Thông thường cho rằng, so với tàu chiến tuần tra của các nước khác, tăng cường năng lực tàu hộ vệ có ưu thế rõ rệt hơn.
Tàu hộ vệ hỏa pháo Hạ Quan số hiệu 501 của Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc từng tham gia cuộc chiến tranh xâm lược do Trung Quốc tiến hành ở quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam (nguồn mạng sina TQ).
Theo Giáo Dục
Bảo vệ chủ quyền, mỗi người Việt phải khắc cốt ghi tâm bài học lịch sử
Trung Quốc đẩy mạnh các hoạt động kỷ niệm chiến tranh Giáp Ngọ để ghi nhớ "quốc nhục", quyết phát triển hải quân để bành trướng ở các vùng biển...
Tàu sân bay Liêu Ninh, Hải quân Trung Quốc (nguồn mạng sịna Trung Quốc)
Tờ "Chosun Ilbo" Hàn Quốc ngày 25 tháng 7 có bài viết nói về cuộc chiến tranh Giáp Ngọ giữa Trung-Nhật trước đây. Ngày 25 tháng 7 năm 2014 là tròn 120 năm nổ ra chiến tranh Giáp Ngọ, sau khi trải qua sự "luân hồi" 2 giáp, hậu quả để lại của cuộc chiến tranh làm thay đổi Đông Á này vẫn đang "giày vò" khu vực này.
Ngày 25 tháng 7, tàu chiến của Hạm đội Bắc Hải, Trung Quốc đã nổi còi ở khu vực cũ Giáp Ngọ của đảo Lưu Công tổ chức lễ ghi nhớ về cuộc chiến tranh này, trong khi đó Hàn Quốc cũng không quên những ngày tháng này.
Còn ở Nhật Bản hầu như không có hoạt động kỷ niệm công khai, những ghi nhớ về Giáp Ngọ vẫn xuất hiện trên báo chí, nhưng phần lớn cho rằng Trung Quốc lợi dụng kỷ niệm Giáp Ngọ để kiềm chế Nhật Bản.
Tờ "Hankook Ilbo" Hàn Quốc bình luận cho rằng, hai nước Trung Quốc và Nhật Bản hiện nay do "tranh chấp lãnh thổ" và vấn đề lịch sử, đang nằm trong trạng thái hết sức căng thẳng, nhìn ở góc độ này, chiến tranh Giáp Ngọ trước đây hầu như còn chưa kết thúc, nó vẫn là yếu tố quan trọng chi phối tình hình và vận mệnh của Đông Bắc Á.
Tàu sân bay Liêu Ninh, Hải quân Trung Quốc (nguồn mạng sịna Trung Quốc)
Trung Quốc tổ chức kỷ niệm rầm rộ về chiến tranh để "bành trướng trên biển"?
Tờ "Đại công báo" Hồng Kông cho rằng, ngày 25 tháng 7 về trước 120 năm, cuộc chiến tranh trên biển đã nổ ra đánh dấu chiến tranh Giáp Ngọ giữa Trung-Nhật bùng nổ; sau 120 năm, hôm nay, Hạm đội Bắc Hải đến đảo Lưu Công, Uy Hải, triển khai hoạt động kỷ niệm để thề thốt, cho tàu chiến nổi còi, tiến hành tưởng niệm người đã khuất...
Một kênh thời sự trên truyền hình Nhật Bản thì cho rằng, ngày 25 tháng 7, Quân đội Trung Quốc tổ chức hoạt động kỷ niệm ở Liêu Ninh, 200 binh sĩ biên phòng và phòng cháy chữa cháy tổ chức tưởng niệm ở thành phố Bàn Cẩm. 120 năm trước, hơn 20.000 quân Nhật phát động đợt tấn công, quân Thanh (Trung Quốc) thất bại với hơn 2.000 người thiệt mạng, là một chiến dịch gay cấn nhất trong chiến tranh Giáp Ngọ, ở đó hiện nay Trung Quốc vẫn lưu giữ những dấu tích của cuộc chiến này.
Theo đài BBC Anh, để kỷ niệm chiến tranh Giáp Ngọ, các doanh nghiệp các tư nhân tỉnh Liêu Ninh đã đóng góp 37 triệu nhân dân tệ, dùng tỷ lệ 1:1 để phục chế tàu Chí Viễn được dùng trong chiến tranh trước đây. Dự kiến công trình sẽ hoàn thành vào tháng 9 tới, tàu Chí Viễn sẽ trở thành vật trưng bày lâu năm ở bảo tàng hải chiến Giáp Ngọ.
Có bài viết trên truyền thông Nhật Bản cho rằng, "Trung Quốc có khả năng lợi dụng kỷ niệm tròn 120 năm chiến tranh Nhật-Thanh tiếp tục đòi đảo Senkaku là của Trung Quốc".
Theo bài viết, ngày 25 tháng 7 là ngày xảy ra hải chiến đầu tiên của chiến tranh Nhật-Thanh (cách nói về cuộc chiến của Nhật Bản). Trung Quốc xác định cuộc chiến này là cuộc chiến tranh xâm lược Trung Quốc lần thứ nhất của Nhật Bản, đồng thời còn chủ trương đảo Senkaku bị Nhật Bản lấy đi thông qua Hiệp ước giảng hòa chiến tranh Nhật-Thanh.
Hãng tin Jiji Press Nhật Bản cho rằng, tờ "Nhân Dân nhật báo" Trung Quốc gọi nguyên nhân thất bại của nhà Thanh (Trung Quốc) là do quân đội thối nát, điều này cho thấy ý thức nguy cơ của Trung Quốc đối với tiêu cực trong quân đội.
Cùng này, hãng tin này còn cho rằng, nhân dịp tròn 120 năm chiến tranh Giáp Ngọ, Trung Quốc đã triển khai hoạt động tuyên truyền lịch sử, những hoạt động tuyên truyền này có mục đích kiềm chế Nhật Bản.
Tờ "Dong-a Ilbo" Hàn Quốc cho rằng, Trung Quốc không quên nỗi nhục xưa, muốn thông qua thức tỉnh sâu sắc lịch sử để tiến hành trỗi dậy trên biển. Tờ "Kinh tế hàng ngày" Hàn Quốc cho rằng, các khu vực ở Trung Quốc đang dùng các loại hình thức để kỷ niệm lịch sử năm Giáp Ngọ, để không quên "quốc nhục".
Tàu sân bay Liêu Ninh, Hải quân Trung Quốc (nguồn mạng sịna Trung Quốc)
Theo bài báo, "Giấc mơ Trung Quốc" của Tập Cận Bình chính là bắt đầu từ xây dựng hải quân, chiếc tàu sân bay đầu tiên (Liêu Ninh) đã xuống nước, dự kiến mục tiêu đầu tiên của nó chính là chiếm lấy đảo Senkaku, hòn đảo mà Trung Quốc cho rằng Nhật Bản đã cướp đi trong chiến tranh Thanh-Nhật.
Theo bài viết, chiến trường của chiến tranh Thanh-Nhật trước đây chính là bán đảo Triều Tiên, mà cuộc chiến tranh này là chiến dịch then chốt phá vỡ trật tự Đông Á "lấy Trung Quốc làm trung tâm" trong mấy nghìn năm qua, giúp cho Nhật Bản bước lên vũ đài lịch sử một cách toàn diện.
Nhưng, theo bài báo, đối với Triều Tiên, chiến tranh Thanh-Nhật là "sự bắt đầu của những tháng ngày đen tối lâu dài dưới sự thống trị thực dân của Nhật Bản, dân tộc suýt nữa bị tiêu vong". Người Hàn Quốc đến nay đã sớm quên đi giai đoạn lịch sử này, điều này đáng để cảnh giác.
Việt Nam: Ghi nhớ lịch sử, biến truyền thống thành sức mạnh vô địch
Trên đây là nội dung chính của bài viết trên báo Trung Quốc. Đối với vấn đề lịch sử, Việt Nam chúng ta cũng cần ứng xử cho khách quan và thức tỉnh cho sâu sắc.
Trung Quốc khủng bố Việt Nam tại vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam: Đâm chìm tàu cá của Việt Nam, ngăn cản không cho cứu ngư dân của tàu cá này.
Bởi vì, với âm mưu độc chiếm Biển Đông, với bản chất bành trướng lãnh thổ của Trung Quốc thì chúng ta phải luôn có ý thức đề phòng, cảnh giác hết sức sâu sắc và thường xuyên, liên tục. Chỉ có ghi nhớ các bài học lịch sử từ "truyền thống xâm lược" (liên tục) ở phương Bắc thì ta mới là người "lúc an lo lúc nguy".
Mỗi người Việt Nam cần luôn ghi nhớ Việt Nam từng chịu đau thương qua ngàn năm Bắc thuộc, rồi các cuộc chiến tranh chống Hán, Tống, Nguyên Mông, Thanh để bảo vệ nền độc lập; tiếp theo là quân Tưởng Giới Thạch vào Việt Nam sau khi ta giành độc lập để "dấy máu ăn phần", tiếp đến là Trung Quốc có ý đồ chia cắt Việt Nam làm đôi trong chiến tranh chống Mỹ.
Đặc biệt, Trung Quốc dùng quân xâm lược quần đảo Hoàng Sa năm 1974, tiến hành chiến tranh xâm lược miền bắc Việt Nam năm 1979, xâm lược tiếp một số đá ngầm ở quần đảo Trường Sa vào các năm 1988, 1995... Hơn nữa, những năm gần đây, phát huy truyền thống, Trung Quốc đã thực hiện chính sách "thực dân mới" lấn dần trên Biển Đông, cướp bãi cạn Scarborough từ tay Philippines, cho quân xuống tận bãi ngầm James tuyên bố chủ quyền bất hợp pháp...
Trung Quốc khủng bố Việt Nam tại vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam: Đâm dã man tàu kiểm ngư của Việt Nam, nhìn vào tốc độ và hướng đâm thì nó định đâm chìm tàu kiểm ngư KN951 của Việt Nam.
Trong quan hệ với Việt Nam, Trung Quốc ngày càng khiêu khích, hung hăng, uy hiếp đe dọa để đạt mục tiêu đen tối, cụ thể như Trung Quốc đã cho thành lập cái gọi là "thành phố Tam Sa" đòi "quản lý" cả quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa và vùng biển xung quanh của Việt Nam; hung hăng đến vùng biển Việt Nam để cắt cáp tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam, cho giàn khoan 981, tàu chiến, máy bay quân sự... vào cắm phi pháp, khủng bố dã man (đâm chìm tàu cá, đâm húc tàu chấp pháp)... Những hành động này được xác định là một hành động xâm lược tiếp theo của Trung Quốc đối với vùng biển chủ quyền của Việt Nam...
"Truyền thông xâm lược" nêu trên của Trung Quốc rõ ràng không thể không cảnh giác, đề phòng, thậm chí phải mãi mãi khắc ghi. Là nước luôn phải chống chọi với nhiều kẻ thù mạnh hơn mình gấp nhiều lần, Việt Nam ý thức rõ chủ quyền đất nước, chủ quyền biển đảo là thiêng liêng, bất khả xâm phạm.
Như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khái quát: Dân tộc Việt Nam ta luôn có lòng nồng nàn yêu nước. Vì vậy, khi Trung Quốc xâm phạm chủ quyền biển đảo của Việt Nam trong thời gian qua, lòng yêu nước đó lại trở thành một làn sóng mạnh mẽ, cả trong và ngoài nước, từ người lãnh đạo cấp cao nhất đến người dân bình thường nhất, từ già đến trẻ... đã tạo nên sức mạnh vô địch, đập tan ý đồ bành trướng, khủng bố, làm cướp biển trên Biển Đông.
Khắc ghi các bài học lịch sử, Việt Nam sẽ bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải thiêng liêng của mình theo luật pháp quốc tế, đập tan mọi thế lực nhòm ngó từ bên ngoài, đem lại không gian sinh tồn, phát triển trường tồn cho dân tộc.
Trung Quốc ưu tiên biên chế tàu chiến tiên tiến cho Hạm đội Nam Hải, triển khai ở Biển Đông, được truyền thông Trung Quốc tuyên truyền là để "bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải" (yêu sách chủ quyền bất hợp pháp)
Trung Quốc thành lập cái gọi là "thành phố Tam Sa" bất hợp pháp
Trung Quốc chủ động cho tàu bắn cháy cabin của tàu cả QNg 96382 của Việt Nam
Trung Quốc gọi thầu thăm dò-khai thác dầu khí ở vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam.
Trung Quốc cắm giàn khoan phi pháp ở vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam.
Máy bay, tàu chiến Trung Quốc xâm lược vùng biển chủ quyền của Việt Nam.
Trung Quốc cho quân xuống tận bãi ngầm James - phía nam Biển Đông để đòi chủ quyền.
Trung Quốc tập trận đánh chiếm đảo phi pháp ở vùng biển Trường Sa vào tháng 3 năm 2013
Trung Quốc mưu đồ lấn biển, xây các đá ngầm đã xâm lược của Việt Nam thành các đảo nhân tạo và căn cứ quân sự để phục vụ cho độc chiếm Biển Đông.
Cảnh sát biển Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền biển đảo
Lực lượng kiểm ngư Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền biển đảo
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Việt Nam không đổi chủ quyền thiêng liêng lấy hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc.
Theo Giáo Dục
Trung Quốc lắp trái phép 9 bộ điện thoại vệ tinh trên Hoàng Sa Báo Trung Quốc ngày 14/7 đưa tin, nước này đã hoàn thành lắp đặt 9 bộ điện thoại vệ tinh hàng hải và các thiết bị thông tin khác trên các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Báo Hải Nam (hinews.cn) của Trung quốc ngày 14/7 đưa tin: Chính quyền của cái gọi là thành phố Tam Sa mà Trung...