Trung Quốc sốc vì bị Singapore cáo buộc gây chia rẽ ASEAN
Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc nói cảm thấy sốc khi Singapore nhận xét Bắc Kinh gây chia rẽ ASEAN về vấn đề Biển Đông.
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (trái) gặp Thủ tướng Campuchia Hun Sen hôm 22/4. Ảnh: Reuters
Tại Diễn đàn cộng đồng ASEAN ở Jakarta, Indonesia, hôm 25/4, hai nhà ngoại giao Singapore cáo buộc Trung Quốc chia rẽ ASEAN khi đạt đồng thuận riêng với ba nước trong khối về vấn đề Biển Đông.
Phát biểu bên lề một cuộc họp giữa Trung Quốc và ASEAN, ông Lưu Chấn Dân (Liu Zhenmin) nói ông “bị sốc” với tuyên bố của Singapore. Ông Lưu cho rằng “ý định của Trung Quốc đã bị hiểu lầm” và mỗi nước ASEAN có chủ quyền của riêng mình, Trung Quốc không có ý định “chia cắt ASEAN”. Ông cũng đòi Singapore giải thích về tuyên bố của mình, Straits Times hôm nay đưa tin.
Hôm 23/4, Trung Quốc tuyên bố đạt đồng thuận với Campuchia, Lào và Brunei, rằng các nước cần xử lý tranh chấp Biển Đông riêng với Trung Quốc thay vì với tư cách một khối.
Video đang HOT
Cựu tổng thư ký ASEAN Ong Keng Yong chỉ trích động thái của Trung Quốc không khác gì “can thiệp” vào công việc nội bộ của ASEAN. Còn ông Bilahari Kausikan, cố vấn chính sách của Bộ Ngoại giao Singapore, cho biết việc này có thể khiến ASEAN bị chia rẽ nếu có phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế về vụ Philippines kiện yêu sách đường lưỡi bò của Trung Quốc.
Tuy nhiên,ông Phay Siphan, phát ngôn viên chính phủ Campuchia, hôm 26/4 phủ nhận về thỏa thuận Biển Đông như Trung Quốc công bố. “Không có thỏa thuận hay các cuộc thảo luận nào, chỉ có một chuyến thăm của ngoại trưởng Trung Quốc”, Phnompenh Post dẫn lời ông Siphan.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với phần lớn diện tích Biển Đông, chồng lấn lên vùng biển của nhiều nước láng giềng, trong đó có Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.Việt Nam đã nhiều lần khẳng định chủ trương giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông thông qua các biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước luật biển năm 1982 của Liên Hợp Quốc (UNCLOS) và trên tinh thần của Tuyên bố của các bên (DOC).
Với những vấn đề chỉ liên quan đến hai nước, Việt Nam theo đuổi biện pháp giải quyết song phương. Đối với những vấn đề liên quan đến các nước và các bên khác, ví dụ như quần đảo Trường Sa của Việt Nam mà một số bên cũng tuyên bố chủ quyền như Trung Quốc, Philippines, Malaysia và Brunei, thì không thể chỉ giải quyết song phương mà cần có sự tham gia của các bên liên quan.
Những vấn đề liên quan đến các nước ngoài khu vực, ví dụ như vấn đề an ninh, an toàn và tự do hàng hải và hàng không, thì phải được bàn bạc, giải quyết với tất cả các nước có chung lợi ích và chung mối quan tâm.
Văn Việt
Theo VNE
Quan chức Ngoại giao Anh nói về biển Đông, "chọc giận" Trung Quốc
Trung Quốc đã tỏ thái độ giận dữ sau khi một quan chức của Bộ Ngoại giao Anh tuyên bố rằng phán quyết sắp tới của tòa trọng tài quốc tế về vụ Philippines kiện Trung Quốc về cái gọi là "đường lưỡi bò" phải có tính ràng buộc.
Theo hãng tin Reuters ngày 20-4, Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Anh phụ trách khu vực Đông Nam Á - ông Hugo Swire hôm 19-4 kêu gọi các bên tuân thủ phán quyết sắp tới của Tòa Trọng tài thường trực tại The Hague (Hà Lan). Ông này nói rằng nước Anh nhận thấy phán quyết là cơ hội cho cả Trung Quốc và Philippines tái khởi động những đối thoại giữa hai bên về vấn đề biển Đông. Phán quyết của tòa dự kiến được đưa ra vào cuối tháng 5 hoặc đầu tháng 6.
Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Anh phụ trách khu vực Đông Nam Á, ông Hugo Swire. Ảnh: Huffington Post
Đáp trả những phát biểu của ông Hugo Swire, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh ngày 20-4 nói: "Những phát biểu của ông Swire đã bỏ qua tình hình thực tế, phiến diện và mang tính phân biệt đối xử, đi ngược lại hoàn toàn với cam kết giữ quan điểm trung lập của Anh trước đây" - Tân Hoa Xã trích dẫn. "Chúng tôi cực lực phản đối những phát biểu này của ông Swire" - bà Hoa nhấn mạnh.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc còn ngang nhiên nói rằng căng thẳng trên biển Đông là lỗi thuộc về Mỹ và Philippines gây ra chứ không phải do Trung Quốc, vì các tàu và máy bay của Mỹ xuất hiện ngày càng nhiều ở khu vực này.
"Thực tế đã chứng minh rằng nếu tình hình biển Đông thực sự trở nên căng thẳng thì đó là do Mỹ, kẻ có trách nhiệm lớn nhất trong việc này" - bà Hoa nói. Tuy nhiên, bà Hoa Xuân Oánh lại không nhắc gì đến việc Trung Quốc đang ráo riết tăng cường xây dựng các cơ sở hạ tầng và trang thiết bị quân sự trái phép trên Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Nhiều quốc gia trong khu vực đều lo ngại trước các động thái quân sự hóa của Trung Quốc gây căng thẳng về hòa bình và an ninh.
Bà Hoa Xuân Oánh nhắc lại rằng Trung Quốc không chấp nhận và cũng không tham gia vụ kiện với Philippines. Trung Quốc coi đây là hành vi lạm dụng luật pháp quốc tế. Hồi tháng 2, Mỹ và Liên minh châu Âu đã lên tiếng cảnh báo Trung Quốc nên tuân thủ các phán quyết của tòa The Hague. Tuy nhiên, các phán quyết của tòa The Hague không mang tính ràng buộc và đã từng bị lờ đi trước đây.
Việc Anh đặt ưu tiên phát triển quan hệ kinh tế với Trung Quốc và chào đón Chủ tịch Trung Quốc ông Tập Cận Bình trong chuyến thăm cấp nhà nước hồi tháng 10 năm ngoái đã dẫn đến những lời chỉ trích cho rằng Anh đặt lợi ích kinh tế ngắn hạn lên trên vấn đề nhân quyền và các vấn đề an ninh.
NGỌC NHƯ
Theo_PLO
Trung Quốc đã lôi kéo Nga vào vấn đề Biển Đông như thế nào? Ngoại trưởng Trung Quốc tăng cường vận động hành lang ở Nga, trong bối cảnh cách hành xử của Bắc Kinh ở Biển Đông bị phản đối quyết liệt Hải quân Trung Quốc chuẩn bị lên đường tham gia RIMPAC 2014. Ảnh: Chinanews Mới đây, nghị sĩ Mark Takai đại diện cho tiểu bang Hawaii của Mỹ đã lên tiếng phản đối việc...