Trung Quốc sợ khả năng cơ động đường không cực nhanh của Ấn Độ
Trong chiến tranh hiện đại, khả năng cơ động nhanh đóng vai trò rất quan trọng, nó có thể làm xoay chuyển cục diện chiến trường một cách nhanh chóng. Chính vì vậy, trong thời gian qua, lục quân Ấn Độ đã xây dựng kế hoạch nâng cao khả năng triển khai nhanh vũ khí, trang bị và binh lính lên biên giới.
Trong thời gian vừa qua, Ấn Độ đã tăng cường mua sắm các loại máy bay vận tải quân sự với số lượng lớn. Đây không phải là những toan tính thông thường, mà là sự chuẩn bị chiến lược cho tranh chấp biên giới với Trung Quốc. Hiện lực lượng máy bay vận tải chiến lược của họ có cả C-130J Super Hercules, C-17 Globemaster của Mỹ và IL-76 của Nga.
Ngày 20-8 vừa qua, Ấn Độ đã điều máy bay vận tải quân sự C-130J Super Hercules tới khu vực biên giới với Trung Quốc. Nó đã hạ cánh xuống căn cứ không quân Daulat Beg Oldie (DBO) ở vùng tây bắc khu vực Ladakh, gần giới tuyến không chính thức giữa Ấn Độ và Trung Quốc và đang do New Delhi kiểm soát.
Trước đây, Tư lệnh không quân Ấn Độ Brown cho biết: “Các căn cứ của chúng tôi đều được xây dựng trên độ cao từ 11.000 – 13.000 feet trên mực nước biển, chạy suốt từ Himalaya ở phía bắc cho đến Ấn Độ Dương ở phía nam, có địa hình rất hiểm trở, là một thách thức lớn cho công tác hậu cần tiếp tế”.
Máy bay vận tải chiến lược C-17 Globemaster III của Mỹ
Daulat Beg Oldie là căn cứ không quân cao nhất thế giới, nằm ở độ cao 5.065 mét so với mực nước biển, việc vận chuyển tiếp tế lên khu vực này là rất khó khăn. Sự hiện diện của C-130J Super Hercules ở đây đã gửi đi thông điệp mạnh mẽ tới Bắc Kinh.
Năm 2008, Ấn Độ đã ký hợp đồng trị giá 1,2 tỷ USD mua 6 chiếc máy bay vận tải C-130J Super Hercules của Mỹ, và dự định mua thêm 6 chiếc nữa. Đây là loại máy bay hiện đại sử dụng 4 động cơ Rolls Royce, có thể dùng trong nhiều nhiệm vụ khác nhau như vận chuyển quân và tìm kiếm cứu hộ…
Không dừng lại ở đó, Ấn Độ còn chi khủng cho các hợp đồng mua sắm máy bay vận tải chiến lược C-17 Globemaster III. Với hợp đồng trị giá 4,1 tỷ USD, họ đã trở thành đối tác nước ngoài lớn nhất mua sắm loại máy bay này và sở hữu phi đội máy bay vận tải chiến lược lớn thứ 2 thế giới, chỉ sau Mỹ.
Video đang HOT
Máy bay vận tải C-130J Super Hercules hạ cánh xuống căn cứ không quân Daulat Beg Oldie
Ngày 02-09 vừa qua, Ấn Độ đã chính thức thành lập chi đội máy bay vận tải chiến lược số 81, với lực lượng nòng cốt là các máy bay vận tải chiến lược C-17 Globemaster III mua của Mỹ. Hiện chi đội này có 3 máy bay được lần lượt tiếp nhận vào các tháng 6, 7 và tháng 8-2013 vừa qua. Đại diện của Công ty Boeing cho biết, từ nay đến cuối năm họ sẽ bàn giao tiếp 2 chiếc C-17 cho không quân Ấn Độ và sang năm 2014 sẽ tiếp tục hoàn tất chuyển giao 5 chiếc nữa.
Tất cả các chuyên gia quân sự đều nhận thấy, C-17 Globemaster với khả năng vận tải cực lớn và khả năng tiến hành đa nhiệm, có thể trợ giúp quân đội Ấn Độ triển khai hoạt động ở các khu vực này một cách dễ dàng và nhanh chóng.
Với phi đội máy bay vận tải khủng, Ấn Độ có thể nhanh chóng bốc các sư đoàn hạng nặng với đầy đủ vũ khí, trang bị lên biên giới trong vòng vài giờ. Đây chính là lợi thế lớn của quân đội Ấn Độ, so với quân đội Trung Quốc trong tranh chấp lãnh thổ.
Máy bay vận tải C-17 Ấn Độ mới nhận từ Mỹ
Trong khi đó, Trung Quốc chỉ có số lượng ít các máy bay vận tải IL-76 đã cũ của Nga, năng lực vận chuyển có hạn. Đại bộ phận các hoạt động di chuyển vũ khí, trang bị hạng nặng của họ lên biên giới Trung – Ấn đều phải thông qua tuyến vận tải đường sắt xuyên Tây Tạng, mất rất nhiều thời gian so với người Ấn.
Vì vậy, trong thời gian qua, Trung Quốc đã nỗ lực cải thiện sự chênh lệch này bằng cả những biện pháp cấp bách lẫn lâu dài. Họ đã hỏi mua máy bay vận tải chiến lược thế hệ mới nhất của Nga là IL-476 nhưng Nga vẫn chưa chịu ký hợp đồng, làm kế hoạch này đang đi vào ngõ cụt.
Theo giấy phép sản xuất và xuất khẩu của Il-476, sớm nhất là đến năm 2015 Nga mới được phép xuất khẩu, nếu ký hợp đồng quá sớm, sau này vấn đề giá cả sẽ phát sinh tranh chấp không đáng có. Hơn nữa, cho đến trước năm 2015, nhà máy sản xuất vẫn chưa đáp ứng đủ số lượng máy bay theo yêu cầu của không quân Nga.
Phù hiệu trên tay binh lính thuộc Chi đội máy bay vận tải chiến lược số 81
Về lâu dài, Trung Quốc cũng nỗ lực đẩy nhanh tốc độ phát triển máy bay vận tải hạng nặng Y-20 nhưng họ cũng gặp vô vàn khó khăn. Dự án Y-20 dậm chận tại chỗ, vì không có nổi 1 động cơ nào cho ra hồn. Thời gian qua, Ukraina đã bác bỏ thông tin bán động cơ hạng nặng D-18T hiện đang sử dụng trên máy bay vận tải hạng nặng An-124-100 “Ruslan” cho Trung Quốc, nên họ đành chấp nhận sử dụng động cơ D30-Kp-2 đã quá cũ và không đủ lực đẩy.
Hợp đồng mua sắm máy bay IL-476 của Nga và dự án phát triển máy bay vận tải chiến lược Y-20 của Trung Quốc nhanh nhất cũng phải mất 5-7 năm nữa mới có khả năng hoàn thành. Tuy hiện nay Trung Quốc vẫn thường xuyên có những hoạt động xâm nhập tuyến biên giới Trung – Ấn, nhưng đó chỉ là hành động lẻ tẻ của các tốp lính biên phòng đường bộ. Còn nếu có chiến sự xảy ra, Ấn Độ mới là bên nắm được lợi thế trên biên giới.
Theo ANTD
Trung Quốc mơ về Osprey, phiên bản "khủng"
Trung Quốc đang mơ về một loại máy báy giống chiếc Osprey của Mỹ, nhưng tải trọng nặng hơn gấp 3 lần. Song có điều, ước mơ này sẽ chỉ đến sau hàng chục năm nữa, nếu dự án không gặp phải trục trặc.
Phóng viên "Nhân dân nhật báo" tại Thiên Tân, Trung Quốc cho biết, tại triển lãm máy bay trực thăng quốc tế Thiên Tân lần thứ hai đã xuất hiện mô hình máy bay vận tải khủng mang tên "Cá voi xanh" của Trung Quốc.
Đây là loại máy bay vận tải cánh quạt xoay được mệnh danh "Osprey" phiên bản Trung Quốc vì nó có kết cấu giống như loại máy bay vận tải "V-22" của Mỹ. Trọng lượng cất cánh của "Cá voi xanh" gấp 3 lần máy bay "Osprey" của Mỹ, có thể tiến hành cất hạ cánh và vận tải trong môi trường phức tạp, có ưu thế đặc biệt trong tiếp tế.
Nhìn bên ngoài, điểm khác biệt lớn nhất đó là cấu tạo của máy bay "Cá voi xanh" của Trung Quốc có 4 cánh xoay, chia làm 2 trục xoay, trong khi V-22 Osprey chỉ có thiết kế 2 cánh và 1 trục xoay.
Trong khi trả lời phỏng vấn của phóng viên "Nhân dân nhật báo", một nhà thiết kế của Viện nghiên cứu máy bay trực thăng thuộc Tập đoàn công nghiệp hàng không Trung Quốc tiết lộ, lựa chọn thiết kế 4 cánh quạt xoay sẽ giúp cho máy bay "Cá voi xanh" mang được khối lượng hàng hóa lớn hơn.
Máy bay vận tải cánh quạt nghiêng V-22 Osprey của Mỹ
Theo số liệu cho biết, trọng lượng cất cánh tối đa của máy bay "Cá voi xanh" là 60 tấn, gấp khoảng 3 lần tải trọng của máy bay vận tải cánh quạt nghiêng V-22 "Osprey" của Mỹ, tải trọng chuyên chở khoảng 20-30 tấn, có khả năng vận tải được xe tăng hạng nhẹ.
Osprey phiên bản Trung Quốc có ưu thế đặc biệt trong tiếp tế vì máy bay vận tải cỡ lớn bình thường cần đường băng tương đối dài, còn "Cá voi xanh" có khả năng cất hạ cánh thẳng đứng, không gian cần thiết cho cất hạ cánh tương đối nhỏ, đồng thời có thể cất hạ cánh và vận tải ở môi trường, địa hình phức tạp như đồi núi, hải đảo.
Osprey phiên bản Trung Quốc được đặt tên là "Cá voi xanh"
Sau khi được bàn giao, đưa vào sử dụng, "Cá voi xanh" sẽ đóng vai trò chủ lực trong lực lượng máy bay vận tải Trung Quốc. Nó sẽ chủ yếu đảm nhận nhiệm vụ cứu hộ cứu nạn, tiếp tế, vận tải nhân viên và trang thiết bị hạng nặng.
Tuy nhiên, hiện nay "Cá voi xanh" mới đang trong giai đoạn định hình ý tưởng, mô hình thu nhỏ chứ chưa phát triển đến giai đoạn mô hình thật để nghiệm chứng kỹ thuật nên có thể khẳng định, thời gian để nó được trang bị cho quân đội Trung Quốc còn cần hàng chục năm nữa, nếu mọi chuyện suôn sẻ.
Theo ANTD
Thực hư chuyện chiến hạm Trung Quốc "xuất hiện gần Syria" Theo trang tin Military-informant, ngày 5-9, thủy thủ Nga làm việc trên các chiến hạm hoạt động tại khu vực biển Đỏ, đã nhìn thấy một chiến hạm rất lớn của Trung Quốc mang số hiệu 999, đi qua kênh đào Suez hướng đến biển Đỏ, với tốc độ khoảng 14 hải lý/giờ. Số hiệu 999 thể hiện đây là tàu đổ bộ...