Trung Quốc sẽ thực sự “ra tay” vào tháng sau ở Biển Đông?
Bắc Kinh đang toan tính kĩ càng thời điểm ra tay trong bối cảnh thế giới xao nhãng tập trung với những sự kiện chính trị quan trọng như bầu cử tổng thống Mỹ.
Bãi cạn Scarborough của Philippines được cho sẽ là mục tiêu của Trung Quốc trong tháng tới.
Có vẻ như Trung Quốc sẽ có những động thái mới ở Biển Đông bằng việc bồi lấp trái phép bãi cạn Scarborough nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines. Nhiều nhà quan sát dự đoán thời gian Bắc Kinh thực hiện kế hoạch đầy tham vọng này là đầu tháng 9, sau khi hội nghị thượng định G-20 ở Trung Quốc kết thúc và trước bỏ phiếu bầu tổng thống Mỹ đầu tháng 11.
Tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng ngày 13.8 có bài viết đáng chú ý trong đó “dẫn nguồn tin thân cận” cho biết Bắc Kinh sẽ chưa bồi lấp trái phép bãi Scarborough, ít nhất là sau khi hội nghị G-20 kết thúc.
Lí do đưa ra là bởi hội nghị G-20 sẽ được tổ chức ở Hàng Châu, Trung Quốc vào tháng sau và ổn định khu vực vẫn là chủ đề chính giữa những nhà lãnh đạo thế giới, Trung Quốc sẽ chưa vội ra tay với kế hoạch phi pháp của mình, bài báo viết.
Tác giả Harry Kazianis từ trang tin nổi tiếng National Interest cũng viết: “Tôi cho rằng Trung Quốc muốn cải thiện vị thế siêu cường của mình và nhấn mạnh rằng nước này đủ lớn để các quốc gia khác không nên gây hấn. Trung Quốc sẽ phát ngôn gây sốc nhưng không leo thang quân sự trong thời điểm hiện tại. Phải đợi sau khi G-20 kết thúc, Trung Quốc mới tung đòn quyết định chứ chẳng dại gì mất mặt khi thực hiện hành động bồi lấp trái phép của mình”.
Video đang HOT
Thành Đô 10, một mẫu tiêm kích đa nhiệm vụ của Trung Quốc sản xuất, được cho là sẽ có mặt trái phép ở Biển Đông.
Tính thời điểm theo tác giả Harry là rất quan trọng, đặc biệt khi Mỹ xao nhãng vấn đề Biển Đông để tập trung vào việc tìm người đứng đầu nước Mỹ. Lúc đó, truyền thông thế giới sẽ tập trung vào cuộc chiến Donald Trump – Hillary Clinton thay vì để tâm tới châu Á.
Với hành động điều lượng lớn tàu chiến và máy bay tới bãi cạn Scarborough trong thời gian qua, có thể thấy Trung Quốc đánh động rằng nước này chuẩn bị ra tay mạnh hơn trong tương lai gần.
Chưa kể hành động cử người đại diện Philippines là cựu Tổng thống Fidel Ramos tới Hong Kong để “phá băng”, có thể thấy rằng chính quyền Manila đang chịu sức ép đẩy nhanh đàm phán và đồng ý với một thỏa thuận dựa trên các điều kiện của Trung Quốc.
Theo Danviet
Trung Quốc sẽ "động thủ" ở Scarborough sau hội nghị thượng đỉnh G20
Nhiều khả năng Bắc Kinh sẽ bắt đầu "cải tạo và bồi đắp" bãi cạn Scarborough sau hội nghị thượng đỉnh G20 vào tháng tới ở Hàng Châu, trước cuộc bầu cử Mỹ vào tháng 11-2016.
Các hành vi cải tạo bất hợp pháp của Trung Quốc ở đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam đã bị Không quân Mỹ chụp được hồi tháng 5-2015 - Ảnh: Reuters
Tờ South China Morning Post của Hong Kong ngày 13-8 dẫn một nguồn tin thân cận giấu tên tiết lộ thông tin trên.
"Do hội nghị hượng đỉnh G20 sắp được tổ chức tại Hàng Châu, Chiết Giang vào tháng tới, cộng với việc hòa bình khu vực sẽ là chủ đề thảo luận chính của lãnh đạo các nước lớn, Trung Quốc sẽ kiềm chế không tiến hành việc cải tạo".
Bắc Kinh cũng sẽ tránh bất kỳ hành động khiêu khích nào kể từ thời gian này đến sau hội nghị thượng đỉnh G20, nhất là trong bối cảnh đã có các dấu hiệu mới từ Philippines cho thấy Manila sẵn sàng tìm kiếm phương thức mới giải quyết tranh chấp giữa hai nước trên Biển Đông.
Tuy nhiên, nguồn tin này cảnh báo Trung Quốc có thể sẽ lật lọng và cải tạo bãi cạn Scarborough trước cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào tháng 11.
"Tổng thống Mỹ Barach Obama sẽ cần phải tập trung vào các vấn đề trong nước giai đoạn trước bầu cử và trao lại các di sản trong nhiệm kỳ trước khi rời Nhà Trắng. Điều này có thể khiến ông ấy trở nên bận rộn và không có đủ thời giờ quan tâm đến các vấn đề an ninh khu vực khác".
Bãi cạn Scarborough nằm cách Manila 230km về phía tây, vốn là ngư trường truyền thống của ngư dân Philippines. Năm 2012, Trung Quốc chiếm quyền kiểm soát khu vực này và thường xuyên ngăn cản tàu thuyền Philippines vào bãi cạn.
Việc Trung Quốc có tiến hành bồi đắp bãi cạn Scarborough và biến nó thành đảo nhân tạo một cách bất hợp pháp như các thực thể khác ở quần đảo Trường Sa vốn đã nằm trong những kịch bản dự đoán của giới chuyên gia.
Sau phán quyền của Tòa Trọng tài thường trực quốc tế về vụ kiện Biển Đông giữa Philippines và Trung Quốc ngày 12-7, giới quan sát càng đổ dồn sự chú ý hơn nữa về các phản ứng của Trung Quốc trên Biển Đông, bao gồm cả bãi cạn Scarborough.
Trang tin Free Beacon của Mỹ dẫn nguồn tin từ các quan chức quốc phòng nước này cho hay, trong một vài tuần gần đây, số lượng các tàu hải cảnh, hải giám của Trung Quốc tại Scarborough đã tăng đột biến. Hàng chục tàu công vụ Trung Quốc xuất hiện tại bãi cạn so với chỉ có vài ba tàu trước ngày 12-7.
Cũng theo trang tin này, Bắc Kinh dường như đang có ý định xua thêm hàng trăm tàu cá tới khu vực bãi cạn Scarborough, tương tự điều nước này đã làm trước đó với Nhật Bản trên biển Hoa Đông.
Người phát ngôn không quân Trung Quốc hồi tuần trước đã ngang nhiên thừa nhận rằng Bắc Kinh vừa triển khai máy bay ném bom H-6K và tiêm kích Su-30 tuần tra không phận Biển Đông, bao gồm cả bãi cạn Scarborough.
Trong khi đó, các báo cáo của truyền thông Philippines cho biết ngư dân nước này vẫn bị Trung Quốc quấy rối và ngăn cản vào bãi cạn đánh bắt, trú ẩn.
Theo Tuổi Trẻ
Trung Quốc có thể bồi đắp bãi cạn Scarborough sau hội nghị G20 Bắc Kinh nhiều khả năng sẽ tiến hành bồi đắp tại bãi cạn tranh chấp Scarborough trên Biển Đông sau hội nghị G20 nhưng trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Tàu Trung Quốc ngăn chặn một tàu của Philippines ở Biển Đông. Ảnh: AP "Vì hội nghị G20 được tổ chức tại thành phố Hàng Châu vào tháng tới và hòa bình...