Trung Quốc sẽ ‘thực dân hóa’ nước Nga?
Đó là một lo ngại mà nhà báo “sát thủ” Sergey Dorenko mới đưa ra trên kênh thông tin của mình trên Youtube.
Mới đưa lên Youtube hôm 23/5, đến hôm nay 29/5 clip này đã có gần 53.000 lượt người xem và hiện được dẫn, chia sẻ và bình luận rôm rả trên các diễn đàn của Nga.
Dư luận Nga cũng có đánh giá nhiều chiều về mối quan hệ Nga – Trung bất ngờ nồng ấm lên trong thời gian gần đây.
Phó Chủ tịch Trung Quốc Lý Nguyên Triều và Phó Thủ tướng Nga Arkady Dvorkovich
Sergey Dorenko là một nhà báo khá nổi tiếng, sinh năm 1959. Ông là nhà báo bình luận chính trị, từng dẫn Chương trình “Thời sự” của kênh 1 Nga, sau đó giữ chức Phó Tổng giám đốc kênh này.
Từ năm 2008-2013, ông là Tổng biên tập Đài phát thanh “. Từ năm 2012, Dorenko mở một kênh bình luận cá nhân trên Youtube, thu hút khá nhiều người theo dõi.
Sergey Dorenko có biệt danh là “nhà báo hình sát thủ”-” từ năm 1999, khi ông công bố các tư liệu về Iury Luzhkov (thị trưởng Matxcơva) trong cuộc bầu cử vào Đuma quốc gia Nga : hình quay từ trực thăng các bất động sản của Luzhkov ở ngoại ô Moskva, điều tra xuất xứ bí mật nguồn tiền của ông này.
Cũng trong năm này, trong chương trình cá nhân “Chương trình của Sergey Dorenko” (phát đúng vào lúc 21h, thay thế chương trình Thời sự), nhà báo này đã công bố các thông tin về tình trạng sức khỏe của Evgheny Primakov, ứng cử viên Tổng thống Nga và sau đó ông này đã bị loại khỏi danh sách chạy đua vào chức Tổng thống. Các đồng nghiệp thời đó đã gọi Dorenko là “nhà báo hình sát thủ”.
Trong clip bình luận ” – Trung Quốc thực dân hóa nước Nga, được đưa lên mạng hôm 23/5, ngay sau chuyến thăm Trung Quốc của ông Putin, nhà báo này đã cảnh báo các nguy cơ tiềm ẩn của sự “xâm thực” Trung Hoa qua các hợp đồng ký kết, qua sự hợp tác trong nhiều lĩnh vực như xây dựng đường sắt, nhà ở.
Video đang HOT
Về hợp đồng mua bán khí đốt khổng lồ vừa được ký kết, Dorenko phân tích lý do bất thường khi Trung Quốc có vẻ “phấn khởi” với hợp đồng này.
Nhà báo này chỉ rõ: Trung quốc có thể dễ dàng mua khí đốt của Turmenistan, rẻ hơn 2 lần, và của Iran với giá còn rẻ hơn. Thậm chí có thể mua của Australia. Nhưng họ chỉ mua của Nga, không hề rẻ, mà với “giá bình thường”- .
Giải thích sao đây, khi người Trung Quốc vốn là những kẻ khá “ranh mãnh”- . Nhất định là họ phải “chơi” chúng ta- ông khẳng định.
Thêm nữa, Trung Quốc mua không nhiều, chỉ bằng lượng gas hàng năm bán cho Ukraina. Trung Quốc khổng lồ là vậy, mà chỉ mua tương đương với Ukraina. Họ cần nó làm gì? Có chuyện ranh ma gì ở đây không?
Lượng gas Trung Quốc mua còn ít hơn 5 lần so với nguồn gas Nga bán cho châu Âu và chúng ta vui mừng vì điều này. Trung Quốc còn ràng buộc chúng ta với hợp đồng xây dựng đường ống khí đốt 55 tỷ USD, rồi còn tính toán ràng buộc Siberia nữa…Điều đó hẳn là tốt chứ?
Còn nữa, họ sẽ xây các cảng và nhà cửa cho các thành phố của Nga. Cảng đó là những vị trí chiến lược. Họ sẽ làm nhanh, ngon lành, nhưng tiền thù lao họ sẽ lĩnh bằng quyền được điều hành và vận hàng các cảng này. Thêm nữa, hiện nay họ đang thăm dò để khai thác tài nguyên mỏ của Nga.
“Không có gì đáng sợ sao, khi Trung Quốc “khai khẩn” vùng Viễn Đông của chúng ta? Không có gì đáng sợ sao, khi Trung Quốc biến vùng Viễn Đông của chúng ta thành một chiếc kẹo?
Vâng, và họ dễ dàng biến cả nước Nga chúng ta thành một chiếc kẹo. Họ sẽ làm đường cho chúng ta, xây dựng nhà máy công xưởng, những trung tâm khoa học tuyệt vời cho chúng ta. Điều đó có hay ho gì không? Và bạn đã thấy rùng mình chưa?”- Dorenko nói.
Tiếp theo, Sergey Dorenko phân tích về việc Trung Quốc sẽ thâm nhập thị trường xây dựng của Nga.”Họ sẽ xây dựng các nhà máy xi măng ở đó, xây dựng đâu vào đó, khá nhanh, với giá rất rẻ các khu nhà ở. Người Trung Quốc sẽ xây với giá thành rẻ ít nhất là một nửa so với người Nga. Nhân dân sẽ thích điều đó chứ?”- ông nói.
Sau khi các nhà thầu xây dựng Trung Quốc đã giành được thiện cảm của người dân Nga, các chính trị gia Nga sẽ tìm cách kết thân với họ, như để tranh thủ thiện cảm, sự ủng hộ của dân chúng.
Dorenko cũng cảnh báo nguy cơ thậm chí người Trung Quốc sẽ đứng sau việc bầu ra các tỉnh trưởng và còn ở cấp cao hơn.
“Điều đó tốt chứ, phải không? Hay là bạn vẫn còn rùng mình? Cần phải làm quen dần thôi. Chúc các bạn những điều tốt đẹp”-Dorenko kết luận.
Theo Vietbao
Nga dừng bán tên lửa đẩy RD-180 và cấm cửa các trạm GPS của Mỹ
Ngày 13-5, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin tuyên bố nước này đa quyêt đinh không ban các động cơ tên lửa RD-180 do Nga chế tạo cho My đê sư dung trong bât ky chương trinh quân sự nao cua Lâu Năm Goc, đông thơi châm dưt hoat đông cua toan bô cac tram GPS cua My tai lanh thô Nga.
Tuyên bố trên nhằm đáp tra các biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với lĩnh vực công nghệ cao của Nga va đôi vơi ông cung như cac quan chưc cao câp khac liên quan tới cuộc khủng hoảng chinh tri đang diên ra ở Ukraine.
"Nga se chi săn sang cung câp cac đông cơ tên lưa RD-180 cho My vơi đam bao răng chung se không đươc sư dung đê phuc vu cac lơi ich cua Lâu Năm Goc," ông tuyên bô vơi bao giơi.
Động cơ tên lửa RD-180 do NPO Energomash của Nga xuất khẩu được sử dụng trong tầng thứ nhất của tên lửa Atlas V của Mỹ, để đưa các vê tinh va thiết bị an ninh quốc gia có giá trị của Mỹ lên vu tru.
Môt vu phong tên lưa đây Atlas V
Ông Rogozin con nhấn mạnh rằng, Nga sẽ từ chối một đề nghị của Mỹ và không kéo dài thời gian sử dụng Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) sau năm 2020, đông thơi cho biêt, nươc nay se đinh chi hoat đông cua tât ca cac tram GPS cua My trên lanh thô cua ho tư ngay 1-6.
"Tư ngay 1-6, chung tôi se đinh chi hoat đông cua mang lươi cac tram đinh vi toan câu nay trên lanh thô Nga", ông tuyên bô va cho biêt thêm la theo thoa thuân giưa hai nươc hiên co 11 tram GPS cua My tai 10 vung lanh thô liên bang Nga.
Ông nhân manh răng, hai nươc con thơi gian đên ngay 31-5 đê thao luân vê vân đê đăt cac tram đinh vi GLONASS cua Nga trên lanh thô My, nêu không đat đươc thoa thuân nay thi tât ca 11 tram GPS cua My tai Nga se "châm dưt hoat đông vinh viên" kê tư ngay 1-9.
"Chung tôi se băt đâu tiên hanh cac cuôc đam phan keo dai trong 3 thang. Chung tôi hy vong vao cuôi mua he nay, cac cuôc đam phan se đưa đên môt giai phap se cho phep khôi phuc sư hơp tac giưa hai nươc trên cơ sơ binh đăng va công băng," ông Rogozin noi.
Tuyên bô trên đươc đưa ra chi vai ngay sau khi môt toa an cua My quyêt đinh chấm dứt lệnh cấm tam thơi vê viêc mua cac động cơ tên lửa RD-180 do quan ngai viêc nay co thê vi pham cac lênh câm vân đôi vơi ông Rogozin, do cac đông cơ nay đươc công ty NPO Energomash năm dươi sư điêu hanh cua ông chê tao.
Động cơ tên lửa RD-180
Trước đó, hôm 21-3, các quan chức Lâu Năm Goc cho biết để đáp lại căng thẳng gia tăng với Nga, Lầu Năm Góc đang xem xét lại liệu việc sử dụng các động cơ tên lửa của Nga để phóng vệ tinh quân sự của Mỹ có đặt ra nguy cơ tiềm ân đối với an ninh cua quốc gia nay hay không.
Phát ngôn viên Lâu Năm Goc Maureen Schumann nói: "Theo tình hình hiện nay, Lầu Năm Góc đã chỉ đạo Không quân My tiến hành xem xét bổ sung để đảm bảo hoàn toàn hiểu được các hệ lụy của việc sử dụng động cơ tên lửa RD-180 do Nga sản xuất cho tên lửa Atlas V, trong đó có việc ngừng cung cấp động cơ này."
Tuy nhiên, Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Frank Kendall đã phải lên tiếng thừa nhận răng Washington tạm thời chưa tìm ra cách gì thay thế các động cơ tên lửa do Nga chế tạo đang được sử dụng để phóng các vệ tinh quân sự của mình, vì hiện nay, Mỹ không sản xuất được loại động cơ này.
Theo An ninh thủ đô
Crimea sẽ thành Las Vegas của Nga? Giới chức Nga đang cân nhắc đề xuất mở một khu đánh bạc với các sòng bài và khách sạn tại Crimea, vùng lãnh thổ vừa tách khỏi Ukraine để sáp nhập Nga, hãng Bloomberg đưa tin ngày 26.3. Phó thủ tướng Nga Dmitry Kozak (trái) và Tổng thống Vladimir Putin trong một cuộc họp - Ảnh: Reuters Dẫn các nguồn thạo tin,...