Trung Quốc sẽ thay đổi chính sách ‘không can thiệp’ sau bất ổn tại Kazakhstan?

Theo dõi VGT trên

Bắc Kinh đang báo hiệu một cách tiếp cận can thiệp nhiều hơn để đề phòng mối đe dọa “phá hoại từ bên ngoài” ở Trung Á.

Theo bình luận của nhà báo Salman Rafi Sheikh trên trang Thời báo châu Á (Asia Times) ngày 17/1, với việc Trung Quốc gần đây đề nghị hỗ trợ an ninh chính trị và kinh tế cho Kazakhstan chống lại “các thế lực bên ngoài”, Bắc Kinh dường như không thể duy trì chính sách không can thiệp vào các quốc gia dọc theo Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường ( BRI) mà nước này đang thúc đẩy.

Trung Quốc sẽ thay đổi chính sách không can thiệp sau bất ổn tại Kazakhstan? - Hình 1
Binh sĩ được triển khai trong cuộc bạo loạn ở Kazakhstan ngày 7/1/2022. Ảnh: Reuters

Các cuộc biểu tình và bạo lực gần đây ở Kazakhstan về giá nhiên liệu tăng đã biến một trong những nước láng giềng khác của Trung Quốc trở thành một mớ hỗn loạn, đe dọa sự bất ổn trong khu vực rộng lớn hơn.

Hàng trăm người đã t.hiệt m.ạng trước khi nhà lãnh đạo Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev kêu gọi sự giúp đỡ từ Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO) do Nga đứng đầu để giúp ổn định tình hình. Mặc dù Bắc Kinh không trực tiếp tham gia vào việc triển khai CSTO, nhưng có thể thấy rõ ràng là họ “không thể ngồi một bên xem cuộc cách mạng màu nguy cơ diễn ra ở một quốc gia láng giềng”.

Tuy nhiên, động cơ thúc đẩy của Bắc Kinh không chỉ do sự gần gũi về địa lý của Kazakhstan, mà nước này có ý nghĩa kinh tế quan trọng đối với Trung Quốc. Kazakhstan là nơi trung chuyển ít nhất 20% lượng khí đốt tự nhiên của Trung Quốc.

Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã đầu tư hàng trăm triệu USD vào Kazakhstan trong các lĩnh vực từ kỹ thuật hóa học, nông nghiệp đến cơ sở hạ tầng. Trung Quốc cũng là đối tác xuất khẩu lớn nhất của Kazakhstan. Năm 2020, thương mại song phương trị giá hơn 20 tỷ USD, trong đó Trung Quốc xuất khẩu hàng hóa trị giá 12,59 tỷ USD đến Kazakhstan trong khi nhập khẩu 10,35 tỷ USD.

Với đường biên giới dài 1.770 km giáp khu vực Tân Cương và có vị trí chiến lược giữa Trung Quốc và phương Tây, Kazakhstan là một cầu nối quan trọng cho tham vọng vươn tới châu Âu của BRI. Điều đó khiến Kazakhstan có vai trò đặc biệt gắn với các lợi ích địa chính trị của Trung Quốc, và do đó tình trạng bất ổn ở nước này nhanh chóng khiến Bắc Kinh phải hành động. Khi bạo loạn bùng phát, Trung Quốc cho biết muốn hỗ trợ Kazakhstan chống lại “sự phá hoại từ bên ngoài” thông qua việc tăng cường hợp tác “thực thi pháp luật và an ninh” ngay lập tức. Trao đổi quân sự giữa Trung Quốc và Kazakhstan bắt đầu từ năm 1993 và trong những năm qua chủ yếu tập trung vào chống k.hủng b.ố, trong đó có thông qua Tổ chức Hợp tác Thượng Hải.

Trong cuộc điện đàm gần đây với người đồng cấp Kazakhstan, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị nhấn mạnh “các thế lực bên ngoài” đang tìm cách làm bất ổn trong khu vực, nêu rõ Trung Quốc sẵn sàng “cùng chống lại sự can thiệp và xâm nhập của bất kỳ thế lực bên ngoài nào”.

Video đang HOT

Trong cuộc điện đàm trước đó giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và người đồng cấp Kazakhstan Tokayev, nhà lãnh đạo Trung Quốc kiên quyết phản đối bất kỳ và tất cả các nỗ lực nhằm tạo ra một “cuộc cách mạng màu” – một thuật ngữ mà cả Trung Quốc và Nga thường dùng để chỉ những gì họ coi là phương Tây – đặc biệt là các cuộc nổi dậy do Mỹ tài trợ nhằm mục đích bí mật dựng lên các chính phủ thân phương Tây.

Một số chuyên gia đã chỉ ra “cuộc cách mạng màu” ở Kazakhstan có khả năng gây bất ổn ở khu vực Tân Cương đang phức tạp của Trung Quốc bằng cách cho phép lực lượng ly khai dân tộc Duy Ngô Nhĩ thâm nhập và mở rộng các hoạt động. Các chiến binh Hồi giáo (IS), Phong trào Hồi giáo Đông Turkistan (ETIM) và một loạt các lực lượng thánh chiến xuyên quốc gia khác hiện có mặt ở Afghanistan đang tìm cách mở rộng cuộc thánh chiến của họ sang Trung Á.

Một bài xã luận đăng trên tờ Hoàn cầu Thời báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, gần đây đã lập luận ủng hộ vai trò tích cực của Trung Quốc trong việc quản lý ổn định khu vực và bảo vệ lợi ích kinh tế của nước này ở Trung Á. Hoàn cầu Thời báo cho rằng “điều quan trọng là Trung Quốc không chỉ cung cấp cho Kazakhstan sự hỗ trợ cần thiết để giúp nước này khôi phục trật tự mà còn tận dụng cơ hội này để tích cực điều phối các vấn đề an ninh và ổn định với các nước láng giềng”.

Theo nhà báo Salman Rafi Sheikh, vấn đề trên, được nêu ra cả chính thức và thông qua phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc, báo hiệu sự chuyển hướng từ không can thiệp sang can thiệp công khai hơn. Chính sách không can thiệp cho đến nay vẫn là trụ cột trong quan hệ quốc tế của Trung Quốc thời hậu Mao Trạch Đông.

Cho dù Trung Quốc từ bỏ chính sách không can thiệp, cuộc khủng hoảng Kazakhstan cho thấy Bắc Kinh sẵn sàng tích cực hỗ trợ các đồng minh của mình chống lại “những can thiệp từ bên ngoài”.

Sự thay đổi rõ ràng này không chỉ được thúc đẩy bởi sự cạnh tranh ngày càng tăng với Mỹ, điều mà Bắc Kinh cho rằng đang muốn gây rắc rối ở ngoại vi của họ, mà còn bởi BRI, vốn đã phát triển từ một liên doanh kinh tế và thương mại thuần túy sang cả lĩnh vực quân sự để bảo vệ các lợi ích địa chính trị quan trọng dọc theo BRI. Với việc BRI mở rộng sang châu Á, châu Phi, châu Mỹ Latinh và vùng Caribe, điều đó đang dần diễn ra trên toàn thế giới. Trong khi Bắc Kinh đã có căn cứ quân sự ở Djibouti, các quan chức Mỹ gần đây tuyên bố rằng Trung Quốc cũng đang tìm cách xây dựng một căn cứ quân sự khác trên bờ biển Đại Tây Dương của châu Phi ở Guinea Xích đạo giàu dầu mỏ, nơi nước này là nhà tài trợ lớn.

Nhưng khi Bắc Kinh cảm nhận được “các thế lực bên ngoài” đang kích động gây mất ổn định các khu vực dọc theo biên giới của họ gần Tân Cương, nơi mà bốn trong số bảy tuyến đường của Con đường Tơ lụa sẽ đi qua, bước tiếp theo sau khi từ bỏ chính sách không can thiệp rất có thể được khởi động trên thực địa ở Trung Á.

Cách tiếp cận của Nga và Trung Quốc trước bất ổn ở Kazakhstan

Trong khi cả hai quốc gia đều cạnh tranh để giành ảnh hưởng ở Kazakhstan, họ cùng quan điểm khi phản đối một cuộc cách mạng màu ở Astana.

Theo kênh truyền hình TRT World (Thổ Nhĩ Kỳ) mới đây, Kazakhstan là quốc gia giàu nhất Trung Á với trữ lượng khí đốt và dầu mỏ khổng lồ, nhưng nước này cũng nằm trong khu vực chiến lược giữa Nga và Trung Quốc. Tất cả những điều này khiến nó trở thành một quốc gia quan trọng đối với cả Bắc Kinh và Moskva.

Cách tiếp cận của Nga và Trung Quốc trước bất ổn ở Kazakhstan - Hình 1
Kazakhstan triển khai binh sĩ trên đường phố sau khi các cuộc biểu tình biến thành bạo động. Ảnh: Reuters

Trong khi Nga và Trung Quốc hợp tác trong một số vấn đề chống lại áp lực chính trị ngày càng tăng của phương Tây, họ cũng cảnh giác về việc đối phương gây ảnh hưởng quá mức đối với các quốc gia như Kazakhstan.

Phản đối "Cách mạng màu"

Cả hai nước đồng quan điểm về một số vấn đề, trong đó có việc ngăn chặn một cuộc cách mạng màu nổ ra ở quốc gia quan trọng nhất của Trung Á. Các cuộc cách mạng màu ở Ukraine và Gruzia, vốn là các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ cũng giống như Kazakhstan, đã lật đổ các nhà lãnh đạo ủng hộ Nga, thành lập các chính phủ thân phương Tây.

Do đó, Nga rất quan tâm đến việc thay đổi chế độ ngày càng nhiều ở các vùng lãnh thổ thuộc Liên Xô cũ. "Các biện pháp mà CSTO (Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể) thực hiện đã nói rõ rằng chúng tôi sẽ không để bất kỳ ai làm mất ổn định tình hình và thực hiện cái gọi là các kịch bản cách mạng màu", Tổng thống Nga Vladimir Putin nói, phản ứng trước tình hình bất ổn ở Kazakhstan.

Nga đã cử lực lượng quân sự của mình thuộc CSTO, một liên minh an ninh do Moskva đứng đầu, hiện đang dưới quyền chỉ huy của Armenia, đến Kazakhstan để giúp Tổng thống Kassym-Jomart Tokayev dẹp loạn.

Trung Quốc, quốc gia gần đây cảnh giác với các yêu cầu ủng hộ dân chủ của Hồng Kông, cũng chống lại các cuộc cách mạng tương tự. "Trung Quốc phản đối bất kỳ lực lượng nước ngoài nào âm mưu tiến hành cách mạng màu ở Kazakhstan", truyền thông nhà nước dẫn lời Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói với Tổng thống Kazakhstan Tokayev.

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc, Nga và Kazakhstan đều cho rằng cuộc nổi dậy được tổ chức bên ngoài, ám chỉ liên minh phương Tây hậu thuẫn. Ông Putin nói: "Đó là vì các thế lực phá hoại bên trong và bên ngoài đã lợi dụng tình hình", đề cập đến sự tức giận của dân chúng liên quan đến việc tăng giá 100% khí hóa lỏng (LPG) của Chính phủ Kazakhstan. Cả Nga và Trung Quốc cũng thận trọng theo dõi các diễn biến phong trào dân tộc chủ nghĩa của người Thổ Nhĩ Kỳ bởi vì Trung Quốc và Nga có dân số đáng kể người Thổ Nhĩ Kỳ ở Trung Á, bao gồm cả Kazakhstan.

Lợi ích của Nga

Kazakhstan là rất quan trọng đối với Nga vì cả lý do lịch sử và chính trị. Cuộc nổi dậy Trung Á đầu tiên chống lại Đế quốc Nga bắt đầu ở Kazakhstan ngày nay dưới sự chiếm đóng của Nga vào năm 1916. Cuộc nổi dậy sau đó đã truyền cảm hứng cho phong trào Basmachi, phong trào tìm cách thiết lập một chính thể người Thổ Nhĩ Kỳ độc lập trên khắp Trung Á vào những năm 1920. Cả hai cuộc nổi dậy đều thất bại.

Ngoài lịch sử, quốc gia Trung Á này cũng rất quan trọng đối với Moskva do có nhiều người gốc Nga, chủ yếu tập trung ở phía Bắc Kazakhstan. Dưới thời cựu Tổng thống Nursultan Nazarbayev, giới lãnh đạo Kazakhstan theo đuổi chính sách dân tộc chủ nghĩa nhằm tăng dân số Kazakhstan.

Chính sách của ông Nazarbayev dường như đã thành công khi dân số Kazakhstan đạt mức cao nhất 68% vào năm 2020 so với dân số Nga là khoảng 19%. Mặc dù người Nga vẫn còn đáng kể ở Kazakhstan, nhưng không thể so sánh với số lượng thời Liên Xô cũ. Năm 1970, với chính sách trao đổi dân số giữa các nước cộng hòa khác nhau trong Liên bang Xô viết, người Kazakhstan không còn chiếm đa số ở Kazakhstan. Trong khi dân số Nga ở mức 43%, người Kazakhstan chỉ chiếm 32% ở Kazakhstan vào 5 thập kỷ trước.

Trong khi cả cựu Tổng thống Nazarbayev và ông Tokayev tiếp tục ủng hộ Nga về đối ngoại, thì Moskva dường như bắt đầu cảnh giác với sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc Kazakhstan. Một số nhà phân tích Nga cũng cho rằng chủ nghĩa dân tộc Kazakhstan có thể đứng sau các cuộc biểu tình bạo lực. "Nếu tình hình ở Kazakhstan thay đổi và những người theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan lên nắm quyền, chính sách về Nga cũng sẽ thay đổi", Andrey Kortunov, Tổng giám đốc Hội đồng Các vấn đề Quốc tế Nga, một tổ chức tư vấn có trụ sở tại Moskva, cảnh báo.

Lợi ích của Trung Quốc

Trung Quốc cũng có rất nhiều lợi ích ở Kazakhstan, nhưng Bắc Kinh hành xử khác với Nga, sử dụng các công cụ quyền lực mềm để tạo ảnh hưởng của mình đối với Kazakhstan.

Trước hết, Kazakhstan nằm trên tuyến đường của Sáng kiến Vành đai và Con đường đầy tham vọng của Trung Quốc. Do đó, bất kỳ sự bất ổn nào ở Kazakhstan sẽ làm gia tăng lo ngại của Bắc Kinh về an ninh của tuyến đường xuyên Trung Á.

Thứ hai, Trung Quốc có các hoạt động khai thác bitcoin mạnh ở Kazakhstan. Các hoạt động bitcoin lớn của Trung Quốc đôi khi gây ra nhiều căng thẳng liên quan đến việc cung cấp điện ở Kazakhstan, dẫn đến mất điện và khiến người dân địa phương phẫn nộ trong nhiều ngày trước khi diễn ra các cuộc biểu tình. Theo các chuyên gia, với việc giá LPG tăng, sự tức giận bắt nguồn từ điện đó đã trở thành những cuộc biểu tình lớn.

Thứ ba, Trung Quốc không muốn thể hiện bất kỳ hình thức quyết đoán sắc tộc nào trên khắp các vùng lãnh thổ rộng lớn của mình, vì lo ngại rằng tình hình bất ổn ở Kazakhstan có thể khuyến khích một số người Duy Ngô Nhĩ của Trung Quốc nổi dậy. "Liệu các tổ chức k.hủng b.ố như Phong trào Hồi giáo Đông Turkestan có được khuyến khích bởi cuộc bạo loạn Kazakhstan không? Tình hình thực sự không thể đoán trước được", Pan Guang, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Tổ chức Hợp tác Thượng Hải tại Học viện Khoa học Xã hội Thượng Hải, bình luận.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Chuyên gia Đức ước tính thiệt hại kinh tế của Nga mỗi ngày do xung đột với Ukraine
18:09:00 17/09/2024
Châu Âu dồn lực đối phó với đợt mưa lũ "trăm năm có một"
06:20:29 18/09/2024
Canada hạn chế sinh viên và người lao động nước ngoài
08:47:00 19/09/2024
Bầu cử Mỹ: Bà Harris chưa đẩy lùi được lợi thế về điều hành kinh tế của ông Trump
08:01:37 18/09/2024
Tình hình mưa lũ diễn biến phức tạp ở Campuchia
20:19:18 18/09/2024
Le Figaro: Phương Tây đang xem xét lại lập trường về xung đột Ukraine
21:01:54 18/09/2024
Công ty sản xuất máy nhắn tin đưa phản hồi bất ngờ sau vụ nổ hàng loạt tại Liban
14:52:50 18/09/2024
Fed mạnh tay trong lần giảm lãi suất lần đầu tiên sau hơn 4 năm
06:00:03 19/09/2024

Tin đang nóng

Bà Nguyễn Phương Hằng được giảm án và ra tù vào hôm nay
09:24:13 19/09/2024
Thu giữ 97 miếng vàng, bộ sưu tập 13 đồng hồ, 134 sổ tiết kiệm của cựu bí thư Bến Tre Lê Đức Thọ
12:43:16 19/09/2024
Sao Hoa ngữ 19/9: Huỳnh Hiểu Minh tái hôn, Đường Yên đọ sắc Song Hye Kyo
10:33:04 19/09/2024
Lần đầu tiên Bi Rain khoe ảnh với Kim Tae Hee lên trang cá nhân sau 7 năm kết hôn
12:28:48 19/09/2024
Nhan sắc giả dối của Triệu Lộ Tư
13:02:48 19/09/2024
Bão số 4 đổ bộ vào Quảng Bình - Quảng Trị chiều nay, mưa rất lớn ở 4 tỉnh
12:30:34 19/09/2024
Mỹ nam đẹp đến mức khiến vợ thành kẻ thù số 1 của cả đất nước
12:58:30 19/09/2024
Đạt G và Cindy Lư kết hôn?
11:53:20 19/09/2024

Tin mới nhất

Đơn vị chiến tranh mạng tối mật của Israel

14:28:41 19/09/2024
Năm 2014, một nhóm gồm 43 quân nhân dự bị đã công bố một bức thư ngỏ lên án sự giám sát phi đạo đức của 8200 đối với những người Palestine không tham gia vào bạo lực.

Cộng đồng người Việt tại Cuba hướng về Tổ quốc

14:26:25 19/09/2024
Người Việt Nam ở mọi miền Tổ quốc cũng như kiều bào ở nước ngoài những ngày này đều đau đáu hướng về quê hương.

Vụ nổ máy bộ đàm ở Liban: Số lượng ít nhưng có tính sát thương lớn hơn

14:24:14 19/09/2024
Một quan chức Mỹ nói với tờ Axios rằng Mossad đã lên kế hoạch cho nổ tung các máy nhắn tin trong trường hợp xảy ra chiến tranh tổng lực với Hezbollah, nhưng quyết định cho nổ chúng sớm đề phòng Hezbollah phát hiện ra chất nổ.

Quốc hội Pháp chấp nhận khởi động thủ tục luận tội Tổng thống

10:59:49 19/09/2024
Theo truyền thông Pháp, nếu nghị quyết này được đưa vào chương trình nghị sự của Quốc hội, đây sẽ là lần đầu tiên trong lịch sử nền Cộng hòa thứ năm, Quốc hội thảo luận về việc bãi nhiệm nguyên thủ quốc gia.

Tuyên bố tấn công đáp trả Israel, Hezbollah sở hữu những loại vũ khí gì?

10:55:38 19/09/2024
Ngoài ra, Hezbollah được cho là đã sở hữu các loại rocket do Iran cung cấp như Raad (Thần sấm), Fajr (Bình minh) và Zilzal (Động đất) với sức công phá và tầm b.ắn mạnh hơn rocket Katyusha.

Ấn Độ sẽ tổ chức đồng thời cuộc bầu cử Hội đồng bang và Quốc hội

10:41:48 19/09/2024
Hội đồng này cũng cho biết mức tăng trưởng GDP thực tế cao hơn khi các cuộc bỏ phiếu được tổ chức đồng thời. Khuyến nghị sẽ cần được Quốc hội Ấn Độ thông qua.

Jordan: Chính phủ của Thủ tướng Jafar Hassan tuyên thệ nhậm chức

10:37:00 19/09/2024
Theo các quan chức và chính trị gia Jordan, chính phủ mới do Thủ tướng Jafar Hassan đứng đầu có nhiệm vụ đẩy nhanh tiến trình cải cách do Quỹ T.iền tệ Quốc tế (IMF) hậu thuẫn và thông qua các kế hoạch hiện đại hóa chính trị và kinh tế.

Máy nhắn tin là gì và bị kích nổ hàng loạt ở Lebanon như thế nào?

10:32:03 19/09/2024
Vụ nổ máy nhắn tin xảy ra vào thời điểm gia tăng lo ngại về căng thẳng giữa Israel và Hezbollah, hai bên đã tham gia vào cuộc chiến tranh xuyên biên giới kể từ khi xung đột ở Gaza nổ ra vào tháng 10 năm ngoái.

Phần Lan kêu gọi mở rộng Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc

10:29:49 19/09/2024
Tổng thống Stubb cho biết ông muốn góp thêm tiếng nói vào việc kêu gọi cải cách Hội đồng Bảo an trong phiên họp của Đại hội đồng Liên hợp quốc tại New York vào tuần tới.

Ukraine sửa đổi ngân sách để tăng chi tiêu quốc phòng

10:27:09 19/09/2024
Các quan chức cho biết, những thay đổi về thuế dự kiến sẽ mang lại khoảng 58 tỷ hryvnia cho ngân sách trong năm nay và khoảng 137 tỷ vào năm tới.

Chuyến thăm Trung Đông 'nặng gánh' của Ngoại trưởng Mỹ

10:25:05 19/09/2024
Xung đột ở Gaza đã khiến Mỹ và các đối tác khu vực đã phải đau đầu tìm kiếm giải pháp dập tắt xung đột. Cộng thêm vụ nổ máy nhắn tin, chuyến thăm Trung Đông lần này của Ngoại trưởng Mỹ sẽ càng thêm nặng gánh.

Truy nguồn gốc các máy nhắn tin phát nổ hàng loạt tại Lebanon

10:23:10 19/09/2024
Ngay cả với các thiết bị hoặc máy quét". Khi một tin nhắn được mã hóa được gửi tới, 3.000 máy nhắn tin đã phát nổ, đồng thời kích hoạt chất nổ.

Có thể bạn quan tâm

Sao Kim b.ắn tim Sao Hỏa - Tập 23: Thương có tình ý với Hào

Phim việt

14:59:42 19/09/2024
Từ ngày làm shipper riêng cho Thương, lần nào qua nhà, Hào cũng được Thương mời ở lại ăn cơm như người trong nhà.

Hiện tượng lạ của chú chó bị lạc trong lũ lụt khi gặp được chủ khiến hàng triệu người tò mò

Netizen

14:53:17 19/09/2024
Mới đây, trên mạng xã hội TikTok chia sẻ nhiều clip ghi lại khoảnh khắc xúc động của một chú chó được chủ đến đón về sau nhiều ngày bị thất lạc do bão.

Long Vũ: Chải là cơ hội quá lớn với tôi

Hậu trường phim

14:49:28 19/09/2024
Chải của Đi giữa trời rực rỡ do diễn viên Long Vũ thủ vai, đã nhận được sự yêu mến về diễn xuất của đông đảo khán giả.

Bóc trần sự tàn khốc phía sau vẻ hào nhoáng của tập đoàn giải trí số 1 Hàn Quốc

Nhạc quốc tế

14:33:57 19/09/2024
Sở hữu những nhóm nhạc hàng đầu thị trường, nhưng HYBE lại đang phí hoài mọi thứ, huỷ hoại Kpop vì những sách lược sai lầm.

Lá tía tô có tác dụng gì với da mặt?

Làm đẹp

14:15:26 19/09/2024
Lá tía tô cũng có thể chữa lành làn da của bạn từ trong ra ngoài. Tía tô có tác dụng làm khô da vì vậy bạn có thể đưa tía tô vào quy trình chăm sóc da của mình nếu bạn thuộc loại da dầu.

Cứu kịp thời bé 19 tháng t.uổi uống nhầm dầu thắp hương

Sức khỏe

14:10:51 19/09/2024
Gia đình nhanh chóng đưa bé vào Bệnh viện Đa khoa huyện Diễn Châu thăm khám và được chuyển tuyến lên Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An để điều trị.

Cát xê không ngờ của Quyền Linh

Sao việt

14:08:45 19/09/2024
Hoạt động trong showbiz Việt hàng chục năm nay, MC Quyền Linh đã sở hữu thu nhập khủng, có những tài sản giá trị.