Trung Quốc sẽ tăng cường điều chỉnh chính sách tiề.n tệ
Theo Tân Hoa Xã ngày 12/11, Thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc ( PBoC tức ngân hàng trung ương) Phan Công Thắng, cho biết Trung Quốc sẽ tăng cường điều chỉnh chính sách tiề.n tệ nghịch chu kỳ, tạo ra một môi trường tài chính, tiề.n tệ tốt cho tăng trưởng kinh tế ổn định và phát triển chất lượng cao.
Nhân viên ngân hàng kiểm đếm đồng Nhân dân tệ tại thành phố Liên Vân Cảng, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. Ảnh: THX/TTXVN
Thông tin này được ông Phan Công Thắng đưa ra vào tuần trước khi trình bày báo cáo công tác tài chính tại kỳ họp thứ 12 của Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc (Nhân đại) Trung Quốc khóa 14 để xem xét.
Ông Phan Công Thắng cho biết cần duy trì thanh khoản đầy đủ, mức hợp lý, giảm chi phí tài chính cho doanh nghiệp và hộ gia đình, đồng thời tiếp tục sử dụng đúng các công cụ chính sách tiề.n tệ mang tính cơ cấu để tăng cường hỗ trợ cho các chiến lược lớn, các lĩnh vực trọng điểm và các khâu yếu.
Ông nêu rõ các nỗ lực sẽ được thực hiện để đảm bảo sự phối hợp đồng bộ giữa chính sách tiề.n tệ và tài chính với chính sách tài khóa, công nghiệp và việc làm, đồng thời nhấn mạnh rằng Trung Quốc sẽ kiên quyết đề phòng rủi ro tỷ giá hối đoái đi quá xa và giữ tỷ giá hối đoái của đồng nhân dân tệ về cơ bản ổn định ở mức cân bằng, thích hợp.
Theo ông Phan Công Thắng, Trung Quốc sẽ tăng cường toàn diện các quy định và giám sát tài chính bằng cách thực hiện nghiêm túc việc tiếp cận thị trường và giám sát bên ngoài các tổ chức tài chính, đồng thời đẩy mạnh phối hợp giữa việc giám sát tài chính trung ương và địa phương để tăng cường bảo vệ quyền và lợi ích của người tiêu dùng tài chính và nhà đầu tư.
Ông cho biết thêm Trung Quốc sẽ tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệu quả của các dịch vụ tài chính bằng cách khuyến khích và hướng dẫn các tổ chức tài chính tối ưu hóa cơ cấu tín dụng và thông qua tăng cường hỗ trợ tài chính cho lực lượng sản xuất chất lượng mới.
Ngoài ra, Trung Quốc cũng sẽ tiếp tục đi sâu cải cách và mở cửa tài chính bằng cách hỗ trợ các ngân hàng thương mại lớn bổ sung vốn, mở rộng kênh cho các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào thị trường vốn Trung Quốc, thận trọng thúc đẩy quốc tế hóa đồng nhân dân tệ và thúc đẩy sự phát triển của Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc) và Thượng Hải như các trung tâm tài chính quốc tế.
Ông Phan Công Thắng còn cho biết, nước này sẽ nỗ lực phòng ngừa và hóa giải các rủi ro tài chính một cách tích cực và thận trọng để duy trì ổn định tổng thể của hệ thống tài chính.
PBoC nghiên cứu các chính sách mới để thúc đẩy kinh tế
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC, ngân hàng trung ương) ngày 29/8 cho biết sẽ duy trì lập trường chính sách tiề.n tệ hỗ trợ và nghiên cứu các biện pháp chính sách mới để hỗ trợ và củng cố động lực phục hồi kinh tế tích cực.
Đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc. Ảnh: AFP/TTXVN
Thống đốc PBoC, ông Phan Công Thắng cho biết ngân hàng sẽ tăng cường hỗ trợ tài chính cho nền kinh tế thực và đẩy mạnh các điều chỉnh phản chu kỳ.
Ông đưa ra bình luận này trong một hội thảo chuyên đề vào ngày 26/8 với các chuyên gia kinh tế và quản lý từ các công ty tài chính.
Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã có khởi đầu không đồng đều trong nửa cuối năm, với sự sụt giảm của thị trường bất động sản cùng các chỉ số xuất khẩu, giá cả được công bố vào đầu tháng này đều ảm đạm.
Đáng chú ý, hoạt động cho vay của ngân hàng giảm mạnh hơn dự kiến vào tháng Bảy và xuống mức thấp nhất trong gần 15 năm bởi nhu cầu tín dụng yếu. Diễn biến này đã làm gia tăng kỳ vọng rằng ngân hàng trung ương Trung Quốc có thể đưa ra nhiều biện pháp nới lỏng hơn nữa để hỗ trợ nền kinh tế.
Trước đó, Trung Quốc đã khiến thị trường bất ngờ khi cắt giảm lãi suất ngắn hạn và dài hạn lớn vào tháng Bảy, động thái đầu tiên như vậy trong gần một năm và báo hiệu ý định của các nhà hoạch định chính sách nhằm củng cố đà tăng trưởng kinh tế.
Sau đó, Trung Quốc đã giữ nguyên lãi suất cho vay chuẩn ở mức cố định hàng tháng vào ngày 20/8, phù hợp với kỳ vọng của thị trường. Theo đó, lãi suất cho vay cơ bản (LPR) kỳ hạn 1 năm được giữ nguyên ở mức 3,35%. LPR kỳ hạn 5 năm cũng không đổi ở mức 3,85%.
Trong một cuộc khảo sát của Reuters với 37 người tham gia thị trường, tất cả những người được hỏi đều dự kiến cả hai mức lãi suất trên sẽ không đổi.
Hầu hết các khoản vay mới và chưa thanh toán ở Trung Quốc đều dựa trên LPR kỳ hạn 1 năm, trong khi lãi suất 5 năm ảnh hưởng đến chi phí thế chấp.
Hoạt động cho vay của các ngân hàng Trung Quốc đã giảm mạnh hơn dự kiến vào tháng trước và xuống mức thấp nhất trong gần 15 năm. Diễn biến này chủ yếu do nhu cầu tín dụng yếu và các yếu tố theo mùa, đồng thời làm tăng kỳ vọng rằng ngân hàng trung ương có thể đưa ra nhiều bước nới lỏng chính sách tiề.n tệ hơn.
Các nhà kinh tế tại ngân hàng Goldman Sachs nhận định chính sách tài khóa mở rộng cùng với các biện pháp hỗ trợ khác (bao gồm tiếp tục nới lỏng chính sách tiề.n tệ) là cần thiết để ngăn chặn nhu cầu trong nước suy yếu hơn nữa và đảm bảo tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thực duy trì ở mức gần 5% trong nửa cuối năm nay.
Goldman Sachs cũng dự báo Trung Quốc sẽ cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc (RRR) thêm 25 điểm cơ bản trong quý III/2024, tiếp theo là cắt giảm lãi suất chính sách 10 điểm cơ bản nữa vào quý IV năm nay.
Trong khi đó, theo số liệu của Cục Thống kê Trung Quốc (NBS), kinh tế nước này cho thấy động lực tăng trưởng mạnh hơn trong tháng 7/2024, dù đối mặt với những rủi ro, khi các chính sách hỗ trợ tăng trưởng được đẩy mạnh.
Trong tháng trước, một loạt số liệu kinh tế chủ chốt vẫn tăng ổn định, với sản xuất và nhu cầu khởi sắc, việc làm ổn định và các động lực tăng trưởng mới đang hình thành.
Người phát ngôn của NBS, Liu Aihua, cho rằng nền kinh tế nhìn chung ổn định và sự phát triển chất lượng cao đạt tiến triển vững chắc. Tuy nhiên, bà nói thêm rằng những sức ép bên ngoài, việc thiếu nhu cầu thực tế và những tác động trong ngắn hạn do sự chuyển đổi giữa động lực tăng trưởng cũ và mới đưa đến những thách thức cho sự phục hồi kinh tế bền vững. Bà tin rằng kinh tế Trung Quốc vẫn có những điều kiện thuận lợi để có thể duy trì đà phục hồi và tăng trưởng, dù có những rủi ro và thách thức.
Doanh số bán lẻ, số liệu chủ chốt về tiêu dùng, tăng trưởng ấn tượng trong tháng 7/2024, cho thấy sự phục hồi nhu cầu trong nước khi sự hỗ trợ chính sách có mục tiêu được thực hiện.
Trong tháng 7/2024, doanh số bán lẻ hàng tiêu dùng tăng 2,7% so với cùng kỳ năm ngoái, lên gần 3.780 tỷ nhân dân tệ (528,82 tỷ USD), sau khi tăng 2% trong tháng 6/2024.
Tiêu dùng trong lĩnh vực dịch vụ nổi trội với doanh số bán lẻ tăng 7,2% trong 7 tháng (1-7/2024), nhờ hoạt động đi lại trong kỳ nghỉ mùa Hè, kéo theo nhu cầu với các dịch vụ liên quan đến giao thông, du lịch cũng như các hoạt động văn hóa và thể thao. Lượng hành khách trong 7 tháng tính từ đầu năm phá kỷ lục.
Cũng trong tháng 7/2024, giá tiêu dùng tại Trung Quốc tăng nhanh hơn dự kiến, còn giá của nhà sản xuất vẫn tiếp tục giảm, khi nước này tăng cường hỗ trợ lĩnh vực tiêu dùng hiện đang yếu .
Theo NBS, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của nước này trong tháng 7/2024 tăng 0,5% so với cùng kỳ năm ngoái, sau khi tăng 0,2% trong tháng 6/2024, trong khi các nhà kinh tế tham gia một khảo sát của Reuters dự báo tăng 0,3%.
Lạm phát lõi, không bao gồm giá thực phẩm và nhiên liệu dễ biến động, ở mức 0,4% trong tháng 7/2024, giảm so với mức 0,6% trong tháng 6/2024. So với tháng trước, CPI tăng 0,5% trong tháng 7/2024, so với mức giảm 0,2% trong tháng 6/2024 và mức tăng dự báo 0,3%.
Nhà thống kê của NBS, Dong Lijuan, cho biết thời tiết nóng và mưa rào ở một số khu vực trong tháng trước đã làm tăng giá thực phẩm, góp phần khiến CPI so với tháng trước tăng trở lại.
Trong khi đó, chỉ số giá của nhà sản xuất giảm 0,8% trong tháng 7/2024, không đổi so với tháng trước đó, trong khi được dự báo giảm 0,9%.
Số liệu lạm phát được công bố sau khi hoạt động chế tạo giảm sút, gây lo ngại về triển vọng xuất khẩu trong thời điểm nhu cầu trong nước thấp.
Nhu cầu trong nước yếu là vấn đề lớn đối với nền kinh tế Trung Quốc, trong khi hy vọng về sự phục hồi của nền kinh tế dựa vào xuất khẩu vấp phải trở ngại do căng thẳng thương mại với phương Tây gia tăng, thuế đán.h vào hàng hóa của Trung Quốc và lo ngại về nguy cơ suy thoái của kinh tế Mỹ.
Người tiêu dùng không hưởng ứng các sáng kiến nhằm hồi phục tiêu dùng, khi các vấn đề của thị trường bất động sản kéo dài, việc làm không đảm bảo và nợ của các chính quyền địa phương khiến họ thận trọng trong việc mua những hàng hóa giá trị lớn.
Trung Quốc đẩy mạnh thực hiện chính sách tiề.n tệ hiện hành Ngày 28/12, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) quyết định sẽ đẩy mạnh thực hiện chính sách tiề.n tệ theo kế hoạch đã đặt ra. Đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc. Ảnh: AFP/TTXVN Cụ thể, PBOC sẽ tiếp tục thực hiện các chính sách để duy trì thanh khoản hợp lý và đầy đủ, định hướng tăng trưởng tín dụng phù...