Trung Quốc trở thành nhà thu hồi nợ lớn nhất thế giới
Theo một báo cáo mới, Trung Quốc đã trở thành quốc gia thu hồi nợ lớn nhất thế giới khi số tiền các nước đang phát triển nợ họ đã tăng lên khoảng từ 1,1 nghìn tỷ USD – 1,5 nghìn tỷ USD.
Đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc. Ảnh: AFP/TTXVN
Tờ Guardian (Anh) đưa tin, kể từ năm 2017, Trung Quốc giữ vị trí chủ nợ song phương lớn nhất thế giới. Các ngân hàng phát triển của nước này đã cấp gần 500 tỷ USD trong giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2021. Một số khoản này có trước sáng kiến Vành đai, Con đường (BRI).
Một báo cáo mới của các nhà nghiên cứu tại phòng thí nghiệm nghiên cứu AidData thuộc Đại học William & Mary (Mỹ) cho thấy Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, hiện đang đảm nhận vai trò nhà thu hồi nợ quốc tế kiêm nhà tài trợ song phương cho các dự án cơ sở hạ tầng lớn.
Video đang HOT
Các nhà nghiên cứu của AidData phân tích 20.985 dự án ở 165 quốc gia có thu nhập thấp và trung bình đã nhận tài trợ và khoản vay trị giá 1,34 nghìn tỷ USD trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2021.
Khoản vay từ các ngân hàng Trung Quốc đã giúp xây dựng đường sắt ở Kenya, các nhà máy điện ở Campuchia, cùng hàng nghìn dự án khác. Các nhà nghiên cứu nhận thấy khi Trung Quốc tăng các khoản vay, số lượng dự án bị đình chỉ hoặc hủy bỏ cũng tăng. Với tỷ lệ cho vay cao dành cho các quốc gia đang hoặc có nguy cơ gặp khó khăn về tài chính, Bắc Kinh ngày càng lo lắng về nguy cơ vỡ nợ.
Một tuyến đường sắt tại Kenya xây dựng bằng tiền từ các ngân hàng Trung Quốc. Ảnh: Reuters
Vào tháng 6, Zambia đã đạt được thỏa thuận lịch sử nhằm cơ cấu lại khoản nợ 6,3 tỷ USD, 2/3 trong số đó là nợ Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc. Để giảm thiểu rủi ro vỡ nợ trong tương lai, các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc đã đưa ra một số biện pháp, bao gồm giảm các khoản vay cho dự án cơ sở hạ tầng đồng thời tăng cường cho vay khẩn cấp. Năm 2015, dự án cơ sở hạ tầng chiếm hơn 60% danh mục cho vay của Trung Quốc. Đến năm 2021, tỷ lệ này chỉ còn hơn 30%, trong đó cho vay khẩn cấp chiếm gần 60%.
Các nhà kinh tế học ước tính rằng khoản vay chính phủ Trung Quốc dành cho các nước thu nhập thấp thường có lãi suất 2%. Trong khi đó, các khoản vay ưu đãi của Ngân hàng Thế giới (WB) thường có lãi suất 1,54%.
Một biện pháp khác Trung Quốc áp dụng để giảm thiểu rủi ro là tăng hình phạt đối với trả nợ trễ. Các nhà nghiên cứu của AidData nhận thấy rằng giữa những năm đầu của BRI (2014-2017) và giai đoạn sau (2018-2021), Trung Quốc đã tăng lãi suất phạt tối đa đối với việc trả nợ trễ từ 3% lên thành 8,7%.
Giám đốc điều hành của AidData – ông Bradley Parks nhận định: “Trung Quốc sẽ không đứng nhìn sáng kiến cơ sở hạ tầng toàn cầu chủ chốt của nước này tan tành. Bắc Kinh hiện đang trong ‘nhiệm vụ giải cứu’ để tối thiểu gánh nặng nợ và chính phủ Trung Quốc cũng đang có chiến lược dài hạn. Nước này đang đặt ra một bộ bảo vệ hoàn nợ được thiết kế để phòng vệ trong tương lai cho Sáng kiến Vành đai, Con đường”.
Trung Quốc thúc đẩy sử dụng đồng NDT tại Myanmar
Ngân hàng Công Thương Trung Quốc (ICBC) chi nhánh ở Yangon, Myanmar đã tham gia Hệ thống thanh toán liên ngân hàng xuyên biên giới (CIPS) để thúc đẩy hơn nữa việc sử dụng đồng nhân dân tệ cho các giao dịch xuyên biên giới ở Myanmar và Trung Quốc.
Đồng tiền giấy mệnh giá 100 Nhân dân tệ ở Bắc Kinh, Trung Quốc. Ảnh: AFP/TTXVN
Buổi lễ đánh dấu sự tham gia của chi nhánh ICBC Yangon vào CIPS được tổ chức hôm 1/11 tại trung tâm thương mại của Myanmar.
Theo ICBC, chi nhánh ICBC Yangon là một trong những ngân hàng thương mại đầu tiên được chấp thuận cung cấp các dịch vụ tài chính toàn diện bằng đồng nhân dân tệ cho thương mại biên giới giữa Trung Quốc và Myanmar, bao gồm mở tài khoản nhân dân tệ, tiền gửi, thanh toán, cấp vốn và ngoại hối cho cả khách hàng Trung Quốc và Myanmar.
Bà Than Than Swe, Thống đốc Ngân hàng trung ương Myanmar, cho biết, thanh toán xuyên biên giới giữa hai nước có thể nhanh hơn đáng kể do chi nhánh ICBC Yangon được đưa vào CIPS. Hơn nữa, đầu tư thương mại song phương và dòng tiền giữa hai nước sẽ tăng lên đáng kể.
Trên 50 quan chức chính phủ, ngân hàng, doanh nhân và đại diện truyền thông từ Trung Quốc và Myanmar đã tham dự buổi lễ.
Nga dự kiến xây dựng hai tuyến đường sắt nối Siberia với Trung Quốc Văn kiện được đăng tải trên trang web của Chính phủ LB Nga cho biết dự kiến sẽ xây dựng hai hành lang đường sắt mới tới Trung Quốc và đây là một phần trong Chiến lược phát triển kinh tế và xã hội Khu vực liên bang Siberia. Trong giai đoạn đầu, chính quyền Nga muốn xây dựng tuyến Đường sắt Bắc...