Trung Quốc sẽ phải trả giá đắt nếu Iraq trở thành Libya thứ 2
Quản lý doanh nghiệp Trung Quốc làm việc tại Iraq nói rằng các đồng nghiệp của ông và ông không nhận được bất cứ lời khuyên nào từ đại sứ quán Trung Quốc.
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị có chuyến công du Iraq hôm 23/6 tổ chức họp báo với người đồng cấp Hoshyar Zebari. Ảnh: Aawsat.
The Diplomat ngày 24/6 đăng bình luận của Andrea Ghiselli, người vừa lấy bằng Thạc sĩ từ đại học Bắc Kinh nhận định, cuộc khủng hoảng Iraq một lần nữa cho thấy vai trò quân sự mờ nhạt của Trung Quốc trong khu vực khó có thể bảo vệ các lợi ích của họ.
Hôm 13/6 người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh cho hay, Bắc Kinh đang theo dõi chặt chẽ các sự kiện xảy ra ở Iraq và đặc biệt chú ý đến việc bảo vệ công dân cũng như các khoản đầu tư của nước này. Tuyên bố cho thấy nỗi sợ hãi của Bắc Kinh về một khả năng Iraq có thể biến thành Libya thứ 2.
Iraq có tầm quan trọng chiến lược đối với an ninh năng lượng của Trung Quốc. Năm 2013, 8% lượng dầu thô nhập khẩu của Trung Quốc đến từ Iraq, trong khi các doanh nghiệp Trung Quốc đã đầu tư đáng kể vào lĩnh vực năng lượng và thông tin liên lạc tại Iraq.
Chỉ riêng quỹ đầu tư toàn cầu của Trung Quốc, Tracker Heritage đã đầu tư ở Libya và Iraq trong khoảng thời gian 2007-2013 làn lượt là 14,2 và 14,5 triệu USD. Bên cạnh tài sản kinh tế và đầu tư, một số lượng lớn các công dân Trung Quốc đang bị đe dọa bởi các cuộc xung đột leo thang nhanh chóng.
Năm 2011 Trung Quốc sơ tán thành công 36 ngàn công dân của họ khỏi Libya. Theo niên giám thống kê mới nhất của Trung Quốc, năm 2013 nước này có gần 10 ngàn công dân đang sống và làm việc tại Iraq.
Video đang HOT
Mặc dù có những điểm tương đồng, sự hiện diện của quân đội Trung Quốc tại Iraq vẫn rất nhỏ, và có vẻ như lực lượng vũ trang Trung Quốc chỉ có thể đóng một vai trò rất hạn chế như cuộc khủng hoảng Libya năm 2011.
2 học giả Andrew Erickson và Gabe Collins đã phát biểu trên The Diplomat rằng, thực tế là chính phủ Trung Quốc dường như làm ngơ trước vấn đề khiến nhiều doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc đã phải nhờ đến các dịch vụ đảm bảo an ninh tư nhân đang phát triển mạnh.
Khủng hoảng Iraq đang đe dọa trực tiếp lợi ích của Trung Quốc ở Trung Đông, Bắc Kinh có thể sẽ phải trả giá đắt.
Trong một bản tin gần đây trên tờ Thời báo Hoàn Cầu, một quản lý doanh nghiệp Trung Quốc làm việc tại Iraq nói rằng các đồng nghiệp của ông và ông không nhận được bất cứ lời khuyên nào từ đại sứ quán Trung Quốc tại Baghdad.
Nhiều người Trung Quốc đã bắt đầu chạy khỏi những khu vực gần nơi lực lượng khủng bố ISIS đang hoạt động. Công nhân Trung Quốc cần phải được di tản, Trung Quốc một lần nữa sẽ phải trả giá cho việc không có các phương tiện đảm bảo an ninh (cho công dân, doanh nghiệp của mình tại Iraq).
Hậu quả do khủng hoảng tại Iraq đối với Trung Quốc sẽ nghiêm trọng hơn nhiều so với Libya. Nó không chỉ làm chậm lại hoặc tạm ngừng hoạt động sản xuất dầu mỏ của Iraq mà chắc chắn ảnh hưởng đến Trung Quốc và doanh nghiệp của họ, chính phủ nước này còn phải đối mặt với những chỉ trích của người dân về việc thân nhân của họ không được bảo vệ tại Iraq.
Bắc Kinh phải có một quyết định khó khăn, họ có thể lựa chọn chấp nhận thiệt hại về kinh tế và chính trị nếu không tăng cường sự hiện diện quân sự của mình khu vực Trung Đông. Nhưng nếu một tiền đồn của Trung Quốc mọc lên ở Djibouti hoặc Seychelles, cả Mỹ và Ấn Độ sẽ xem đây là động thái làm suy yếu ảnh hưởng của họ trong khu vực, và căng thẳng sẽ lại gia tăng.
Libya trước đây và Iraq hiện nay là hai bài học cho Trung Quốc về khó khăn như thế nào khi làm ăn ở Trung Đông mà không có đủ kinh nghiệm hỗ trợ quân sự. Bắc Kinh phản ứng như thế nào với tình trạng khó xử này sẽ rất quan trọng trong việc xác định chiến lược kinh tế và quân sự Trung Quốc trong tương lai ở những khu vực phức tạp về an ninh.
Theo Giáo Dục
Kerry thuyết phục người Kurd giúp chính phủ Iraq chống khủng bố
Một quan chức người Kurd thừa nhận rằng họ không còn tin vào việc có thể chung sống lâu dài với Iraq và đang chờ thời cơ tìm kiếm độc lập.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry hôm 24/6 đã hội đàm với các nhà lãnh đạo khu tự trị người Kurd ở Iraq và kêu gọi họ hỗ trợ Baghdad chống lại nhóm khủng bố "Nhà nước Hồi giáo Iraq và vùng Cận đông" (ISIS).
Cuộc hội đàm diễn ra trong bối cảnh ISIS chiếm nhà máy lọc dầu lớn nhất Iraq và phát động một cuộc tấn công vào một trong những căn cứ không quân lớn nhất của nước này nằm cách thủ đô Baghdad chưa đầy 100 km.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (trái) hội đàm với lãnh đạo người Kurd Massoud Barzani hôm 24/6.
Hơn 1.000 người, chủ yếu là dân thường, đã thiệt mạng trong vòng chưa đầy ba tuần khi nhóm khủng bố ISIS trỗi dậy đánh chiếm các thành phố ở Iraq và biên giới với Syria, Jordan - Liên Hợp Quốc cho biết hôm 24/6. Nhiều binh sĩ Iraq đầu hàng cũng đã bị ISIS sát hại.
Trước tình hình trên, Ngoại trưởng Kerry đã bay tới khu vực người Kurd sinh sống sau một ngày ở Baghdad hội đàm với các quan chức cấp cao Iraq. Các quan chức Mỹ tin rằng, việc thuyết phục được người Kurd hỗ trợ chính phủ Baghdad chống lại lực lượng khủng bố là rất quan trọng để giữ cho Iraq không bị chia cắt.
Đáp lại, lãnh đạo người Kurd Massoud Barzani nói với ông Kerry rằng rất khó để giúp Iraq đoàn kết thoát khỏi tình trạng nguy hiểm hiện nay.
Trước đó, ông đổ lỗi cho chính sách sai lầm của Thủ tướng Iraq Nouri Maliki về tình trạng bạo lực hiện nay tại quốc gia này và kêu gọi ông Maliki từ chức. Ông cũng cho rằng rất khó có thể tưởng tượng được rằng các nhóm dân tộc ở Iraq sẽ bắt tay nhau.
Năm triệu người Kurd đang sống ở Iraq và sống khá hòa bình kể từ khi Mỹ tiến hành cuộc chiến tranh lật đổ chính phủ Saddam Hussein. Nhưng lợi dụng tình hình hỗn loạn gần đây ở Iraq, người Kurd đã mở rộng lãnh thổ của mình bằng cách chiếm thành phố lân cận là trung tâm dầu mỏ lớn nhất của Iraq.
Một quan chức người Kurd thừa nhận rằng họ không còn tin vào việc có thể chung sống lâu dài với Iraq và đang chờ thời cơ tìm kiếm độc lập. Trong một cuộc phỏng vấn với CNN, ông Barzani lặp đi lặp lại tuyên bố rằng đã đến lúc người Kurd tự quyết định số phận của mình.
Người Kurd hiện đang kiểm soát đường biên giới dài 1000 km của Iraq với các chiến binh khủng bố ISIS. Mặc dù không ủng hộ nhau, nhưng cả hai bên cho đến thời điểm này vẫn tránh xung đột với nhau.
Trong khi đó, người Kurd không ủng hộ Thủ tướng Maliki vì ông ta thất hứa. Ông Maliki đã hứa hẹn rằng nếu người Kurd ủng hộ ông trong cuộc bầu cử cuối năm 2010 để đổi lấy việc duy trì quyền lực cho họ.
Tuy mối quan hệ giữa người Kurd và chính phủ người Shiite ở Iraq đang mất niềm tin sâu sắc, nhưng Ngoại trưởng Kerry nói rằng Washington hy vọng người Kurd có thể hợp tác với chính phủ Baghdad một lần nữa.
Sau khi chiếm thành phố dầu mỏ, người Kurd đã ký hợp đồng bán dầu với Thổ Nhĩ Kỳ và dự kiến cuối năm nay sẽ xây dựng xong một đường ống xuất khẩu riêng của mình bất chấp sự phản đối từ cả Baghdad và Washington.
Theo Giáo Dục
Đồng minh miễn cưỡng Cơn chấn động mang tên nhà nước Hồi giáo Iraq và vùng cận Đông (ISIL) đang làm Trung Đông chao đảo. Từ một tổ chức Hồi giáo cực đoan vô danh, ISIL giờ đây đang được dự đoán có thể sẽ tạo ra một thay đổi vô tiền khoáng hậu, đó là sự hình thành của liên minh giữa hai quốc gia vốn...