Trung Quốc sẽ lôi kéo bằng được Đài Loan để thực hiện “Giấc mơ Trung Hoa”
Trong con mắt của giới lãnh đạo Trung Quốc, để thực hiện cái gọi là “ Giấc mơ Trung Hoa”, Trung Quốc phải coi Đài Loan như một “người em trai”.
Tập Cận Bình và nhà lãnh đạo Venezuela Nicolas Maduro
2014 chắc chắn sẽ là một năm thảm kịch được đánh giấu bằng những sự kiện địa chính trị đã, đang và có thể sẽ còn tiếp tục xảy ra trên toàn thế giới giống như những gì đã diễn ra ở giữa Israel-Palestine; khủng hoảng chính trị ở Ucraine, bất ổn trỗi dậy ở Iraq; căng thẳng giữa hai cường quốc ở châu Á Nhật Bản – Trung Quốc và cơn ác mộng được Bắc Kinh cố tình gây ra đối với các quốc gia nhỏ bé ở láng giềng, đặc biệt là việc đưa hẳn giàn khoan 981 cùng hạm đội hộ tống hùng hậu xâm nhập vào vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam; chiếm đoạt quyền kiểm soát trên bãi Cỏ Rong từ tay Philippines…
Tuy nhiên, trái với bức tranh hỗn loạn do những cuộc khủng hoảng và sự kiện diễn ra, Trung Quốc vẫn đang bất chấp bỏ ngoài tai những phản ứng từ dư luận. Ông Tập Cận Bình, chủ tịch nước Trung Quốc cùng Lý Khắc Cường – Thủ tướng nước này vẫn tiến hành các chuyến thăm nước ngoài được Bắc Kinh và truyền thông nước này đánh giá là những cột mốc quan trọng trong tiến trình hiện thực hóa “Giấc mơ Trung Hoa” do ông Tập lãnh đạo.
Và gần đây nhất, tại Brazil, ông Tập Cận Bình đã tới đất nước ở Châu Mỹ Latinh này để tham gia hội nghị thượng đỉnh của khối các nền kinh tế mới nổi BRICS gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi và sau đó lãnh đạo TQ đã tiến hành chuyến thăm quan trọng đến Argentina, Venezuela và Cuba.
Giới phân tích chính trị quốc tế cho rằng chuyến đi tới Nam Mỹ vừa quan của ông Tập Cận Bình có thể được xem là một trong những đươngg bước chính để Trung Quốc thực hiện tham vọng muốn có vai trò lớn hơn trên chính trường quốc tế.
Bên cạnh các chuyến công du nước ngoài, tại Bắc Kinh Trung Quốc cũng đã tổ chức các cuộc đón tiếp trọng thị để chào đón các nguyên thủ quốc gia hàng đầu thế giới như Thủ tướng Đức Angela Merkel, Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Video đang HOT
Những cuộc hội đàm này được truyền thông Trung Quốc cho là những bước đi sâu hơn của Bắc Kinh trong tham vọng làm thay đổi cán cân quyền lực của thế giới, cho phép nước này can dự nhiều hơn vào các vấn đề mang tính toàn cầu, đặc biệt là mưu đồ tạo đối trọng với siêu cường số 1 thế giới hiện nay là Mỹ.
Truyền thông nhà nước Trung Quốc cổ vũ cho rằng tầm nhìn về “Giấc mơ Trung Hoa của ông Tập Cận Bình không chỉ đơn thuần là hướng đến “một tương lai tốt hơn cho Trung Quốc” mà còn là một sứ mệnh lịch sử để cải cách quốc gia này.
Ê kíp lãnh đạo của ông Tập Cận Bình có tham vọng nâng cao mức sống của người dân Trung Quốc, tiếp tục theo đuổi các mục tiêu kinh tế, văn hóa lớn hơn. Đáng chú ý là ý định nâng cao gấp đôi thu nhập hiện nay của dân Trung Quốc trước khi chạm dấu mốc vào năm 2020.
Mục tiêu dài hơi hơn nữa của giới lãnh đạo ở Bắc Kinh là đến nă, 2049 Trung Hoa sẽ trở thành quốc gua hùng mạnh khi tiến hành kỷ niệm 100 năm ngày thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.
Trong cuộc khủng hoảng chính trị và nội chiến hiện nay ở Ucraine, Trung Quốc tự nhận thấy mình có thể đóng vai trò trung gian. Trung Quốc cũng tiến hành giao thiệp với Nga, ký kết các hợp đồng cung cấp khí đốt dài hạn để đảm bảo nhu cầu cung ứng năng lượng, thế chân các thị trường trước đấy của Nga ở Đông Âu khi Moscow đang ngày càng bị phương Tây tiến hành cô lập.
Gần đây, người ta cũng dễ dàng nhìn thấy ông Tập Cận Bình cùng đội ngũ phụ tá của mình cũng đang nỗ lực xúc tiến các cuộc thương thuyết, đàm phán với cả Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc để tạo thế là một đối tác chiến lược quan trọng đối với chính quyền của nhà lãnh đạo xứ Hàn – bà Park Geun-hye.
Một tờ báo xuất bản ở Đài Loan gần đây đã bình luận cho rằng, mặc dù sự việc Trung Quốc đưa giàn khoan 981 và hạm đội hộ tống (xâm phạm trái phép – PV) vào vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam trong vòng hai tháng vừa qua đã gây ra phản ứng dữ dội ở Việt Nam nhưng Bắc Kinh đã cho đó là một “thử nghiệm thành công”, chứng tỏ rằng Trung Quốc đã có khả năng hành động trong vùng biển mà nước này tuyên bố có chủ quyền (tuyên bố chủ quyền, thể hiện bằng đường lưỡi bò 10 đoạn vừa được TQ công bố bằng bản đồ mới không có giá trị pháp lý, xâm phạm đến quyền lợi chính đáng của Việt Nam và nhiều nước trong khu vực).
Một điều đáng chú ý khác có thể nhận thấy rằng Bắc Kinh sẽ tìm mọi cách để lôi kéo Đài Loan trở về quỹ đạo ảnh hưởng của mình. Tư tưởng này đã được nêu ra trong phát biểu của Tập Cận Bình – Chủ tịch nước Trung Quốc khi ông kêu gọi rằng hai bờ nên làm việc và hợp tác cùng nhau để đạt được mục tiêu lớn là “Giấc mơ Trung Hoa”, làm cho Trung Quốc mạnh hơn trên trường quốc tế.
Tập Cận Bình cũng công khai ý tưởng tiến hành một cuộc hội nghị thượng đỉnh Trung – Đài và xúc tiến các cuộc đối thoại chính trị.
Trong con mắt của giới lãnh đạo Trung Quốc, “để thực hiện cái gọi là “Giấc mơ Trung Hoa”, Trung Quốc phải coi Đài Loan như một “người em trai”, vui mừng với những thành tựu của Đài Loan đồng thời sẵn sàng giúp đỡ Đài Loan giải quyết các vấn đề của chính mình như điều mà “một ông anh” phải làm”.
Điều mà giới lãnh đạo Trung Quốc đang cần ở Đài Bắc là đảo này phải “hiểu được, đáp trả tình cảm từ đại lục để thực hiện cái gọi là “Giấc mơ Trung Hoa” theo kiểu mà Bắc Kinh đang tham vọng.
Theo Giáo Dục
Trung Quốc bị Mỹ cho 'leo cây' tại tập trận quân sự
Cuộc tập trận quân sự đa quốc gia liên hợp trên biển lớn nhất thế giới mang tên Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC 2014) bắt đầu từ ngày 26.6 và kéo dài tới ngày 1.8.2014. Đây là lần đầu tiên hải quân Trung Quốc cử một biên đội tàu chiến tham gia và có quy mô chỉ kém nước chủ nhà Mỹ.
Nhiều học giả Trung Quốc đã phấn khởi coi đây là biểu tượng giao lưu quân sự mật thiết Mỹ - Trung. Song trên thực tế, Bắc Kinh vẫn khá cô độc tại RIMPAC lần này.
Các chuyên gia quân sự Trung Quốc cho rằng, việc Mỹ mời Trung Quốc tham gia RIMPAC 2014 ở một mức độ nào đó cho thấy thiện chí minh bạch hóa quân sự của Mỹ.
Và việc Trung Quốc cử tàu chiến hiện đại tham gia cũng cho thấy sự đáp trả minh bạch của nước này. Các chuyên gia nhận định, thông qua tham gia diễn tập, hải quân Trung Quốc có thể nâng cao năng lực ứng phó trong lĩnh vực an ninh phi truyền thống, tăng cường sự tin tưởng lẫn nhau giữa hải quân Trung Quốc và hải quân các nước.
Ảnh minh họa
Một số nhà bình luận Trung Quốc còn phấn khích, coi đây là biểu tượng giao lưu mật thiết về quân sự giữa Trung Quốc và Mỹ. Thậm chí, có người còn cho rằng RIMPAC 2014 sẽ giúp tăng cường hiểu biết giữa hải quân hai nước, giảm thiểu xung đột Trung - Mỹ ở Thái Bình Dương. Tuy nhiên, nếu tìm hiểu sâu hơn, người ta sẽ phát hiện sự lạc quan quá ngây thơ của các học giả Trung Quốc. Việc Trung Quốc tham gia RIMPAC 2014 phần lớn chỉ ở các lĩnh vực mang tính hình thức, không có nội dung thực chất.
Mặc dù số lượng tàu chiến mà hải quân Trung Quốc gửi tới tham gia RIMPAC 2014 chỉ sau Mỹ. Nhưng vấn đề cơ bản là Mỹ không cho phép Trung Quốc tham gia các hoạt động cốt lõi của cuộc diễn tập. Hải quân Trung Quốc chủ yếu tham dự các buổi diễn tập trong lĩnh vực an ninh phi truyền thống như cứu trợ nhân đạo. Đối với các hoạt động có tính chất thực chiến nhất liên quan tới lĩnh vực an ninh truyền thống như diễn tập chống tàu ngầm, chống tàu nước, tác chiến đổ bộ...
Trung Quốc không được phép tham gia. Đây hoàn toàn là sân chơi của Mỹ và các đồng minh của Mỹ. Trong số các hoạt động diễn tập mà Trung Quốc được phép tham gia, chỉ có nội dung pháo kích trên biển là có chút ý nghĩa thực chiến, nhưng trên thực tế, cũng chỉ mang tính biểu diễn, không có nhiều giá trị tập luyện quân sự.
Rõ ràng, nếu xem xét kỹ sự hiện diện hạn chế của Trung Quốc tại RIMPAC lần này, có thể thấy rõ bản chất quan hệ Mỹ - Trung. Từ trước tới nay, căn cứ vào mức độ thân sơ trong quan hệ với Mỹ, các nước tham gia RIMPAC được phân chia thành nhiều thứ hạng.
Một số nước đồng minh có quan hệ mật thiết nhất với Mỹ như Anh, Nhật Bản, Australia không chỉ được tham gia vào các hoạt động diễn tập tối mật như diễn tập hạt nhân, mà còn có thể tham gia vào Bộ Chỉ huy diễn tập, tiến hành phối hợp diễn tập thực chiến với Mỹ. Các nước có quan hệ tương đối xa rời với Mỹ chỉ có thể đứng ở vòng ngoài quan sát, tham gia một số hoạt động diễn tập kém quan trọng và lần tham gia RIMPAC này của Trung Quốc là như vậy.
Tất nhiên, so với việc hoàn toàn bị gạt ra khỏi RIMPAC như trước đây, thì sự hiện diện của hải quân Trung Quốc lần này đã là điều khiến người ta bất ngờ. Nhưng việc Mỹ mời hải quân Trung Quốc rõ ràng không phải một biểu tượng giao lưu quân sự mật thiết như các học giả Trung Quốc thổi phồng, mà xuất phát từ lợi ích tự thân của Mỹ, đó là một cái bắt tay xã giao với Trung Quốc.
Tính toán của Mỹ mời Trung Quốc tham gia RIMPAC xong lại chỉ cho phép tham gia các hoạt động diễn tập hạn chế vừa thể hiện sự cởi mở của Mỹ, vừa giúp Mỹ nắm bắt khả năng thực tế của hải quân Trung Quốc. Vì thế có thể nói, dù đã có mặt ở RIMPAC năm nay, Trung Quốc vẫn rất cô độc.
Theo Tấm gương
"Tập Cận Bình đã sẵn sàng cho 1 đến 2 cuộc chiến tranh" Tập Cận Bình đã một lần nữa chứng minh rằng ông là một đối thủ khó nhằn, và nếu bị khiêu khích, ông thực sự có thể tiến hành 1 hoặc 2 cuộc chiến tranh. Theo Đa Chiều, ông Tập Cận Bình có thể sẵn sàng cho 1 đến 2 cuộc chiến nhỏ nhằm khẳng định vị thế của Trung Quốc và thực...