Trung Quốc sẽ không xả lũ thượng nguồn sông Hồng, giảm xả lũ sông Lô
Bộ Ngoại giao thông tin, nhà máy thủy điện Ma Lù Thàng của Trung Quốc (thượng nguồn sông Lô) sẽ giảm xả lũ xuống mức nhỏ nhất, trong khi tất cả nhà máy thủy điện ở thượng nguồn sông Hồng không xả lũ.
Chiều 11.9, Bộ Ngoại giao cho hay, trước thông tin về việc Trung Quốc chuẩn bị xả lũ đập nước nhà máy thủy điện Ma Lù Thàng (thuộc châu Văn Sơn, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, thượng nguồn sông Lô), Bộ Ngoại giao và các cơ quan đại diện Việt Nam tại Trung Quốc đã khẩn trương làm việc với Bộ Ngoại giao Trung Quốc và tỉnh Vân Nam.
Nước dâng cao trên sông Hồng đoạn qua Hà Nội. ẢNH: ĐẬU TIẾN ĐẠT
Theo thông tin từ các cơ quan chức năng của Trung Quốc, để hỗ trợ công tác phòng chống lũ lụt, cứu hộ cứu nạn ở hạ nguồn của Trung Quốc và Việt Nam, đập thủy điện Ma Lù Thàng đã không tiến hành xả nước.
Tuy nhiên, vừa qua do mưa lớn liên tục nhiều ngày, mực nước tại đập thủy điện Ma Lù Thàng dâng rất cao, gây nguy cơ vỡ đập. Trong trường hợp vỡ đập sẽ gây tổn thất rất lớn cho các địa phương hai nước.
Trên cơ sở cân nhắc thận trọng, Trung Quốc đã thông báo cho tỉnh Hà Giang về việc dự kiến xả đập Ma Lù Thàng vào lúc 15 giờ ngày 11.9 đến 14 giờ ngày 12.9 với khối lượng xả tối đa là 250 m 3/giây.
Sau các trao đổi của Việt Nam, cơ quan chức năng Trung Quốc sẽ giảm khối lượng xả từ 250 m 3/giây thành 200 m 3/giây và lùi thời gian xả lũ thành 16 giờ 30 ngày 11.9. Phía Trung Quốc cũng cho biết đã yêu cầu các địa phương liên quan của nước này chỉ xả lũ ở mức nhỏ nhất, với mục đích giữ an toàn cho đập nước.
Trung Quốc sẽ không xả lũ thượng nguồn sông Hồng, giảm xả lũ sông Lô
Đối với thượng nguồn sông Nguyên/sông Hồng, phía Trung Quốc khẳng định tất cả các nhà máy thủy điện và đập nước của Trung Quốc không xả lũ.
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, của Bộ Ngoại giao, trong thời gian tới, các cơ quan đại diện Việt Nam ở Trung Quốc sẽ tiếp tục làm việc với các cơ quan chức năng sở tại để cập nhật thông tin về tình hình lũ lụt tại các địa phương ở Trung Quốc có ảnh hưởng đến các địa phương của Việt Nam.
Cùng đó, phối hợp trao đổi thường xuyên với nước sở tại, nhằm thúc đẩy các biện pháp giảm tối đa lượng nước từ thượng nguồn của Trung Quốc đổ xuống hạ nguồn, là các địa phương của Việt Nam, qua đó giảm thiệt hại do lũ lụt gây ra tại lưu vực các con sông khu vực miền Bắc Việt Nam.
Chuyên gia dự báo gì về nguy cơ ngập lụt tại đồng bằng sông Hồng?
Rất nhiều khu vực ven sông ở Hà Nội; các vùng hạ lưu thuộc các tỉnh Nam Định, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam nguy cơ ngập lụt trong những ngày tới rất cao.
Đây là cảnh báo nguy cơ ngập lụt tại các tỉnh đồng bằng sông Hồng vừa được ông Vũ Đức Long, Vụ trưởng Vụ Quản lý dự báo (Tổng cục Khí tượng thủy văn) đưa ra chiều tối nay 10.9.
Nước sông Hồng tại Hà Nội lên nhanh, người dân khu vực An Dương Q.Tây Hồ bơi về nhà sơ tán đồ đạc cần thiết đến nơi an toàn. ẢNH: ĐẬU TIẾN ĐẠT
Theo ông Vũ Đức Long, trong những ngày vừa qua, hầu hết tại các tỉnh thành khu vực Bắc bộ đều xuất hiện lũ và ngập lụt trên diện rộng. Đặc biệt là trên lưu vực sông Thao thuộc địa phận tỉnh Lào Cai và Yên Bái là khu vực trọng tâm. Những ngày vừa qua, hầu hết các trạm đo xuất hiện mực nước lũ lịch sử.
Ngoài ra, khu vực dưới vùng hạ lưu như: sông Lô, sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam đã xuất hiện lũ trên mức báo động (BĐ) 3, gây ngập lụt trên rất diện rộng, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người dân.
Nhiều cầu bị cấm, hạn chế: Giao thông Hà Nội trong ngày mưa lũ lịch sử ra sao?
Trước tình hình mưa lũ diễn biến phức tạp, đặc biệt là lũ trên sông Hồng đang dâng cao, ông Vũ Đức Long cảnh báo, trong 12 - 24 giờ tới, mức nước trên sông Hồng tại Hà Nội lên xấp xỉ mức báo động BĐ 2.
"Rất nhiều khu vực ven sông ở Hà Nội như: Phúc Tân, Phúc Xá (Q.Tây Hồ), Bồ Đề (Q.Long Biên)... đều là những vùng có nguy cơ ngập cao. Các vùng hạ lưu phía dưới sông Hồng thuộc các tỉnh Nam Định, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam nhiều khả năng lên mức BĐ3 và trên BĐ3, nguy cơ ngập lụt của các tỉnh trong những ngày tới rất cao", vị chuyên gia này lưu ý.
Dự báo về tình hình mưa trong những ngày tới, ông Vũ Anh Tuấn, Phó trưởng phòng Dự báo thời tiết (Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia), cho hay do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3, trên khu vực Bắc bộ đã xảy ra mưa lớn diện rộng, thậm chí có nhiều điểm mưa rất lớn.
Tính từ nửa đêm đến sáng 10.9, khu vực đồng bằng Bắc bộ và các tỉnh Hòa Bình, Lào Cai, Yên Bái đã xuất hiện mưa rất lớn với lượng mưa phổ biến từ 70 - 150 mm, thậm chí có nơi mưa đến trên 200 mm. Tuy nhiên, trong ngày hôm nay, lượng mưa đã giảm tương đối chỉ còn phổ biến ở mức 30 - 60 mm, một số nơi trên 80 mm.
Ông Tuấn Anh nhận định: "Trong đêm 10.9 và sáng mai 11.9, khu vực đồng bằng Bắc bộ, Quảng Ninh, Hải Phòng, Hòa Bình, Thanh Hóa, một phần Yên Bái và một phần Lào Cai vẫn còn mưa lớn, với lượng mưa phổ biến từ 50 - 150 mm. Thậm chí, một số nơi mưa trên 200 mm. Chiều 11.9, ở khu vực đồng bằng Bắc bộ khả năng mưa lớn suy giảm, lượng mưa chỉ còn lại cục bộ ở một số nơi và không còn mưa trên diện rộng".
Để phòng tránh mưa lũ, ông Vũ Đức Long khuyến cáo người dân cần theo dõi thông tin dự báo tiếp theo của lũ và những vùng ngập lụt có thể xảy ra để chủ động phòng tránh. Hiện các thông tin về tình hình lũ được Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cũng như các đài khí tượng thủy văn khu vực, đài tỉnh đã cung cấp thông tin hàng giờ.
Khi xảy ra thiên tai, chính quyền địa phương đều có phương án ứng phó, đề nghị người dân tuân thủ chặt chẽ chỉ đạo và những yêu cầu của chính quyền để di dời đến những nơi an toàn nhất có thể.
Lũ sông Hồng sắp vượt đỉnh lịch sử, Hà Nội nguy cơ ngập các quận nội thành Trong đêm 9.9 và sáng 10.9, lũ trên sông Hồng (sông Thao) tại Lào Cai, Yên Bái tiếp tục lên, dự báo vượt mức lũ lịch sử năm 1968 và 2008. Tại Hà Nội, nước lũ dâng cao có nguy cơ ngập vào các quận nội thành. Cảnh báo lũ đặc biệt lớn trên sông Hồng vừa được Trung tâm Dự báo khí...