Trung Quốc sẽ dùng tàu tiếp tế mới xâm phạm chủ quyền biển đảo Việt Nam?
Tàu tiếp tế phái sinh của lớp Đại Vận Type 904A đã có nhà chứa máy bay trực thăng, sẽ dùng cho các hoạt động bất hợp pháp ở biển đảo Việt Nam.
Tàu tiếp tế mới lớp 15.000 tấn của Trung Quốc (nguồn báo Hoàn Cầu, TQ)
Tờ “Hoàn Cầu” Trung Quốc ngày 21 tháng 10 dẫn trang mạng “Jane’s Defense Weekly” ngày 19 tháng 10 đưa tin, các hình ảnh trên mạng internet của Trung Quốc đã cho biết về 2 tàu hỗ trợ của Công ty TNHH quốc tế đóng tàu Quảng Châu, trong đó một chiếc hầu như là tàu phái sinh (phiên bản mới) của tàu vận tải tiếp tế lớp Đại Vận Type 904A.
Tàu phái sinh mới và tàu tiếp tế Phủ Tiên có sự khác biệt rõ rệt, bởi vì tàu mới trang bị đường băng và nhà chứa có thể sử dụng cho máy bay trực thăng, trong khi đó tàu tiếp tế Phủ Tiên chỉ có đường băng.
Theo bài báo, tàu cải tiến mới hầu như được chế tạo để thực hiện nhiệm vụ tương tự ở khu vực nước nông xung quanh các đảo, đá ngầm ở Biển Đông. Điều này cũng phù hợp với tình hình mơ rông (bất hợp pháp) hạ tầng cơ sở quân sự của Hải quân Trung Quốc ở quân đao Trương Sa hiện nay.
Bài báo cho biết, trong 2 tàu hỗ trợ có hình ảnh trưng lên trên internet của Trung Quốc, 1 tàu là tàu tiếp tế tổng hợp lớp Phúc Trì Type 903 chiếc thứ năm. 2 chiếc trước của tàu tiếp tế tổng hợp lớp Phúc Trì đã trang bị cho Hải quân Trung Quốc vào năm 2004, đến năm 2013 còn có 2 tàu Type 903A lớn 23.000 tấn biên chế.
Những tàu tiếp tế này được ứng dụng rộng rãi hỗ trợ cho các tàu chiến Hải quân Trung Quốc thực hiện nhiệm vụ chống cướp biển, loại tàu hỗ trợ này thường thưc hiên nhiệm vụ bố trí lực lượng đặc biệt trong thời gian 10 tháng liên tục.
Số lượng tàu hỗ trợ tăng nhiều cho thấy Trung Quốc đang ra sức xây dựng năng lực hỗ trợ hậu cần trên biển cho các hành động tầm xa.
Tàu tiếp tế Phủ Tiên số hiệu 888 Type 904A, Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc
Video đang HOT
Chiếc thứ hai có hình ảnh trưng trên mạng internet của Trung Quốc xem ra là tàu phái sinh mới của tàu vận tải tiếp tế lớp Đại Vận Type 904A lớp 15.000 tấn. Chiếc tàu vận tải tiếp tế Đại Vận đầu tiên mang tên Phủ Tiên số hiệu 888 được biên chế vào năm 2007.
Năm 2012, truyền thông Trung Quốc cho biết, tàu tiếp tế Phủ Tiên được chế tạo để vận chuyển tiếp tế (bất hợp pháp) cho các lực lượng đồn trú Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa, quần đảo Hoàng Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam). Từ năm 2009 đến năm 2012, tàu này đã hoàn thành hơn 10 lần nhiệm vụ thay phiên đóng quân và vận chuyển tiếp tế vật tư.
Hai bên thân tàu của tàu tiếp tế Phủ Tiên và tàu phái sinh đều trang bị cần trục xuống, dùng để triển khai tàu nhỏ hoàn thành nhiệm vụ vận chuyển nhân viên và vật tư. Chúng hoàn toàn không phải là tàu tiếp tế hàng hải bình thường, tàu phái sinh hầu như được chế tạo dùng cho thực hiện nhiệm vụ tương tự (bất hợp pháp) ở vùng nước nông xung quanh các đảo, đá ngầm ở Biển Đông. Điều này cũng phù hợp với tình hình mơ rông (bất hợp pháp) hạ tầng cơ sở quân sự ở quân đao Trương Sa của Hải quân Trung Quốc hiện nay.
Đầu và đuôi tàu tiếp tế Phủ Tiên trang bị 2 khẩu pháo 37 mm và 2 khẩu pháo có cỡ nòng khá nhỏ. Tàu phái sinh và tàu tiếp tế Phủ Tiên có sự khác biệt rõ rệt, bởi vì tàu mới trang bị đường băng và nhà chứa có thể sử dụng cho máy bay trực thăng, trong khi tàu Phủ Tiên chỉ có đường băng, kho chứa ở đuôi tàu phái sinh có một khẩu pháo 37 mm.
Tàu tiếp tế tổng hợp Vi Sơn Hồ số hiệu 887 Type 903 lớp Phúc Trì, Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc.
Tuy tàu tiếp tế Phủ Tiên đã trang bị cho Hải quân Trung Quốc, nhưng trong một thời gian lại từng do Trung tâm chỉ huy ngư chính Trung Quốc kiểm soát. Sau đó, tàu này lại do Hải quân Trung Quốc chỉ huy, kiểm soát, nguyên nhân còn chưa rõ.
Xem ra, tàu phái sinh mới sẽ trang bị cho Hải quân Trung Quốc, bởi vì có thể chở một máy bay trực thăng, cho nên có thể hơn hẳn tàu tiếp tế Phủ Tiên. Điều này cũng có thể ngầm cho thấy số lượng máy bay trực thăng triển khai trên biển trong tương lai sẽ ngày càng tăng.
Hình ảnh đầu tiên của tàu tiếp tế Type 904 chỉ là một hình chiếu đuôi tàu, khi đó mọi người suy đoán đây là tàu tiếp tế cỡ lớn lớp mới (trên 30.000 tấn), trong tương lai sẽ dùng cho các hành động hỗ trợ cụm chiến đấu tàu sân bay. Ngoài cần tiếp tế nhiên liệu hàng không, thiết bị đẩy của tàu sân bay động cơ thông thường cũng cần bổ sung nhiên liệu, đây là hạn chế của loại tàu sân bay này.
Tàu hỗ trợ của cụm chiến đấu tàu sân bay cần thiết có khả năng hỗ trợ cho tàu sân bay và tàu hộ tống của nó, tốc độ và khả năng chạy liên tục của nó cần tương đương với hành động của tàu sân bay. Vì vậy, dự kiến Trung Quốc sẽ chế tạo một loại tàu tiếp tế nhiên liệu mới cỡ lớn hơn, cho dù mãi đến khi Hải quân Trung Quốc triển khai tàu sân bay ở nước ngoài thì nhu cầu này mới xuất hiện.
Tàu tiếp tế Thanh Hải Hồ số hiệu 885 lớp Nam Thương, Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc (ảnh tư liệu minh họa)
Theo Giáo Dục
Cướp biển hút thuốc lá mang tem Việt Nam khi tấn công tàu Sunrise 689
Những thuyền viên tàu Sunrise 689 đã khai báo chi tiết về quá trình 6 ngày đêm bị cướp biển tấn công, khống chế; trong đó có tình tiết đáng lưu ý là cướp biển hút thuốc lá có mang tem Việt Nam.
Kim tiêm được cho là của toán cướp biển để lại trên tàu Sunrise 689.
Theo đó đến nay tổ điều tra liền ngành gồm: cảnh sát biển, công an, Viện KSND, Biên phòng... đã hoàn tất công tác khám nghiệm và lấy lời khai bước đầu của 18 thuyền viên trên tàu Sunrise 689. Bước đầu tổ điều tra cũng xác định, vụ cướp biển là có thật. Vụ cướp này xảy ra tại vùng biển giáp ranh giưa 3 nước gồm: Singapore - Malaysia - Indonesia và trong vùng biển thuộc quyền kiểm soát của Indonesia.
Được biết, tổ điều tra ghi nhận tàu Sunrise 689 bị toán cướp biển đi trên nhiều tàu cao tốc, tàu cá và tàu chở dầu chuyên dụng có trang bị vũ trang, súng, dao đầy đủ đã bất ngờ tấn công, đột nhập, khống chế 18 thuyền viên khi tàu di chuyển cách Singapore 120 hải lý.
Đến rạng sáng 9/10 toán cướp đã phóng thích cho con tàu cùng 18 thuyền viên, sau khi đã đập phá hư hại toàn bộ hệ thống thông tin liên lạc, định vị, cướp đi tất cả tài sản, vật dụng và hút đi lượng lớn dầu chuyên chở trên tàu. Về lượng dầu bị cướp, hiện Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng sẽ tiến hành đo số dầu còn lại để xác định chính xác lượng dầu toán cướp lấy đi.
Các phòng và trang thiết bị liên lạc, định vị của tàu bị phá huỷ, hư hại.
Khi khám nghiệm tàu, tổ điều tra có thu giữ 1 mã tấu tự chế dài 52cm, 1 số kim tiêm và vật dụng khác mà thuyền viên cho rằng, của toán cướp biển để lại. Đáng nói nhiều thông tin trình báo của các thuyền viên cho biết, toán cướp có ý định cướp tàu nhưng không hiểu vì sao lại thay đổi kế hoạch.
Cụ thể toán cướp khi chiếm tàu đã dùng sơn đỏ để che giấu số hiệu tàu ở khoang lái, che hình ảnh cờ Việt Nam ở khoang lái, phao, tàu cứu sinh và ống khói... Ngoài ra khi hút 1 phần dầu ban đầu, toán cướp di chuyển tàu tiếp tục đi nơi khác nhưng vì các thuyền viên phản ứng quyết liệt nên đến sáng 9/10 toán cướp đã rời tàu, chính thức phóng thích cho 18 thuyền viên cùng con tàu Sunrise 689.
Những thuyền viên khi tường trình có khai báo, khi lên tàu toán cướp ra lệnh với họ cũng như trao đổi với nhau bằng tiếng Indonesia. Đa số thuyền viên tàu Sunrise 689 không hiểu, chỉ có 1 thuyền viên từng qua lại Indonesia, có am hiểu chút ít đã truyền đạt lại cho các an hem thuyền viên biết.
Đặc biệt thuyền trưởng cùa tàu Sunrise 689, là ông Nguyễn Quyết Thắng cho biết, ông và các thuyền viên trên tàu có để ý thấy, 1 số người trong toán cướp biển có hút thuốc lá dán tem Việt Nam.
Thuyền trưởng Nguyễn Quyết Thắng làm việc với tổ điều tra liên ngành.
Tường trình của thuyền trưởng Nguyễn Quyết Thắng.
Những tang vật trên tàu và lời khai của các thuyền viên đuộc tổ điều tra liên ngành ghi nhận đầy đủ và thận trọng. Tuy nhiên đến nay, tổ điều tra cũng chưa đưa ra bất kỳ nhận định, toán cướp biển là công dân của nước nào?
Tàu Sunrise 689 được xác định bị cướp biển tấn công thuộc vùng biển của Indonesia.
Được biết hiện tàu Sunrise 689 được neo đậu tại phao B12 cách bờ Vũng Tàu 7 hải lý. Sau khi sữa chữa, khắc phục hư hại tàu này sẽ di chuyển ra cảng Cửa Việt, thuộc tỉnh Quảng Trị, để chuyển giao số dầu còn lại trên tàu cho khách hàng.
Phía đơn vị chủ quản của tàu Sunrise 689, là công ty cổ phần đóng tàu thuỷ sản Hải Phòng cũng đang làm việc với công ty bảo hiểm và các cơ quan chức năng khác để giám định mức độ, tổng thiệt hại của con tàu trên để làm căn cứ thanh toán bảo hiểm theo quy định.
Theo NTD
Cận cảnh tàu Sunrise sau khi bị cướp biển tấn công Những hình ảnh đầu tiên của tàu Sunrise 689 từ ngoài khơi Việt Nam được lực lượng Cảnh sát biển ghi lại. Dự kiến sáng 11/10 tàu về đến vùng biển Vũng Tàu để sửa chữa và phục vụ công tác điều tra trước khi hành trình về Quảng Trị. Tàu Sunrise 689 chuyên chở dầu, trọng tải 5.928 tấn, có tổng trị...