Trung Quốc sẽ dùng J-11B và J-16 bảo vệ oanh tạc cơ H-6K?
“Các chiến đấu cơ hạng nặng mới được Trung Quốc phát triển là J-11B và J-16 có thể được triển khai để làm nhiệm vụ hộ tống máy bay ném bom chiến lược H-6K hoạt động ở Tây Thái Bình Dương”, chuyên gia quân sự Vasil Kashin nhận định trên trang Sputnik News
Một số lượng chưa xác định các máy bay ném bom H-6K của không quân Trung Quốc đã thực hiện bài tập trận tầm xa đầu tiên ở khu vực Tây Thái Bình Dương vào tháng trước. Sau khi băng qua eo biển Bashi đến địa điểm tập trận ở duyên hải phía nam Đài Loan, H-6K đã chứng minh nó có khả năng không kích nhằm vào Nhật Bản. Một vài bức ảnh bởi không quân Trung Quốc cũng chỉ ra rằng nước này đang có ít nhất 2 trung đoàn H-6K.
Trung Quốc có thể sẽ triển khai các chiến đấu cơ J-11B và J-16 để bảo vệ cho H-6K
Do toàn bộ khu vực Tây Thái Bình Dương giờ đã nằm trong tầm tấn công của H-6K nên Mỹ, Nhật Bản và Đài Loan có thể phát triển hoặc mua các chiến đấu cơ nhằm đề phòng mối đe dọa từ loại máy bay ném bom trên, ông Kashin nhận định. Chiến đấu cơ F-14 Tomcat hoạt động trên các tàu sân bay, từng được Mỹ phát triển nhằm chống lại các máy bay ném bom chiến lược của Liên-xô vào giai đoạn cuối của Chiến tranh lạnh, có thể là một sự lựa chọn thích hợp.
Video đang HOT
Nếu Mỹ và các đồng minh muốn đánh chặn các máy bay ném bom Trung Quốc trong tương lai, không quân Trung Quốc sẽ phải điều thêm các chiến đấu cơ hạng nặng khác bay hộ tống cho oanh tạc cơ.
Tập đoàn sản xuất máy bay Shenyang cho biết họ đã phát triển được các chiến đấu cơ hạng nặng như J-11B và J-16, dựa theo tiêm kích Su-27 của Nga. Khi cần thiết, cả 2 loại máy bay này có thể được triển khai bên cạnh để bảo vệ các máy bay ném bom H-6K.
Ngoài ra, theo chuyên gia Kashin, thêm nhiều máy bay tiếp nhiên liệu của Trung Quốc cũng sắp được biên chế vào hoạt động nhằm mở rộng tầm hoạt động của các loại máy bay ném bom.
Theo An Ninh Thủ Đô
Nga phàn nàn chuyện Trung Quốc sao chép chiến đấu cơ
Nga đã có phản ứng về việc Trung Quốc chế tạo chiến đấu cơ đa năng J-16 dựa trên thiết kế máy bay chiến đấu Su-30MK2 của Nga mà không được phép.
J-16 trong một cuộc thử nghiệm.
Theo tạp chí quốc phòng Kanwa Defense Review, sau khi một bức ảnh vệ tinh tiết lộ rằng Tập đoàn máy bay Thẩm Dương của Trung Quốc đã chế tạo 8 máy bay chiến đấu đa năng J-16, ngành công nghiệp hàng không Nga đã có phàn nàn rằng Bắc Kinh tự ý sao chép thiết kế của họ.
Một nguồn tin từ ngành công nghiệp hàng không Nga cho hay Mátxcơva rất bất bình về sự phát triển của J-16 vì Trung Quốc không nhận được sự cho phép nào của Nga để thiết kế nó dựa trên bản vẽ chiến đấu cơ Su-30MK2 của Nga.
Nguồn tin trên cho biết thêm, do 8 máy bay J-16 đều được sơn màu vàng nên hiện chưa rõ chúng sẽ được chuyển giao cho không quân hay hải quân Trung Quốc. Tuy nhiên, chắc chắn chiến đấu cơ đa năng J-16 sẽ thay thế các máy bay J-11B được thiết kế cho sứ mệnh chiến đấu trên không.
Trung Quốc đã giảm bớt việc chết tạo các máy bay chiến đấu như J-15, J-16 và J-11B vì Nga từ chối bán thêm các động cơ AL31F cho Bắc Kinh và đây là công nghệ mà Trung Quốc chưa thể làm chủ.
Không có đủ động cơ do Nga chế tạo, không quân và hải quân Trung Quốc không thể chế tạo các máy bay chiến đấu tiên tiến như vậy với số lượng lớn. Tuy nhiên, Trung Quốc cuối cùng đã có thể đưa động cơ Taihang tự chế vào máy bay chiến đấu J-16 kể từ năm 2013.
Độ tin cậy của động cơ Taihang sẽ được kiểm chứng sau khi J-16 đi vào phục vụ.
Tạp chí Kanwa Defense Review cho biết thêm, hiện chưa rõ J-16 có được trang bị radar quét mảng pha điện tử chủ động, một hệ thống radar tối tân, hay không.
An Bình
Theo NTD/Want China Times
Trung Quốc mua Su-35: Mũi tên trúng nhiều đích TQ liên tục bay thử hai MBCĐ thế hệ 5 J-20 và J-31, lại đang phát triển hai MBCĐ thế hệ 4 J-10B và J16, tại sao vẫn phải mua Su-35? Trung Quốc đã liên tục bay thử nghiệm thành công hai chiến cơ thế hệ 5 J-20 và J-31, lại đang nghiên cứu chế tạo hai loại chiến đấu cơ thế hệ...